Làm việc theo nhóm để đọc các văn bản: Tinh thần yêu nước....
TÊN VĂN BẢN: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | |
Luận điểm chính | Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý bàu của ta. |
Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ) | - Luận điểm phụ 1: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Luận điểm phụ 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Luận điểm phụ 3: Bổn phận của chúng ta... => Từ luận điểm chính đã chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc kháng chiến từ đó nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước |
Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng | lí lẽ, dẫn chứng đầy thuyết phục để chứng minh lòng yêu nước của dân ta. |
Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận | Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả |
TÊN VĂN BẢN: Sự giàu đẹp của tiếng Việt | |
Luận điểm chính | Tiếng Việt đẹp và hay |
Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ) | - Luận điểm phụ 1: Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam. - Luận điểm phụ 2: Những minh chứng chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt. Từ việc đưa ra sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt, sau đó lấy dẫn chứng từ những chứng cứ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt |
Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng | Lựa chọn từ những chứng cớ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. |
Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận | - Từ vựng: tăng lên qua các thời kì - Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn - Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng |
TÊN VĂN BẢN: Đức tính giản dị của Bác Hồ | |
Luận điểm chính | “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch” |
Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ) |
|
Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng | - Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện: + Bữa ăn hằng ngày + Nhà ở + Việc làm + Lời nói, bài viết |
Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận | Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết |
TÊN VĂN BẢN: Ý nghĩa văn chương | |
Luận điểm chính | Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. |
Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ) | - Luận điểm phụ 1: Nguồn gốc của văn chương - Luận điểm phụ 2: Nhiệm vụ của văn chương - Luận điểm phụ 3: Công dụng của văn chương |
Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng | lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh… |
Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận | - Giàu hình ảnh độc đáo - Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc |