Khi đọc, các em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; trình bày được một số yếu tố của truyện cố tích (cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo).
Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của truyện cổ tích:
- Các sự kiện chính trong câu chuyện diễn ra theo trình tự nào?
- Truyện có liên quan đến sự kiện hay nhân vật lịch sử nào (cốt truyện)?
- Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai (nhân vật)?
- Đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật (lời người kể chuyện và lời nhân vật)?
- Truyện có những chi tiết kì ảo nào? Những chi tiết kì ảo đó có tác dụng (ý nghĩa) như thế nào đối với câu chuyện được kể?
Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích. Lưu ý cách mở đầu thường gập trong các truyện cổ tích "Ngày xửa ngày xưa..." hay “Ngày xưa.. " những nhân vật không có họ tên nhưng phẩm chất tốt xấu rất rõ ràng,...
Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết. Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một truyện cố tích mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở bài tập 1.