1. Từ gặp có thể hiểu là biết đến, nhìn thấy. Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên trên bản đồ và trong lần trực tiếp đến thăm,
2. Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn bó với dòng sông từ giao thông, buôn bán đến cư trú, sản xuất,...
3. Trong đoạn trích, tác giả miêu tả sản vật phong phú, dồi dào được chuyên chở trên sông, cảnh tấp nập ngược xuôi buôn bán, cảnh các nhà bè san sát,... Tất cả đều biểu hiện sự trù phú của vùng đất phương Nam.
4. Cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên dòng Cổ Chiến và hình ảnh “một đường chỉ màu xanh nhỏ bé” trên bản đó biểu thị hai cách tiếp cận dòng sông. Trên bản đồ, mỗi dòng sông chỉ được hiển thị băng những đường chỉ xanh nhỏ bé, nhưng thực tế đó là nơi cho thấy nhịp sống hối hả của con người, mang trong nó những chiều kích lớn lao của văn hoá và lịch sử. Hình ảnh “đường chỉ xanh” gợi nhiều suy tưởng thú vị cho người đọc.
5. Đoạn trích này có nét tương đồng về nội dung với đoạn trích bài thơ Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng). Cả hai đoạn trích đều nói đến kí ức thưở học trò, hình ảnh thầy giáo, tấm bản đồ đất nước và những nhận thức về quê hương xứ sở khi đã trưởng thành.
6. Chắc hẳn em đã từng có những ước mơ được gợi lên từ những bài học trong nhà trường. Hãy ghi lại những suy nghĩ và tưởng tượng của em về ước mơ đó.
Gợi ý: Bài học nào đã từng gây ấn tượng mạnh với em? (có thể tập trung vào một chỉ tiết em chú ý nhất)
- Từ bài học đố, em nghĩ đến điều gì?
- Niềm mơ ước được nhen lên như thế nào?
- Em hình dung khi lớn lên em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
7.Biện pháp tu tư được sử dụng trong câu là nhân hoá. Tác dụng của nó là làm cho máy móc vô tri như cũng có hồn, biết suy nghĩ và hành động, gắn bó, giúp đỡ con người.