14.1. 3 vật được làm từ vật liệu từ ví dụ như: con dao sắt, cái kéo sắt, cái bấm móng tay sắt; 3 vật được làm từ vật liệu khác ví dụ như: đũa gỗ, thìa nhựa, thớt gỗ.

14.2. C.

14.3. Khi bị nam châm hút, kẹp giấy trở thành một nam châm nên nó có thể hút các kẹp giấy khác.

14.4. Đầu cái vặn đinh vít/ đinh ốc thường được từ hoá để giữ đinh vít không bị rơi trong quá trình sử dụng.

14.5. Để thực hiện được chức năng của chúng, trong hai bộ phận này, một vật phải là nam châm và một vật được làm từ vật liệu từ, ví dụ như sắt (trường hợp cả hai là nam châm cũng được nhưng như vậy giá thành của chúng sẽ cao hơn). Để xác định trong hai bộ phận đó vật nào là nam châm thì chúng ta có thể để hai vật xa nhau, dùng sợi dây mảnh treo hai vật lên, vật nào luôn định hướng theo hướng bắc nam địa lí thì vật đó là nam châm.

14.7. Cách xác định như sau: Cho một đầu của thanh 1 tiếp xúc vào giữa thanh 3, nếu có lực hút thì thanh 1 là nam châm. Nếu không có lực hút thì thanh 1 là thanh sắt. Làm tương tự đối với các thanh còn lại.