1.Đoạn trích là lời của ông nói với cháu, được trình bày bằng hình thức viết thư.

2. Theo thông tin mà đoạn trích đã nêu, chuyện bắt nạt thường xảy ra với cháu và các học trò trạc tuổi cháu, ở mợi nơi,

3. Căn cứ vào các câu: “Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy.” và “Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phỏi là đánh trả - điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn”, ta biết rằng đoạn trích tập trung nói về cách đối phó khi bị bát nạt.

4. Tránh xa những kẻ bắt nạt thì việc bắt nạt sẽ không diễn ra, hoặc nếu đã diễn ra trước đó thì cũng không làm cho sự việc rắc rối thêm. Như vậy là khôn ngoan.

5. Theo lời khuyên của ông dành cho cháu, khi bị bát nạt, cách ứng xử tốt nhất là:

- Không đánh trả lại kẻ bắt nạt, vì đánh trả lại sẽ khiến kẻ bắt nạt có cớ đẩy tình trạng đến mức trầm trọng hơn.

- Tránh xa những kẻ bắt nạt, vì như thế sẽ tránh được những mâu thuẫn có thế nảy sinh.

- Nhờ bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ, vì họ là người lớn, có thể tìm được những cách giải quyết hợp lí hơn.

6. Chuyện bị bắt nạt có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Khi gặp tình huống như vậy, những lời khuyên của ông đối với cháu trong đoạn trích này thực sự là những bài học thiết thực.

7.Với các trường hợp này, không thể dùng các câu đã biến đổi cấu trúc để thay cho những câu gốc trong đoạn trích được. Cụ thể:

- Ở trường hợp thứ nhất: thư ông viết cho cháu thì đối tượng trước hết không thể là bố mẹ cháu.

- Ở trường hợp thứ hai: khi con cái bị bắt nạt, thì bố mẹ phải giúp đỡ con trước, sau đó mới nhờ đến thầy cô giáo.