Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Thuế máu. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 25: THUẾ MÁU Tiết 95 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp và hợp tác, nêu và GQVĐ - Phương pháp vấn đáp * HĐ cả lớp - GV giao nhiệm vụ: Trong cuộc sống em thường có những cuộc trò chuyện với ai? Khi đó vị trí giao tiếp của em như thế nào? - HS suy nghĩ TRẢ LỜI, nhận xét, bổ sung -> GV dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu; vấn đáp; dạy học hợp tác; phân tích ngữ liệu * HĐ cặp, máy chiếu - Chiếu yêu cầu: đọc đoạn trích sgk và trả lời câu hỏi: ? Đoạn trích có mấy nhân vật tham gia hội thoại ? ? Ai là vai trên, ai là vai dưới? ? Các nhân vật này có mối quan hệ với nhau như thế nào - HS hoạt động cá nhân, trao đổi thống nhất ý kiến - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo * HĐCN; máy chiếu - Chiếu yêu cầu: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi: Trên một chuyến xe khách từ Hà Nội về Hưng Yên, một chàng trai quay sang hỏi một cô gái: - Xin lỗi bạn, mấy giờ rồi? - Ba giờ anh ạ. ? Xác định quan hệ giữa các nhân vật trong cuộc thoại trên - HS suy nghĩ trả lời - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp - GV chốt khái niệm vai xã hội ? Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào bằng cách trả lời câu hỏi mục b trong SGK * HĐ cặp- KT hẹn hò; máy chiếu - GV nêu điểm hẹn : 3h ? Cách sử sự của người cô có gì đáng chê trách? ? Phản ứng của bé Hồng như thế nào? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy? - HS hoạt động cá nhân, hẹn hò ( trao đổi) - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các nhóm nhận xét, đánh giá chéo * HĐCL ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý gì? - Chốt ghi nhớ - Kết luận chung ? Qua tìm hiểu, cho biết vai xã hội là gì? Vai xã hội được thể hiện qua những quan hệ nào? Cần làm gì khi giao tiếp - Yêu cầu HS đọc toàn bộ ghi nhớ (máy chiếu) * HĐ cả lớp - Đánh giá câu trả lời của bạn ở phần HĐKĐ - HS đánh giá - GV chuẩn kiến thức (nếu cần) * HĐ nhóm - KT chia nhóm (chia theo STT); máy chiếu - Chiếu yêu cầu: đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi trong SGK - HS hoạt động cá nhân, trao đổi thống nhất ý kiến trên bảng phụ - HS trình bày, chia sẻ, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các nhóm nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp -Trả lời câu hỏi b - Chốt khái niệm lượt lời ? Em hiểu thế nào là lượt lời? ? Em rút ra được điều gì khi tham gia hội thoại - Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành ghi nhớ - Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ I. Tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại 1. Xét ví dụ : VD1 - Trong cuộc thoại: + Vị trí của người cô với bé Hồng là vai trên + Vị trí của bé Hồng với người cô là vai dưới - Quan hệ giữa người cô với bé Hồng: + Quan hệ trên- dưới + Quan hệ thân thiết (cùng gia tộc) VD2 - Quan hệ giữa chàng trai và cô gái: + Quan hệ ngang hàng + Quan hệ xã giao (sơ giao) * Ghi nhớ 1.1 c. VD3 - Người cô : cư xử thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới -> Đáng chê trách - Bé Hồng : kìm nén sự bất bình, cố giữ thái độ lễ phép vì biết mình là vai dưới phải tôn trọng người trên - Xác định đúng vai để có cách cư xử phù hợp . * Ghi nhớ 1.2 2. Ghi nhớ - Hs đọc II. Tìm hiểu về lượt lời trong hội thoại 1. VD a.* - Chị Dậu: nói 3 lượt lời - Cái Tí: nói 6 lượt lời - Thằng Dần: nói 1 lượt lời * Lượt 1,2,6 sau lượt lời cái Tí . Sự im lặng của chị thể hiện thái độ đau lòng vì buộc phải bán con - Thoạt đầu, cái Tí nói rất nhiều, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Vì lúc này cái Tí vô tư chưa biết bị bán đi, và là một đứa con hiếu thảo + Còn chị Dậu thì thương con, đau lòng, dằn vặt trách mình b. Chọn đáp án 1,2,3 2. Ghi nhớ * Lưu ý - Tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh, cắt lời, chêm vào lời người khác. - Tùy tình huống, hoàn cảnh giao tiếp, người tham gia hội thoại im lặng khi đến lượt lời được chấp nhận. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác * HĐ cả lớp - Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 3? SGK - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp - GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà làm BT2 bài 25 và bài 3,4 bài 26 + Bài 4. Chú ý chủ đề Lời nói phù hợp với vai XH, tính cách, tâm trạng nhân vật Bài 3 -Anh cả: kẻ cả, chấp nhặt, câu lệ - Em út: lễ phép, khéo léo -> Loài vật hiện ra một cách sinh động, mang tính cách như con người D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: tự học và tự chủ - Phương pháp vấn đáp; phân tích ngữ liệu * HĐ cá nhân - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2 + ghi lại cuộc hội thoại + nhận xét + nhân vật thực hiện