Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Sang thu – Nói với con. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 24: SANG THU – NÓI VỚI CON (1+2) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ Sang thu cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ hạ sang đầu thu. • Qua các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ Nói với con, cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương. • Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý. • Xác định được các yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nắm vững cách làm bài văn đáp ứng các yêu cầu đó. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 116 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Dạy học cả lớp, máy chiếu - Chiếu một số hình ảnh về mùa thu ? Vẻ đẹp của mùa thu khơi gợi trong em cảm xúc gì ? - HS chia sẻ - GV nhận xét, dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Giới thiệu những nét chính về tác giả? ? Nêu xuất xứ của bài thơ - HS trình bày, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá *Dạy học cả lớp ? Xác định giọng đọc và đọc - Chú ý chú thích 1, 2 (sgk) * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Cho biết phương thức biểu đạt của bài thơ? ? Xác định thể thơ? ? Bố cục - HS trả lời, nhận xét - Chiếu chuẩn xác, HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp, KT đọc tích cực, máy chiếu ? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu nào? ? Hãy dùng lời văn của mình diễn tả lại khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh này? Những hình ảnh đó được cảm nhận ntn - Yêu cầu học sinh thay từ chùng chình, phả vào bằng các từ có ý nghĩa tương tự ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ của tác giả. - Giảng ? Qua đó, em có nhận xét gì về thiên nhiên lúc giao mùa ? Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ nào? ? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào? ? Tất cả thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả ? Qua khổ thơ 1, em có cảm nhận gì về tác giả * Hoạt động cặp, KThợp tác, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Sự biến chuyển của đất trời sang thu còn được cảm nhận qua những dấu hiệu nào? ? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? ? Nghệ thuật trên tạo ra hai hình tượng như thế nào ? Tại sao mùa thu sông lại dềnh dàng còn chim thì lại vội vã ? Qua đó, tác giả cho ta thấy điều gì ¬¬- HS trao đổi, nhận xét - Chuẩn kiến thức, GV đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Ranh giới của các mùa được tác giả cảm nhận như thế nào? ? Em có nhận xét gì về hình ảnh “ Đám mây… vắt nửa mình sang thu” ? Nó gợi em liên tưởng đến điều gì ? Cách đo thời gian của tác giả ở đây có gì đặc sắc? Giảng ? Câu thơ cho ta thấy không gian lúc chuyển mùa như thế nào? ? Cảm nhận chung của em về không gian, thiên nhiên lúc giao mùa ? Qua khổ thơ hai, em có cảm nhận thêm gì về tác giả Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Tác giả đã kết lại sự chuyển mùa ấy bằng những hình ảnh thơ nào? ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Qua đó, em thấy những dấu hiệu, đặc trưng của mùa hạ lúc này như thế nào? ? Sự giảm dần đó cho ta thấy, cảnh vật, thời tiết khi vào thu như thế nào? * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì ? Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì? ? Em có nhận xét gì về suy nghĩ, triết lí trên - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Bổ sung, GV-HS đánh giá - Giảng ? Qua đó, em thấy tác giả là người như thế nào? * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút ? Nêu các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong bài thơ ? ? Bài thơ “Sang thu” thể hiện nội dung gì? - GV định hướng, chuẩn kiến thức I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả- Tác phẩm a. Tác giả + Hữu Thỉnh (1942) quê ở Vĩnh Phúc + Ông viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. b. Tác phẩm + Xuất xứ: Bài thơ viết cuối năm 1977 khi đất nước đã thống nhất. + Bài thơ được in trong tập thơ “Từ chiến hào về thành phố”. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích - Đọc: giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai - Chú thích: sgk 3. Tìm hiểu chung văn bản. - Phương thức: Biểu cảm + Miểu tả. - Thể thơ: 5 chữ - Bố cục: Theo mạch cảm xúc. II- Phân tích 1- Khổ thơ đầu * Thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu: - Tín hiệu: Hương ổi, gió se, sương ( Sự biến đổi của đất trời sang thu: được bắt đầu bằng hương ổi lan tỏa trong không gian phả vào những làn gió se lạnh và những làn sương mỏng giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm) - Nhận xét: + Hình ảnh đẹp, bình dị, thân thuộc, gợi cảm. Hình ảnh đó được tác giả cảm nhận qua nhiều giác quan. + Từ láy, từ gợi tả được sử dụng tinh tế: chùng chình, phả vào + Nhân hoá: làn sương qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày như thiếu nữ duyên dáng yểu điệu => Đẹp, yên bình, có sự biến đổi vô cùng tinh tế, nhẹ nhàng * Cảm xúc của nhà thơ: + “Bỗng”: đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên + “Hình như”- thành phần tình thái: sự cảm nhận của tác giả có chút chưa thật rõ ràng, chắc chắn. => Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước lúc thu sang - Tác giả: tâm hồn nhạy cảm, tinh tế 2. Khổ thơ thứ 2: - Sông… dềnh dàng Chim… vội vã - Tg sử dụng biện pháp: Nhân hoá, từ láy, đối lập. - Hai hình tượng trái ngược nhau mà rất đặc trưng của mùa thu: mùa thu sông không cuồn cuộn, gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ mà thong thả, lững lờ trôi còn đàn chim bắt đầu vội vã bay tránh rét. -> Mùa thu không chỉ có sự êm ái phẳng lặng mà còn có cả sự gấp gáp, hối hả. - “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” - Nhận xét : + Hình ảnh liên tưởng độc đáo, thú vị “đám mây ...Vắt nửa mình” -> Gợi liên tưởng đến một đám mây mỏng nhẹ đang trườn từ bầu trời mùa hạ đến khoảng trời trong xanh của mùa thu. + Lấy không gian để đo thời gian: hai mùa hạ - thu được nối với nhau bằng đám mây lững lờ trôi, một nửa còn sót lại bên mùa hạ mà nửa kia đã bước sang thu. -> Không gian lúc chuyển mùa thật đẹp, tự nhiên và gợi cảm => Bức tranh không gian đầu thu đẹp, có sự chuyển động nhẹ nhàng mà rõ rệt, mang nét đặc trưng của thiên nhiên lúc giao mùa - Cảm nhận về tác giả: có tâm hồn tinh tế, trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo. 3. Khổ thơ cuối - Nhận xét: + Phép đối: Vẫn còn- Đã vơi, nắng- mưa; phó từ tiếp diễn vẫn, đã -> Những dấu hiệu, đặc trưng của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần về mức độ, cường độ => Cảnh vật và thời tiết đang dần lắng lại, hiền hòa hơn. Trời đất đã sang thu. + Nghệ thuật ẩn dụ: sấm tượng trưng cho những tác động, biến động của cuộc đời, ngoại cảnh. hàng cây đứng tuổi: chỉ những con người từng trải -> Suy ngẫm, triết lí về cuộc đời, con người: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. => Suy ngẫm, triết lí đúng đắn, sâu sắc - Tác giả: + Cảm nhận tinh tế, nhạy cảm + Yêu thiên nhiên + Là người từng trải, sâu sắc. 4. Tổng kết - Nghệ thuật: + Thể thơ 5 chữ, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, sáng tạo. + Hình ảnh giàu sức gợi cảm, mang ý nghĩa tượng trưng. - Nội dung: + Những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu qua cảm nhận tinh tế của tác giả. + Tình yêu tha thiết vẻ đẹp quê hương và những suy nghĩ sâu sắc về con người, cuộc đời. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Nêu yêu cầu ? Đọc diễn cảm bài thơ? - HS nhận xét - GV-HS đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Nêu yêu cầu, yêu cầu HS chia sẻ vòng tròn ? Từ nội dung bài thơ, mỗi người cần thể hiện tình cảm gì trước cảnh đẹp của quê hương đất nước - HS chia sẻ, nhận xét - GV liên hệ việc ngành du lịch quảng bá du lịch nhân sự kiện cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mĩ-Triều Tiên (27/28-2/2019) - GV- HS đánh giá - Mỗi người cần trân trọng, giữ gìn, tuyên truyền để quảng bá, phát huy giá trị của các cảnh đẹp của quê hương đất nước. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, CNTT * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các tác phẩm viết về mùa thu Tiết 117 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Nêu yêu cầu ? Em hiểu ý nghĩa của câu sau như thế nào ? - Hôm nay, bạn Nam được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp điện đẹp lắm mẹ ạ. - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài - Có thể hiểu: + Bạn Nam có chiếc xe đạp điện đẹp. + Con cũng muốn có một chiếc xe đẹp như bạn ấy. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý a - HS trao đổi, trả lời, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, đánh giá. Chốt: ? Em hiểu thế nào là hàm ý? Chốt ? Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh? - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ/Sgk - 50 ? Cho ví dụ ở đó người nói có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý III. Tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý 1. Tìm hiểu ví dụ - “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” ( Anh thanh niên muốn nói rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít) - Vì : + Có thể do anh ngại ngùng + Muốn che giấu tình cảm của mình -> Ý nghĩa sự việc được thông báo gián tiếp qua những từ ngữ trong câu. => Cách nói của anh thanh niên được gọi là câu nói chứa hàm ý. * Câu 2/Đoạn thông tin-Sgk/50 - “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” + Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn. + Nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong lời nói. => Cách nói của anh thanh niên được gọi là câu nói theo nghĩa tường minh. 2. Ghi nhớ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (5), KT chia nhóm ngẫu nhiên, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu thảo luận mục B3.b.c.d và C.2 - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - Sửa chữa, GV-HS đánh giá 1. Bài tập 1 (B.3.b.c.d) b. (1) Câu “ Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.” -> Ông hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật. (2) Từ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc khăn mùi soa: + Mặt đỏ ửng (ngượng) + Nhận lại chiếc khăn (không tránh được) + Quay vội đi (quá ngượng) c. Hàm ý của câu in đậm là “ Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.” d. Câu “ Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý là “ Ông vô ăn cơm đi !” 2. Bài tập 2 (C.2) - Những câu in đậm không chứa hàm ý: a. Câu in đậm là câu nói lảng (nói sang chuyện khác để tránh đề tài đang bàn, còn gọi là đánh trống lảng). b. Câu in đậm là câu nói dở dang. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực:Giải quyết vấn đề và sáng tạo *Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, máy chiếu - HS viết đoạn văn theo yêu cầu BT D.1 - GV hướng dẫn: + Hình thức: đoạn văn cảm thụ thơ văn, hình thức diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp; có câu chứa hàm ý + ND: cảm nhận dựa vào ND của văn bản, đặc sắc NT, hàm ý cần phù hợp - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá - Viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, CNTT * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm một số câu nói chứa hàm ý trong các tác phẩm đã học * Hướng dẫn học tập - Học bài + Tác giả, tác phẩm + Cảm xúc của tác giả khi sang thu - Chuẩn bị : B.4, C.3, D.3 + Đọc bài văn + Trả lời các câu hỏi SHD + Làm các BT ____________________________________________________________- Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 24: SANG THU – NÓI VỚI CON (3+4) III. NỘI DUNG Tiết 118 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu một đoạn văn NL về một đoạn thơ, bài thơ, nêu yêu cầu “Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước trong lao động và chiến đấu...” ? Đoạn văn nghị luận về vấn đề gì, trong tác phẩm nào ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài - Nghị luận về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nhon nhỏ của Thanh Hải. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi mục a.1 (1) Đọc đoạn văn: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” và trả lời câu hỏi: ? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? ? Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? ? Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản. ? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không? - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, GV-HS đánh giá Chốt *Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS thực hiện mục a.2/52 ? Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được những điều cần lưu ý khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: sgk - Trao đổi, điền từ, nhận xét - Chiếu chuẩn xác, HS tự đánh giá IV. Tìm hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ a. Tìm hiểu ví dụ - Vấn đề NL: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của nhà thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ - Hệ thống luận điểm: + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu . + Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ . + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến. ( Xây dựng hệ thống LĐ dựa vào ND bài thơ) - Dẫn chứng: hình ảnh thơ đặc sắc, NT tiêu biểu được lấy trong bài thơ - Người viết đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng về ND, NT của bài thơ - Bố cục 3 phần: + Mở bài : Từ đầu -> “đáng trân trọng” + Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân…” -> “của mùa xuân” (Phần triển khai các luận điểm, tác giả trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ) + Kết bài : Đoạn văn cuối -> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt - Lời văn giàu cảm xúc, tình cảm chân thành => Bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ. b. Ghi nhớ - Nghị luận...trình bày nhận xét, đánh giá... - Nội dung...ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... - Bài nghị luận...thể hiện rung động chân thành Tiết 119 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi b.1/53 ? Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi: Các từ trong bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ ( hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu yêu cầu gì đối với bài làm? - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS thực hiện mục b.2 ? Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo *Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS trao đổi điền từ còn thiếu vào sgk/54 - HS điền, trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá 2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ a. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Các đề bài + Có 2 kiểu cấu tạo: Đề không kèm theo mệnh lệnh. (4,7) và đề có mệnh lệnh kèm theo (các đề còn lại). - Yêu cầu + Phân tích: Chỉ định về phương pháp nghị luận. + Cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ, ấn tượng của người viết. + Suy nghĩ: Nhấn mạnh đến nhận định, phân tích của người làm bài. b. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ * Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh b.1. Tìm hiểu đề và tìm ý * Tìm hiểu đề - Nghị luận về bài thơ - Vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. * Tìm ý - Thảo luận bàn, trả lời, bổ sung - Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương: Cảnh đoàn thuyền ra khơi với vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang + Cảnh trở về đông vui, no đủ, bình yên + Cảnh sau chuyến ra khơi mang vẻ đẹp bình yên. - Gắn bó sâu nặng với quê hương b. 2 .Lập dàn bài - Mở bài: giới thiệu bài thơ và khái quát đánh giá về tình yêu quê hương trong bài - Thân bài: Triển khai chứng minh từng luận điểm bằng việc phân tích những câu thơ để chỉ ra những biểu hiện của tình yêu quê hương, những đặc sắc NT - Kết bài: Khái quát giá trị của bài thơ b.3. Viết bài b.4. Đọc và sửa chữa bài c. Yêu cầu về bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Mở bài:...nêu nhận xét, đánh giá của mình. - Thân bài: về nội dung và nghệ thuật... - Kết bài: ...của đoạn thơ, bài thơ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; *Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS làm BT C.3.a, GV bổ sung yêu cầu cụ thể là lập dàn bài ? Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo. 3. a. - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ và vị trí của đoạn thơ trong bài thơ, khái quát nội dung cảm xúc. - Thân bài: + Những biến đổi của tự nhiên + Hệ thống hình ảnh, biện pháp nghệ thuật. + Cảm xúc của thi sĩ - Kết bài: Khái quát và khẳng định gía trị, ý nghĩa của đoạn thơ đặt trong mối quan hệ với cả bài thơ . D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS thực hiện D.3 ? Đọc lại bài Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời của Hà Vinh. Ngoài các luận điểm tác giả đã nêu, em hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - Sửa chữa, chuẩn xác 3. - Xây dựng luận điểm về ước mong hoà nhập, cống hiến của nhà thơ. - Luận điểm về kết cấu, giọng điệu trữ tình của bài thơ. - Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ” (vì bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc). E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, CNTT * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Khái niệm, yêu cầu với bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ. + Các bước làm bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ. - Chuẩn bị : mục C.1 + Đọc bài +Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Soạn bài, trả lời các câu hỏi ________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 24: SANG THU – NÓI VỚI CON (5) III. NỘI DUNG Tiết 120 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực ? Chia sẻ ấn tượng về một kỉ niệm đáng nhớ, một lời dặn dò của cha dành cho em ? - HS chia sẻ -> GV đánh giá, dẫn vào bài học mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; CNTT * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác - Bốc thăm ngẫu nhiên, yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà của phần I - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT băng chuyền, máy chiếu - Yêu cầu HS chia sẻ ND đã chuẩn bị trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi phiếu học tập mục a * Phiếu học tập ? Người cha nói với con về tình cảm gia đình qua những câu thơ nào? ? Nói với con về tình cảm gia đình tác giả đã sử dụng các hình ảnh nào, NT gì ? Cuộc sống gia đình còn được hiện lên qua những câu thơ nào? Nhận xét ? Như vậy, qua những câu thơ trên, người cha muốn cho con thấy một khung cảnh gia đình như thế nào ? Không khí gia đình có ý nghĩa gì với người con? ? Nhắc về gia đình, người cha muốn bày tỏ, nhắc nhở con điều gì? - Chia sẻ, sửa chữa, trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, HS đối chiếu, tự đánh giá Giảng * Hoạt động nhóm (bàn), KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Em hiểu “Người đồng mình” có nghĩa là gì? Nhận xét về cách nói ? Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh ? Tác dụng ? ? Quê hương còn được gợi tả qua những hình ảnh nào? ? Tìm biện pháp nghệ thuật? ? Cảm nhận của em về hình ảnh đó? ? Như vậy những câu thơ trên, người cha cho con biết được điều gì về quê hương ? Qua đó, người cha muốn nói thêm điều gì với con Giảng các hình ảnh thơ đặc sắc * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Tóm lại, qua đoạn thơ đầu, người cha muốn nói với con điều gì Bình * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ - Chiếu câu hỏi ? Người cha đã nói với con về những đức tính nào của người đồng mình? ? Nhận xét hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ? Tác dụng? ? Qua đó, người cha muốn nhắc nhở con những gì? ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con là gì? ? Cảm nhận về người cha? Bình * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Nhắc lại những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? ? Nội dung bài thơ? - GV định hướng, chuẩn xác Văn bản: Nói với con I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: - Tác giả: + Tên thật: Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948 + Là nhà thơ của dân tộc Tày + Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và cách tư duy giàu hình ảnh. - Tác phẩm: + Sáng tác năm 1980, được in trong thơ Việt Nam 1945 – 1985. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thơ tự do - Bố cục: 2 phần + Phần 1( Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời”): Nói với con về tình cảm cội nguồn + Phần 2: (Tiếp theo -> phong tục): Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình. + Phần 3: (Còn lại): Lời dặn dò của người cha => Bố cục lô gic, chặt chẽ II. Phân tích 1. Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng a. Nói với con về gia đình (4 câu đầu+2 câu cuối) - Bốn câu đầu: - Nhận xét: + Hình ảnh: chân phải, chân trái, một bước, hai bước ->Hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi + Lời thơ đặc biệt nói bằng hình ảnh + Điệp cấu trúc câu; hoán dụ “Chân phải bước, chân trái bước” -> Không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, quấn quýt. - Hai câu cuối -> Con ra đời trong hạnh phúc lứa đôi ngập tràn của cha mẹ. => Gia đình đầm ấm, hạnh phúc- cái nôi êm, cái tổ ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành. (.) Cha nhắc con tình cảm gia đình là tình cảm đầu tiên đến với tâm hồn con, là cội nguồn đầu tiên nuôi con khôn lớn. b. Nói với con về quê hương (+) “Người đồng mình” : Những người cùng sống trong một vùng miền -> Cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày. + Thán từ ơi-> Giọng điệu thiết tha, trìu mến + Hình ảnh đẹp, gợi cảm: Đan lờ cài nan hoa, Vách nhà ken câu hát; động từ: đan, cài, ken -> Diễn tả cụ thể công việc lao động, cần cù, tươi vui; sự gắn bó, quấn quýt trong lao động của đồng bào quê hương. - Nhận xét: Nhân hóa, điệp từ " cho", ẩn dụ: rừng và con đường tượng trưng cho quê hương. -> Quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống. => Cha nhắc con rằng con còn khôn lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong nghĩa tình sâu nặng của quê hương. * Cha nói với con không được quên gia đình, quê hương – hai cội nguồn sinh dưỡng của con. 2. Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình và mong ước của cha - Nhận xét : + Cách nói mộc mạc mà độc đáo, phản ánh tư duy của người miền núi (lấy cao, xa làm thước đo tình cảm và ý chí của con người), + So sánh, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ -> Giàu ý chí, mạnh mẽ, phóng khoáng, gắn bó với quê hương dù còn đói nghèo cực nhọc => Cha mong con sống nghĩa tình , chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan bằng ý chí và bằng niềm tin của mình - Nhận xét: Lời thơ mộc mạc, giàu hình ảnh có sức khái quát cao; ẩn dụ, đối lập -> Chân chất, khỏe mạnh, giàu chí khí, niềm tin; lao động cần cù, nhẫn nại làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp. => Cha mong con tự hào và hãy sống xứng đáng với truyền thống quê hương. (+) Giọng điệu tha thiết, trìu mến (*) Cha mong: Con sống không được tầm thường, phải giữ lấy cốt cách quê hương, hãy tự tin vững bước trên đường đời. - Cảm nhận người cha: + Yêu mến, tự hào về quê hương + Có tình yêu con thắm thiết sâu nặng; cha đã bồi dưỡng cho con tình cảm, nghị lực trước cuộc sống 3. Tổng kết a. Nghệ thuật + Điệp ngữ, so sánh, hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi. + Cách diễn đạt độc đáo b. Nội dung + Cuộc sống vẫn còn nhiều nỗi buồn lo, cực nhọc. + Ý chí lớn lao. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Hoạt động cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Yêu cầu HS thực hiện D.2 ? Tưởng tượng mình là nhân vật người con trong bài thơ Nói với con, hãy trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe những lời tâm sự của cha. - HS suy nghĩ, trình bày, bổ sung - GV sửa chữa, đánh giá - HS chia sẻ E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học, CNTT * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các tác phẩm viết về tình cha con * Hướng dẫn học tập - Học bài + Cội nguồn sinh dưỡng của con + Vẻ đẹp của người đồng mình + Lời cha dặn con - Chuẩn bị : Bài 25, mục A, B.1,2 + Đọc bài +Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Soạn bài, trả lời các câu hỏi