Hai bài ca dao này là lời của ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Nội dung của mỗi bài ca dao là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?.
Bài 1
a) Hai bài ca dao là lời của người dân lao động. Ta có thể nhận ra điều này dựa vào ngữ cảnh của hai bài ca dao.
b) Bài ca dao với những hình ảnh con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc là những con vật nhỏ bé, chịu nhiều vất vả, long đong, người lao động muốn giài bày nỗi thống khổ trăm bề khi bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái. Thông qua các cụm từ ẩn dụ đầy nỗi khắc khoải “kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”, “phải đi tìm mồi”, “bay mỏi cánh” mà không biết “ngày nào thôi, “kêu ra máu” mà có “người nào nghe”
c) Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng những hinh ảnh gần gũi, thân quen để tượng trưng cho những người dân lao động. Con tằm, con kiến tượng trưng cho sức lao động bị bòn rút, cánh hạc tượng trưng cho thân phận nhỏ nhoi, suốt đời ngược xuôi vất vả, con cuốc là thân phận thấp cổ bé hỏng, mang nhiều nỗi oan trái chẳng thể kêu ai.
Qua đó, tác giả dân gian thể hiện niềm thương cảm với cuộc đời nghèo khó của người lao động
Bài 2
a) Là lời của cô gái, dựa vào cụm từ “thân em”
b) Bài ca dao nói về thân phận nổi trôi, lênh đênh vô định của người con gái trong xã hội phong kiến. Họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình mà phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào người khác. Thông qua các cụm từ “gió dập sóng dồi”, “tấp vào đâu”
c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với các hình ảnh trái bần, gió dập sóng dồi để nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d) Qua hai bài ca dao, em thấy được cuộc sống khốn khó, vất vả, gian khổ của những người dân lao động nghèo. Quanh năm làm lụng, ngược xuôi kiếm sống