đúng vai chưa + cách nói có phù hợp với vai XH không. Vì sao. - Về nhà làm * HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG và Hướng dẫn về nhà - Tìm một số đoạn văn xác định vai XH và lượt lời - Hoàn thiện các bài tập phần luyện và vận dụng - Chuẩn bị bài: Thuế máu ( tiết 2) + Đọc và TRẢ LỜI câu hỏi mục 3 + Xem trước bài tập phần C Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… Bài 25: Thuế máu Tiết 96 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp và hợp tác - Phương pháp vấn đáp * HĐ cả lớp ? Thế nào là luận điểm ? Cách viết đoạn văn trình bày luận điểm - HS trả lời => Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu; vấn đáp; dạy học hợp tác * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu - Chiếu yêu cầu: đọc đoạn trích SGK và trả lời câu hỏi: ? Yếu tố biểu cảm được thể hiện như thế nào trong văn bản trên?( Gợi ý câu 1m ? Có thể coi văn bản trên là văn bản biểu cảm được không? Vì sao - HS hoạt động cá nhân, thống nhất ý kiến vào bảng phụ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các nhóm tự nhận xét, đánh giá * HĐ cá nhân; máy chiếu - Giáo viên chiếu yêu lạnh: + Đọc văn bản Lời kêu gọi... sau khi đã lược bỏ yếu tố biểu cảm và so sánh với văn bản của tác giả và nhận xét về hiệu quả diễn đạt. - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo * HĐC- KT hẹn hò, máy chiếu - GV nêu điểm hẹn: 6h ? Để lời kêu gọi có sức biểu cảm, theo em tác giả phải làm gì? ? Có bạn cho rằng: càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng có đúng không? Vì sao. - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá - GV chốt * HĐ cả lớp ? Vậy yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận? Em cần lưu ý điều gì khi đưa yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Hãy chọn những đáp án đúng để hoàn thành ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc toàn bộ ghi nhớ III. Tìm hiểu về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 1. Xét VD Yếu tố biểu cảm: - Từ ngữ biểu lộ tình cảm: hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu... - Câu cảm thán: + Hỡi đồng bào toàn quốc! + Hỡi đồng bào ! + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân ! - Giọng văn truyền cảm - Văn bản trên là văn bản nghị luận vì: + Các tác phẩm ấy viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận: bàn luận để mọi người thấy được cần phải đứng lên kháng chiến. + Biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận. - Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản trên: Bảng 1 Bảng 2 + Không có từ ngữ biểu cảm + Không có câu cảm thán -> Không có yếu tố biểu cảm => ĐV đúng nhưng chưa hay; tác động tới lí trí, không tác động tới tình cảm nên tính thuyết phục chưa cao + Có từ ngữ biểu cảm + Có câu cảm thán -> Có yếu tố biểu cảm => ĐV đúng, hay; tác động tới lí trí, tới tình cảm nên tính thuyết phục cao - Để phát huy tốt yếu tố biểu cảm: + Người làm bài phải thật sự có cảm xúc với những điều mình viết (nói) - Biết diễn đạt cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm: từ ngữ, kiểu câu, giọng điệu - Sử dụng yếu tố biểu cảm phải phục vụ cho nghị luận, không làm phá vỡ sự mạch lạc của bài văn 2. Ghi nhớ (Phần b/ SGK) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu; vấn đáp; dạy học hợp tác * HĐ cá nhân- máy chiếu - Yêu cầu HS đọc yêu cầu trong sgk - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các cặp nhận xét, đánh giá chéo * HĐ cả lớp- Kt báo cáo vòng - Yêu cầu HS đọc yêu cầu sgk - GV yêu cầu mỗi HS nêu 1 ý trong các ý a,b,c bài tập 5; gọi HS lam thư kí - HS báo cáo, nhận xét, phản biện - GV tổng hợp, chuẩn kiến thức, đánh giá 4. - Cột B câu văn sd hình ảnh, câu văn BC -> Cách diễn đạt cột B hay vì thể hiện rõ nét tình cảm người viết -> thuyết phục người nghe 5. + Hình ảnh gợi cảm + Giọng điệu: lúc mỉa mai, châm biếm, lúc xót xa … C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác * HĐCN - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3 học sinh hoạt động + Chọn 1 đoạn văn nghị luận + Đưa yêu tố biểu cảm + Tự mình nhận xét + Đến lớp 2 bạn trao đổi nhận xét rút kinh nghiệm cho nhau. - Về nhà làm * HĐ tìm tòi mở rộng và Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại kiến thức về văn nghị luận - Hoàn thiện các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài 26,28: Đi bộ ngao du, Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục + Đọc mục A, dự kiến câu trả lời + Đọc văn bản + Tra cứu,tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm + Trả lời các câu hỏi ở mục 2 hoạt động hình thành kiến thức ở bài 26,28 * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................................................................................................................................