Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập học kì I. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết 30,31: Ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần.
- Kiến thức:
- Nhằm củng cố lại những kiến thức trong chương trình học kì I.
- Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí.
- Thái độ:
- Có ý thức yêu thích môn học.
- Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp,...
- Năng lực chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ…
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên:
- Phương tiện – thiết bị: Tranh ảnh về cảnh quan các môi trường địa lí, môi trường đới ôn hoà, môi trường hoang mạc, môi trường vùng núi, môi trường đới lạnh,...Hệ thống câu hỏi ôn tập.
- phương pháp- kĩ thuật: Đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,nêu và giải quyết vấn đề...
- Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. Tổ chức hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Kiến thức cần đạt. |
A. Hoạt động khởi động 5p Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hệ thống hóa kiến thức…. | ||
*Kĩ thuật: Tổ chức trò chơi. Giáo viên chia lớp thành 2 dãy mỗi dãy cử 3 học sinh lên bảng kể liệt kê lại các bài đã học. Dãy nào liệt kê đầy đủ, chính xác hơn sẽ giành chiến thắng. | * Hoạt động chung. Hs lên bảng, liệt kê tên các bài đã học.
|
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức 35p Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, vẽ biểu đồ, phân tích tranh ảnh…. | ||
- GV: cùng HS hệ thống hoá nội dung ôn tâp. *Phương pháp: Hợp tác nhóm. ? Trong chương trình địa lí lớp 7, học kì I. các em đã được học những nội dung nào? ? Trong mỗi nội dung các em cần chú ý điều gì? Những nội dung kiến thức nào các em cho là trọng tâm? - GV: khắc sâu kiến thức.
? Trong nội dung thực hành các em cần chú ý rèn luyện những kĩ năng nào? - GV: nhắc lại những kĩ năng thực hành, nhắc nhở HS lưu ý những thao tác cần thiết. |
Hoạt động nhóm (theo bàn)
HS: thảo luận, trả lời, bổ sung.
Hoạt động chung HS: trả lời, bổ sung.
|
I. Hệ thống hoá kiến thức đã học *Ba phần lớn - Phần một: Thành phần nhân văn của môi trường. Cần chú ý đến dân số, sự phân bố dân cư trên thế giới, các chủng tộc trên thế giới, quần cư, đô thị hoá. + Kĩ năng phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi. - Phần hai: Các môi trường địa lí. Tìm hiểu về các môi trường địa lí với bốn môi trường: đới nóng, đới ôn hoà, hoang mạc, đới lạnh và môi trường vùng núi. Trong từng môi trường cần chú ý đến: + Giới hạn của môi trường. + Đặc điểm tự nhiên của môi trường với những tính chất cụ thể về khí hậu, cảnh quan tiêu biểu. + Các hoạt động kinh tế chủ yếu và những vấn đề mang tính bức xúc về dân cư - xã hội và môi trường. - Phần ba: Thiên nhiên và con người ở các châu lục. Thiên nhiên và con người ở các châu lục với những đặc điểm chung về thế giới rộng lớn và đa dạng, và một số kiến thức về thiên nhiên và xã hội châu Phi. II. Nội dung thực hành. - Kĩ năng phân tích biểu đồ dân số và tháp tuổi. - Kĩ năng phân tích bảng số liệu và sơ đồ. - Kĩ năng phân tích biểu đồ thời tiết và khí hậu. + Phân tích về nhiệt độ cần chú ý đến đường biểu diễn màu đỏ, để ý đến những biến đổi lên xuống của đường biểu diễn. + Phân tích về lượng mưa cần chú ý đến các cột màu xanh, chú đến độ cao của các cột. + Kĩ năng quan sát lược đồ tự nhiên của châu Phi để từ đó rút ra những kiến thức cần thiết. |
Hướng dẫn về nhà. - Hệ thống kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy. - Học bài, rèn luyện các kĩ năng vẽ biểu đồ, quan sát lược đồ…. | ||
Tiết 2. Ngày dạy : /12/2018 | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Kiến thức cần đạt |
C. hoạt động luyện tập. 40p Góp phần phát triển năng lực: tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp,vận dụng kiến thức… | ||
GV: luyện các dạng câu hỏi trắc nghiệm về các bài đã học từ bài 2- 10 cho HS theo tài liệu: “1001 câu trắc nghiệm Địa lí 7” – Trần Vĩnh Thanh – NXB Thanh Hóa , 2008
GV: đưa ra hệ thống các câu hỏi ôn tập, yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời. Gv chốt. | Hoạt động chung. Hs nghe câu hỏi+ trả lời, bổ sung.
