Em có thể chọn sách từ tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác. Em cần cùng các bạn xây dựng tủ sách của lớp ngay từ đầu năm học; học cách tìm sách ở thư viện của trường và hiệu sách.

Khi đọc các văn bản truyện (mà trọng tâm là truyện đồng thoại), em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của truyện kể:

- Nội dung của truyện là gì?

- Người kể chuyện là ai? Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba (người kể chuyện và ngôi kể)?

- Các sự việc chính trong câu chuyện diễn ra theo trình tự nào (cốt truyện)?

- Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Có nhân vật là con vật hay đồ vật không (nhân vật)

- Đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật (lời người kể chuyện và lời nhân vật?

Bằng cách đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản truyện. Hãy ghi lại đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này không chỉ là cách để hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng để trao đổi kết quả đọc với thầy cô và các bạn trong tiết

Đọc mở rộng tại lớp. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách dưới đây: