Hãy so sánh các loại phân bón theo bảng 7.1.

 Loại phân

Đặc điểm chính

Biện pháp sử dụng

Bảo quản

Phân bón hóa học

  • Sản xuất theo quy trình công nghiệp, sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
  • Có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hòa tan (trừ phan lân), cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
  • Phân đạm và phân kali: bón thúc là chính
  • Phân lân: khó tan nên thường dùng để bón lót.
  • Phân tổng hợp: phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng và thời điểm bón.
  • Nên bón kết hợp với phân hữu cơ
  • Để nơi cao  ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng.
  • Phân đạm: cần bảo quản kín, hạn chế tối đa để phân tiếp xúc với không khí. 

Phân bón hữu cơ

  • Có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm; xác động, thực vật.
  • Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, giàu mùn.
  • Phải qua quá trình khoáng hóa nên hiệu quả chậm. 
  • Thường dùng bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.
  • Cần che phủ kín

Phân bón vi sinh

  • Có chứa các vi sinh vật có ích: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
  • Chưa đa dạng các yếu tố dinh dưỡng như: P2O5; Ca; Mg; S,..
  • Chủ yếu để bón lót, rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng.
  • Cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC và không nên bảo quản quá 6 tháng kể từ ngày sản xuất.