Hoạt động cá nhân Hs suy nghĩ, trả lời câu hỏi. | I. Bài tập trắc nghiệm.
II. Câu hỏi tự luận. ( phụ lục) |
D-E. hoạt động vận dụng-tìm tòi mở rộng 3p Góp phần phát triển năng lực: Tự học, công nghệ thông tin,… | ||
GV: yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các đề thi học kì I. | Hoạt động cá nhân ( ở nhà) |
|
Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập nội dung kiến thức đã được học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I môn KHXH
- Chuẩn bị giấy thi, bút, thước kẻ, compa.
PHỤ LỤC ( Câu hỏi ôn tập)
Câu 1.
Xác định vị trí giới hạn và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hoà?
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh, thời tiết hay đổi thất thường rất khó dự báo trước.
Câu 2. Với đặc điểm khí hậu như vậy môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá như thế nào?
- Thiên nhiên môi trường đới có sự thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường thay đổi từ bắc xuống nam ( Rừng lá kim, rừng hỗn giao → Thảo nguyên → rừng cây bụi). Từ đông sang tây ( Rừng lá kim → Rừng hỗn giao → Rừng lá rộng ).
Câu 3. Cho những cụm từ: Khí hậu rất lạnh, băng tuyết bao phủ quanh năm, thực vật rất nghèo nàn, rất ít người sinh sống.
Hãy lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người đới lạnh.
Câu 4. a. Em hãy cho biết một số ví dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới
- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại ăn lan sát ra bờ biển ?
- Tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc:
+ Đốt, chặt phá rừng.
+ Canh tác đất không hợp lí
+ Thải khói bụi, rác thải vào khí quyển.
- - Đường bờ biển ít bị cắt xẻ, biển ít ăn sâu vào đất liền.
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh chảy ven bờ....
Câu 5. Trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường hoang mạc. Hệ động thực vật ở môi trường hoang mạc thích nghi với môi trường như thế nào?
- Hoang mạc chiếm diện tích khá lớn trên bề mặt trái đất, chủ yếu nằm dọc hai chí tuyến.
- Khí hậu hoang mạc hết sức khô hạn, khắc nghiệt. Sự trênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa rất lớn.
- Do thiếu nước nên thực động vật ở đây hết sức cằn cỗi nghèo nàn. Các loài thực động vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Câu 6. Trình bày đặc điểm môi trường đới lạnh, các hình thức thích nghi của hệ động thực vật với môi trường?
- Vị trí, giới hạn: nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Khí hậu: Lạnh lẽo, khắc nghiệt, mùa hạ ngắn, mùa đông kéo dài có băng tuyết bao phủ.
- Sự thích nghi của thực vật với môi trường.
- Vùng đài nguyên ven biển gần Bắc cực với các loài thực vật đặc trưng là rêu và địa y và một số loài cây thấp lùn.
- Động vật thích gnhi với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ, lông dày không thấm nước, một số di cư tránh rét hoặc ngủ suốt mùa đông.
Câu 7. Môi trường vùng núi có đặc điểm gì?
* Đặc điểm của môi trường:
- Khí hậu thực vât thay đổi theo độ cao. Thực vật phân tầng theo độ cao giống như khi ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Sườn đón nắng và gió ẩm thực vật phát triển đến độ cao lớn hơn, tươi tốt hơn sườn khuất nắng và khuất gió.
Câu 8. Quần cư là gì? Phân biệt quần cư nông thôn và đô thị?
Câu 9. Trình bày tác động của quá trình ĐTH tới kinh tế - xã hội?
Câu 10. Đặc điểm tự nhiên châu Phi?
Câu 11. Đặc điểm kinh tế châu Phi?
Câu 12. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển Kinh tế của châu Phi?