Nhằm phục vụ tốt nhất cho các em hoàn thành tốt bài thi học kì môn địa lí lớp 9 học kì 2. Trắc nghiệm Online đã soạn ra cho các em đề cương những kiến thức ôn tập trọng tâm nhất và kèm theo đó là những câu hỏi ôn tập từ bài 31 đến bài 39. Hi vọng, thông qua hệ thống kiến thức và câu hỏi này sẽ giúp các em đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới.

Bài 31 -> 33: Vùng Đông Nam Bộ

  • Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên:
    • Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh thành phố tiếp giáp với: Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và biển Đông
    • Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
    • Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm
    • Đất đai có hai loại chủ yếu là đất bazan và đất xám trên phù sa cổ
    • Vùng biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa
  • Đặc điểm dân cư, xã hội:
    • Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
    • Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
  • Kinh tế Đông Nam Bộ:
    •  Công nghiệp
      • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (59,3% năm 2002)
      • Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, cân đối gồm nhiều ngành quan trọng như khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, chế biến lương thực – thực phẩm…
      • Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn.
    • Nông nghiệp:
      • Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…
      • Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hưởng công nghiệp
      • Nuôi trồng thủy sản được chú trọng
    • Dịch vụ:
      • Dịch vụ có cơ cấu đa dạng: Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
      • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (chiếm 51,6% năm 2002)
      • Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
      • Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
      • Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu.
      • Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 31 -> 33: Vùng Đông Nam Bộ

 

Bài 35, 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

  • Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
    • Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 13 tỉnh, tiếp giáp với Đông Nam Bộ, Campuchia, vịnh Thái Lan và Biển Đông
    • Địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, diện tích gần 4 triệu ha.
    • Khí hậu cận xích đạo, ít biến động
    • Có 3 loại đất chính: Đất phù sa ngọt, đất phèn , đất mặn.
    • Có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp.
  • Dân cư, xã hội:
    • Đông dân, ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
    • Nguồn lao động dồi dào, cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.
  • Kinh tế ĐBSCL:
    • Nông nghiệp
      • Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước: chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa của cả nước.
      • Các tỉnh trồng nhiều lúa: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang…
      • Trồng cây công nghiệp: mía, đậu tương, dừa….
      • Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, bưởi, nhãn, sầu riêng….
      • Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh: Bạc Liệu, Cà Mau, Sóc Trăng….
      • Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh, chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước như Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.
    • Công nghiệp
      • Mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (20%) năm 2002.
      • Các ngành công nghiệp chính: chế biến lương thực thực phẩm (65%), sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác.
      • Các trung tâm công nghiệp tập trung ở các thành phố, lớn nhất ở Cần Thơ.
    • Dịch vụ
      • Chủ yếu là xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch sinh thái
      • Hàng xuất khẩu chủ lực gạo 80%, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
      • Du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. Các điểm nổi tiếng: Cần Thơ, Phú Quốc, Châu Đốc…
    • Các trung tâm kinh tế:
      • Các trung tâm kinh tế của các vùng là các thành phố như: Cần thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
      • Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 35, 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

  • Vùng biển nước ta: rộng khoảng 1triệu Km2, có bờ biển dài 3260km, gồm nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
  • Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
    • Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…
    • Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
    • Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
    • Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.
    • Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
  • Du lịch biển – đảo
    • Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
    • Du lịch biển được phát tirển nhanh trong những năm gần đây.
    • Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
  • Khai thác và chế biến khoáng sản biển
    • Ngành khai thác muối: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận)
    • Khai thác dầu khí là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta. Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
  • Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
    • Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng biển nước ta: gần tuyến đường biển quốc tế, ven biển nhiều vũng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.
    • Giao thông vận tải biển đang có xu hướng phát triển cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
  • Biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
    • Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
    • Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
    • Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
    • Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
    • Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo