Bài tập 1:

- Để làm bài tập này, em cần ôn lại kiến thức về cách gieo vần trong thơ lục bát đã được trình bày trong Trí thức ngữ văn (SGK, tr. 89). Ví dụ (1), trong dòng thơ thứ nhất, tiếng cần tìm để đặt vào chỗ trống là tiếng thứ sáu; theo quy tắc về cách gieo vần của thơ lục bát thì tiếng này sẽ vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng phía dưới (đa). Tương tự, trong dòng thơ thứ ba, tiếng cần tìm để đặt vào chỗ trống là tiếng thứ sáu, theo quy tắc về cách gieo vần của thơ lục bát thì tiếng này phải vần với tiếng cuối của đòng tám tiếng phía trên (làng). Sau khi tập gieo vấn bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống, em sẽ có đoạn thơ dưới đây:

Ngày nay dù ở nơi xa,

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,

Hiện ra khi thoáng cổng lòng trong tre.

(Bàng Bá Lân, Cổng làng)

- Tương tự với cách làm của đoạn thơ (1), em có đoạn thơ (2) như sau:

Đêm mưa làm nhớ không gian,

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặc, nghe ta buồn buồn.

(Huy Cận, Buồn đêm mưa)