Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích? .
Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu cho xu hướng hiện thực phê phán cái xã hội tư sản thành thị trước Cánh mạng tháng Tám năm 1945.Với lốì văn châm biếm sắc sảo, các chương trong “Số đỏ” đều là những màn hài kịch đầy thú vị, đặc biệt là chương XV "hạnh phúc của một tang gia”.
Ngay từ nhan đề đã chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc, đó là một nghịch lý” hạnh phúc của một tang gia”. Nhà có tang đáng lẽ phải buồn nhưng ở đây lại là hạnh phúc. Hạnh phúc này là hạnh phúc của gia đình vô phúc, hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản nằm ngay trong nhan đề. Đám con cháu vô cùng hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ vì họ đã phải chờ đợi quá lâu. Cụ cố tổ mất đi đối với con cháu này lại là một niềm sung sướng vì chúng sẽ được hưởng gia tài. Vì thế cái đám ma này là đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố nháo nhác khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng.
Sự hấp dẫn của đoạn trích còn ở những mâu thuẫn trào phúng cơ bản. Trước hết nó nằm ngay trong nhan đề của chương: "Hạnh phúc của một tang gia". Mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, thực hiện được ý đồ riêng tư của mình. Cho nên cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm… cách đặt tiêu đề vừa gây chú ý cho người đọc, vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.