Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Sông ngòi Việt Nam . Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 26- Tiết

Sông ngòi Việt Nam

 

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
  • Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch.
  • Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, thời gian mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
  1. Kỹ năng:
  • Rèn luyện được kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích được các bảng số liệu thống kê, đọc và khai thác được bản đồ (lược đồ) để rút ra những nhận xét cần thiết.
  1. Thái độ:
  • Có ý thức trong việc sử dụng tiết kiện nước và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu đặc điểm chung của sông.

+ Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

+ Tìm hiểu các hệ thống sông lớn ở nước ta.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, sử dụng bản đồ và tranh ảnh, sơ đồ tư duy....
  • KT động não, trình bày 1 phút, thuyết trình, lắng nghe và phản hồi tích cực…

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập.

+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

+ Đọc trước bài học.        

+ Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.    

+  Chuẩn bị trước mục B

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

+ GV: gọi HS đọc yêu cầu mục A và trình bày hiểu biết

+ HS: hoạt động cá nhân, chung- trình bày, nhận xét

* Hiểu biết về dòng sông:

- Chiều dài, chiều rộng

- Chảy qua đâu?

- Chế độ nước.

- Giá trị của sông.

- Dẫn dắt:

Sông ngòi, kênh rạch, ao hồ…. là những hình ảnh rất quen thuộc đối với chúng ta. Dong nước khi vơi, khi đầy theo sát mùa khô, mùa mưa và mang lại cho ta bao nguồn lợi lớn. Song nhiều khi lũ lụt cũng gây ra những tai họa khủng khiếp cướp đi sinh mạng và của cải của rất nhiều người. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về……

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm chung của sông.

- GV gọi HS đọc thông tin – SHD/ 69, quan sát H1 – tr 87

- Chiếu nội dung hoạt dộng nhóm theo SHD/ 86

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.

- Gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt.

*GV treo BĐ các hệ thống sông lớn

? Xác định 1 số sông lớn

? Xác định 1 số sông lớn chảy theo hướng TB - ĐN và vòng cung

- TB -ĐN: S.Hồng, S. Đà, S. Mê Công, S. Mã

- Vòng cung: S. Lô, S. Gâm, S. Cầu, S. Thương

- Ngoài ra còn chảy theo các hướng:

+ ĐN-TB: S. Kì Cùng

+ ĐB- TN: S. Đồng Nai

+ Đ-T: S. Xê - xan

- GV: chốt

Hoạt động 2: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

- GV gọi HS đọc thông tin – SHD/ 88,89, quan sát H2/ 89

1. Tìm hiểu đặc điểm chung của sông.

 

( Nội dung theo kết quả phiếu HT số 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Giá trị của sông ngòi

- Phát triển NN (thủy lợi tưới tiêu, phù sa)

- Thủy điện

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản

- Phát triển GTVT và du lịch

- Cung cấp VLXD (cát)

* Kết quả phiếu HT số 1:

 

Đặc điểm sông ngòi VN

 

 

 

 

 

 

 

a. Mạng lưới

 

b. Hướng

 

c. Chế độ nước

 

d. Phù sa

- Dày đặc, phân bố rộng khắp

- 2360 sông > 10km, 93% sông nhỏ, ngắn

( Do KH mưa nhiều)

(ĐH hẹp ngang, nhiều đồi núi ở phía tây)

- Có 2 hướng chính:

+ TB - ĐN

+ Vòng cung

(Do hướng ĐH)

- 2 mùa:

+ Mùa lũ

+ Mùa cạn

- Mùa lũ chiếm 70-> 80% lượng nước cả năm

(Do KH)

 

- Lớn -> tài nguyên SX và SH

(Do ĐH nhiều đồi núi, mưa tập trung theo mùa)

                         

TIẾT 2

- GV : gọi HS đọc thông tin – SHD/ 88, quan sát H3 ; kết hợp với kiến thức bản thân để tìm hiểu :

+ Nguyên nhân

+ Hậu quả

+ Biện pháp bảo vệ sự trong sạch của dòng sông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu các hệ thống sông lớn ở nước ta.

 

- GV: yêu cầu HS quan sát H1; bảng 1 - SHD và thực hiện theo yêu cầu theo bảng hướng dẫn trang 89.

- GV: chốt, liên hệ…

 

? Sông Mê Công đem đến cho nước ta thuận lợi và khó khăn gì?

? Trình bày những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở ĐB sông Cửu Long?

 

? Con người cần làm gì để hạn chế những tác động khó khăn do sông ngòi mang lại?

 

- GV: chốt.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

* Nguyên nhân: do rác thải sinh hoạt, hóa chất ở các khu dân cư, đô thị, các khu CN

* Hậu quả :

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân

- Gây thiệt hại về kinh tế cho những người làm nghề nuôi trồng và đánh bắt TS.

- Thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất.

* Biện pháp

- Xử lí nguồn nước trước khi thải ra sông

- Nâng cao ý thức của người dân, không đổ, thải rác thải ra sông

- Tích cực chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông.

 

3. Tìm hiểu các hệ thống sông lớn ở nước ta.

 

(Nội dung theo kết quả phiếu HT số 2)

 

 

 

 

 

- Thuận lợi: thau chua rửa mặn, bồi đắp phù sa, cung cấp thủy sản, phát triển du lịch sinh thái và GTVT

- Khó khăn: ngập lụt diện rộng phá hoại mùa màng, nhà cửa, gây dịch bệnh

=> Đắp đê ngăn lũ ( đb sông Hồng); chủ động sống chung với lũ ( đb sông Cửu Long).

 

* Kết quả phiếu HT số 2:

 

Sông ngòi ở các khu vực

Nội dung ( Tên sông chính, mùa lũ)

Bắc Bộ

- Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Bắc Giang - Kì Cùng, HT s. Mã.

- Chế độ nước thất thường

+ Mùa lũ dài 5 tháng (cao nhất T 8), lũ tập trung nhanh

- Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng  ( Do khí hậu)

Trung Bộ

- Gồm: HT sông Cả, HT sông Thu Bồn, HT sông Đà Rằng

- Ngắn dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ

- Lũ nhanh, đột ngột, tập trung T9 ->T12

Nam Bộ

- Gồm 2 hệ thống: HT sông Mê Công, HT sông Đồng Nai

- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa, lòng sông rộng và sâu

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, luyện tập và thực hành.

- Thời gian:

- GV: gọi HS đọc yêu cầu bài C1

- HS: hoạt động chung, cá nhân- vẽ biểu đồ, nhận xét

- GV: bổ sung yêu cầu vẽ biểu đồ:

+ Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ :

+ Chọn tỉ lệ phù hợp

+ Lượng mưa: vẽ hình cột (màu xanh)

+ Lưu lượng: đường biểu diễn (màu đỏ)

- GV: gọi nhận xét biểu đồ.

- GV : định hướng HS trả lời các câu hỏi mục C1.

Lưu ý:  Giá trị TB của LL: LL của 12 tháng

? Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung ?

- Bổ sung : ngoài mưa còn các nhân tố khác làm biến đổi dòng chảy tự nhiên : độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông, hồ chứa nước nhân tạo

? Ở lưu vực có nhiều rừng, hệ số thấm của đất đá cao, có nhiều hang động thì quan hệ mùa lũ, mùa mưa như thế nào ?

(- Mùa lũ chậm hơn mùa mưa.)

- GV : chốt.

+ Bài tập luyện tập:

Bài tập 1: Vẽ biểu đồ chế độ mưa và chế độ dòng chảy lưu vực sông Hồng.

 

Biểu đồ cột kết hợp với đường.

Bài tập 2: Nhận xét.

- Thời gian mùa mưa: tháng 5-10

- thời gian mùa lũ: tháng 5-11.

=> Mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với mùa mưa

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới, thuyết trình, luyện tập và thực hành.

- Thời gian:

- GV: gọi HS đọc yêu cầu

- HS: hoạt động cặp đôi – trao đổi, thống nhất và trình bày

- GV: gọi, nhận xét.

- GV: chốt.

+ Bài tập vận dụng

* Đắp đê ngăn lũ.

* Hạn chế ô nhiễm nước:

+ Về phía cơ quan quản lý: 

- Đặt tiêu chuẩn chất lượng nước và điều kiện vệ sinh khi xả nước thải ra nguồn: Sử dụng nguồn nước và tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng, Điều kiện vệ sinh khi thải nước xả ra nguồn 

- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước: Các biện pháp hạn chế xả chất thải ra nguồn nước mặt; 

- Sử dụng tổng hợp và hợp lý nguồn nước. 

+ Về phía cơ quan, tổ chức sản xuất, nhà máy, xí nghiệp: 

- Tăng cường tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất) - Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận 

- Thay đổi công nghệ sản xuất, tăng cường hiệu suất sử dụng nước trong dây truyền công nghệ nhằm tiết kiệm nước. 

+ Về phía cá nhân, hộ gia đình: - Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày 

- Thành phố lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 

- Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu.

- Lũ ở đồng bằng sông CL đem lại nhiều lợi ích: cung cấp phù sa; thau chua rửa mặn, đem nguồn thuỷ sản lớn.

- Diện tích quá rộng lớn.

- Địa hình thấp khó xây dựng đê.

  1. Hướng dẫn về nhà.

a. Học bài cũ và làm bài tập

b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài 27: Đất và sinh vật Việt Nam - mục B1; 2; đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu theo SHD