Hãy tìm hiểu và trình bày một số ví dụ về sự hỗ trợ của Sử học đối với khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. .

* Ví dụ 1: Khảo cổ học ở Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4,7 thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

  Liên tục trong các năm từ 2015 – 2018, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Khảo cổ - Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã tiến hành điều tra, khai quật tại các địa điểm Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4,7 thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Về địa lý, đây là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng Trung Bộ Việt Nam. Đây là vùng cư trú của nhóm dân tộc Ba Na với ngôn ngữ Mon-Khme. Hơn 20 địa điểm sơ bộ được xác định niên đại sơ kỳ đá cũ.

  Kết quả khai quật các địa điểm Gò Đá, Rộc Tưng 1, 4 và 7 trong các năm 2016, 2017 và 2018 đã cho thấy tầng văn hóa ổn định tại các di tích này. Các nhà Khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều công cụ như công cụ chặt (chopper); công cụ mũi nhọn tam diện (triangle-shaped); công cụ ghè một mặt (uniface); ghè hai mặt (biface), đặc biệt đã phát hiện những công cụ rìu tay điển hình (hand-axe) và rất nhiều mảnh thiên thạch (tectite)

* Ví dụ 2: Kết quả khảo cổ mới ở Hang Con Moong, Mái đá Ngườm và Hoa Lộc

  Di chỉ khảo cổ học hang Con Moong thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa được phát hiện từ năm 1974 và đã được khai quật nghiên cứu nhiều lần nhưng nó chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu kể từ khi một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nga được bắt đầu từ năm 2010 và kéo dài đến năm 2014.

  Địa tầng hang Con Moong dày trung bình 9,5m có cấu tạo trầm tích và tổ hợp di tích, di vật khác nhau phản ánh các giai đoạn phát triển sớm muộn khác nhau. Giai đoạn sớm nhất có tuổi dự đoán vào khoảng 40.000 năm đến 70.000 năm. Giai đoạn muộn nhất vào khoảng 13.000 năm – 7.000 năm. Những tư liệu khảo cổ học phát hiện được ở hang Con Moong đã nói câu chuyện về truyền thống cư trú hang động, sự thay đổi về loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ, sự thay đổi về hành vi văn hóa con người trước những biến động về cổ khí hậu và môi trường tự nhiên trong giai đoạn từ cuối Cách Tân sang Toàn Tân.

  Trong vùng phụ cận Hang Con Moong, nhiều hang động khác đã được phát hiện và nghiên cứu như Hang Diêm, hang Mang Chiêng... đã góp thêm tài liệu quan trọng để tìm hiểu phương thức cư trú, chiến lược kiếm sống, táng thức, và đời sống tinh thần của cư dân cổ, góp phần nâng tầm giá trị lĩnh vực – văn hóa của các di tích hang động tiền sử trong khu vực. Hiện hang Con Moong đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt.