Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập học kì I. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: TIẾT 35 : ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học học sinh đạt được. 1. Kiến thức: - Nêu được nội dung chính với sự kiện lịch sử - Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. - Cao trào cách mạng ở Châu Âu 1918- 1923. - Phong trào cách mạng ở Châu Á. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới - Lập niên biểu những sự kiện chủ yếu từ năm 1917 đến năm 1945 2. Kỹ năng: - Giúp học sinh phát triển kĩ năng lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa sự kiện lịch sử. 3. Thái độ. - Củng cố, nâng cao tư tưởng, tình cảm CM, chủ nghĩa yêu nước và CN quốc tế chân chính, tinh thần chống CT, chống CNPX và bảo vệ hoà bình TG. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Tái tạo kiến thức, tổng hợp, giải thích, nhận xét. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Ôn tập những sự kiện lịch sử. + Tình hình thế giới (Các nước khác, trừ Liên Xô) + Tình hình nước Nga-Liên Xô (1917-1941) III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Chuẩn bị bản đồ TG, bảng thống kê các sự kiện cơ bản của LSTG hiện đại. 2. Học sinh: chuẩn bị trước bài ở nhà. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Giới thiệu bài mới: Từ 1917-1945 TG đã xảy ra những sự kiện lịch sử, những biến cố lịch sử, tạo ra những bước phát triển mới của lịch sử TG. Hôm nay, chúng ta ôn lại những sự kiện chính, với phương pháp lập bảng thống kê. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Ôn tập về những sự kiện lịch sử Hoàn thiện bảng sự kiện lịch sử thế giới trừ Liên Xô: Thời gian Sự kiện Kết quả Hoàn thành bảng thời gian, sự kiện sau về tình hình nước Nga-Liên Xô (1917-1941): Thời gian Sự kiện Kết quả ? Hãy cho biết 5 sự kiện lịch sử chủ yếu(1917-1945) là những sự kiện gì? I. Những sự kiện lịch sử: 1. Tình hình thế giới (Các nước khác, trừ Liên Xô): Thời gian Sự kiện Kết quả 1918-1923 Cao trào CMTG (Châu Âu, Á) Phong trào phát triển mạnh ở các nước TB, điển hình là Đức và Hungari. -Một loạt các Đảng Cộng sản ra đời trên TG: Đảng CS Hungari, Pháp, Anh, Ý, … - Quốc tế CS ra đời lãnh đạo phong trào CMTG(1919-1943). 1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của CNTB Sản xuất CN phát triển nhanh chóng và chính trị ổn định ở các nước trong hệ thống CNTB. 1929-1933 Khủng hoảng KT TG, bắt đầu nổ ra từ Mĩ. Kinh tế TG giảm sút nghiêm trọng. - Tình hình CT ở các nước TB không ổn định một số nước phải PX hóa bộ máy chính quyền để ổn định tình hình, CNPX ra đời. 1933-1939 Các nước trong hệ thống TBCN tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. - Khối PX Đức-Ý-Nhật chuẩn bị gây CT. - Khối Anh-Pháp-Mĩ thực hiện cải cách KT, duy trì chế độ dân chủ TS. 1939-1945 CTTG thứ hai. - CNPX Đức-Ý-Nhật thất bại. -Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ trên TG. - Hệ thống các nước XHCN ra đời. 2. Tình hình nước Nga-Liên Xô (1917-1941): Thời gian Sự kiện Kết quả 2/1917 CM dân chủ thắng lợi ở Nga. - Lật đổ chính quyền Nga Hoàng - Hai chính quyền song song tồn tại 7/11/1917 CM tháng Mười Nga thành công. Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước CH Xô Viết, mở đầu thời kì xây dựng chế độ mới XHCN. 1918-1920 Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ chính quyền Xô Viết. Xây dựng lại hệ thống chính trị, nhà nước mới chiến thắng thù trong giặc ngoài. 1921-1941 Liên Xô XD CNXH - Công nghiệp hóa XHCN. -Tập thể hóa nông nghiệp. => Liên Xô từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu trở thành 1 cường quốc công nghiệp. - Bước đầu XD cơ sở vật chất cho CNXH. II. Những nội dung chủ yếu: - Cao trào cách mạng 1918-1923, một loạt Đảng cộng sản ra đời. Quốc tế Cộng sản được thành lập (1929-1943). -Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao. -Tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), chủ nghĩa phát xít ra đời. - Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên. - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hệ thống XHCN ra đời. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài tập 1: Hoàn thành bảng so sánh Cách mạng tháng Hai với Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga Tiêu chí so sánh Cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười Mục tiêu, nhiệm vụ Lãnh đạo Lực lượng Tính chất Kết Quả Bài tập 2: Lập bảng theo mẫu điền nội dung thích hợp Nội dung Thời gian Kết quả /tác động Đức tấn công Ba Lan Trận Trân Châu Cảng Trận Xta-lin-grát Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản Nhật Bản đầu hàng HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: 4. Hướng dẫn về nhà. - Về nhà xem lại toàn bộ bài ôn tập. - Hoàn thiện bài tập còn lại. - Ôn tập tiết sau kiểm tra học kì.