1. Đoạn trích nói về mối quan hệ giữa những truyền thuyết với các tập tục và nghi lễ trong đời sống văn hoá của người Việt.

2. “Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại” là ý từng được nói tới trong phần Tri thức ngữ văn của bài học Chuyện kể về những người anh hùng.

3. Có thể dùng văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 để làm sáng tỏ nhận định: Truyền thuyết đôn gian thường được kể để mình giỏi cho truyền thống, tập tục, nghỉ lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá ând gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.

4. Nhiều người thuộc nhiều thế hệ luôn tin vào tính chất xác thực của những truyền thuyết là vì:

- Vô số tập tục, nghi lễ được duy trì và thực hiện qua nhiều đời dường như đã chứng minh những điều được các truyền thuyết kể lại là có thật,

- Bản thân các truyền thuyết luôn có những chi tiết, lời kể gắn câu chuyện với một mốc lịch sử nào đó từng được xác nhận hay với những chứng tích còn có thể được nhìn thấy tận mắt.

- Nhiều nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật lịch sử có thật.

5.Người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại. Nhiều câu, nhiều chi tiết trong các văn bản đã học có thể được dùng làm bằng chứng cho nhận định đó như:

- Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Phù Đổng...; Bấy giờ, có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta; Còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Và khi ngựa thét ra lửa có cháy cả một làng. Làng đó nay gọi làng Cháy...

(Thánh Gióng).

- Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái...; Một người ở vùng núi Tản Viên... (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh).

6. Có thể tổ chức lại đoạn trích thành đoạn chỉ có hai câu theo cách sau:

- Bỏ dấu chấm sau câu thứ nhất, thay bằng dấu chấm phểy, viết thường từ “ngược”.

- Bỏ dấu chấm sau câu thứ ba, viết thường từ “và”.