1. Nhà văn miêu tả Cô Tô trong hai điều kiện thời tiết khác nhau: trong bão và sau bão. Cô Tô được miêu tả ở những điều kiện thời tiết khác nhau như vậy giúp người đọc nhận ra đây là một vùng đất khắc nghiệt nhưng cũng thật đẹp, con người ở đó biết nương vào tự nhiên, vượt lên những khó khăn để sống và lao động sản xuất.

2.Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:

– Không gian trong trẻo, sáng sủa.

– Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.

– Nước biển lam biếc, đậm đà.

– Cát lại vàng giòn.

– Lưới càng thêm nặng mẻ cá.

=> Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào”. Còn mặt bể là “một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng’”.

3. Tranh sơn mài là loại tranh có độ bóng, thường ánh lên màu vàng, màu bạc, màu son (đỏ, hồng). Các từ ngữ miêu tả màu sắc của cảnh bình minh trên đảo Cô Tô khiến người đọc nhận thấy nó giống tranh sơn mài: hồng hào thăm thẳm, màn bọc, màu ngọc trai, hửng hồng, sáng dán lên cái chất bạc nén. Điểm thêm vào bức tranh lộng lẫy đó là hình ảnh chim nhạn, hải âu chao liệng. Những hình ảnh này làm cho bức tranh có cái đẹp của sự tương phản giữa mênh mông và nhỏ bé, vừa gợi được không khí của tranh phong cảnh cổ vừa có thêm hoạt động của sự sống.

4. Em có thể tìm các từ láy và từ ghép theo yêu cầu của bài tập dựa vào vốn từ vựng của mình hoặc qua trao đối, chia sẻ với bạn. Em cũng nên tra cứu từ điển tiếng Việt để kết quả làm bài thêm phong phú.

  • Với sáng, có thể có: sóng láng, sáng loáng, sáng ngời, sáng trong, sáng quắc, sáng rực,...
  • Với đầy có thể có: đầy đủ, đầy ắp, đầy rẫy,...
  • Với dịu, có thể có: dịu dịu, dịu êm, dịu ngọt, dịu hiền,...