Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập chủ đề 3, chủ đề 4. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3, CHỦ ĐỀ 4 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Củng cố, hệ thống hóa kiến thức của: Chủ đề 3: Nhiễm sắc thể và sự phân bào, Chủ đề 4: ADN và gen 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Ôn tập kiến thức của chủ đề 3, chủ đề 4. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,… 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập sau: Trình tự các nuclêôtit trên phân tử mARN như sau: AUGXGUXGAUUUGAAXAX a, Xác định các bộ ba đối mã trên các tARN tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin. b, Phân tử prôtêin được tổng hợp từ phân tử mARN trên có bao nhiêu axit amin HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động a, Các bộ ba đối mã trên tARN: UAX, GXA, GXU, AAA, XUU, GUG. b, 6 axit amin B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Hệ thống lí thuyết GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm nhác lại kiến thức: + Thế nào là NST? + Mô tả diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân? + Mô tả diễn biến của NST trong quá trình giảm phân? + Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh? + Trình bày sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? + Trình bày cấu trúc không gian của ADN? + Tính da dạng và đặc thù của ADN được thể hiện nh¬ư ¬thế nào? + Trình bày chức năng của ADN? + Hãy kể tên và nêu chức năng của ARN? + Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của Prôtêin? HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức - NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào của sinh vật, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. - Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân, giảm phân. - Ý nghĩa: + Giảm phân tạo các giao tử có bộ NST đơn bội (n) + Thụ tinh: Khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc tr¬ưng cho loài - Cấu trúc: + Phân tử AND là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Mỗi vòng xoắn cao 34 A0, gồm 10 cặp nuclêôtit, đ¬¬ường kính vòng xoắn là 20 A0. + Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung. - Tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở số l¬ượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit… - Chức năng… + Có 3 loại ARN… + Thành phần hóa học: + Cấu trúc:… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, DH hợp tác 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Nhiễm sắc thể là cấu trúc có ở : A. bên ngoài tế bào B. trong các bào quan C. trong nhân tế bào D. trên màng tế bào Câu 2: Trong tế bào của các loài sinh vật ở kỳ giữa của nguyên phân, NST có dạng : A. Hình que, hình hạt B. Hình hạt, hình chữ V C. Hình chữ V, hình que D. Hình hạt, hình que, hình chữ V Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì : A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 4: Ý nghĩa của nguyên phân là gì? A) Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể. B) Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào. C) Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. D) Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào. Câu 5: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra? A. 4 tế bào con B. 8 tế bào con C. 2 tế bào con D. 16 tế bào con Câu 6 : Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào A) Kì đầu. C) Kì trung gian. B) Kì giữa. D) Kì sau và kì cuối. Câu 7: Trong giảm phân nhiễm sắc thể được nhân đôi ở thời điểm nào? A) Kì trung gian trước giảm phân I. B) Kì đầu của giảm phân I. C) Kì trung gian của giảm phân II. D) Kì đầu của giảm phân II. Câu 8: Diễn biến của NSTở kì giữa của giảm phân II là: A) n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B) n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C) n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D) n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 9: Kết quả của quá trình phát sinh giao tử cái từ một noãn nguyên bào bậc I cho ra: A) 1 trứng và 1 thể cực B) 1 trứng và 2 thể cực C) 1 trứng và 3 thể cực D) 1 trứng Câu 10:Trong qúa trình phát sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh tinh (tế bào mầm) sẽ tạo ra: A) 4 tinh trùng C) 16 tinh trùng B) 8 tinh trùng D) 12 tinh trùng Câu 11:Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1 : 1 ? A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương. C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau. D. Số giao tử X của cá thể đực bằng số giao tử X của cá thể cái . Câu 12: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả : A. A = X, G = T B. A + T = G + X C. A + G = T + X D. A + X + T = X + T + G Câu 13: Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34A¬o¬¬¬ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi caëp nuclêôtit tương ứng sẽ là: A. 340A¬¬¬¬o¬ B. 3,4 Ao C. 17A¬¬¬¬o¬ D. 1,7A¬¬¬¬o¬ Câu 14: Các loại đơn phân của ARN gồm : A. A, T, G, X B. A, T, U, X C. A, U, G, X D. A, T, U, G, X Câu 15: Các loại ARN được tổng hợp dự trên khuôn mẫu của: A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ Câu 16: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: A. Axit nuclêic B. Nuclêôtit C. Axit amin D. Axit photphoric Câu 17: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: A. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit D. Đều được cấu tạo từ các axit amin HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài cặp trình bày trước lớp, cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Câu 1: Đáp án: C Câu 2: Đáp án: D Câu 3: Đáp án: C Câu 4: Đáp án: D Câu 5: Đáp án: D Câu 6: Đáp án: C Câu 7: Đáp án: A Câu 8: Đáp án: C Câu 9: Đáp án: C Câu 10: Đáp án: C Câu 11: Đáp án: B Câu 12 : Đáp án: C. Câu 13: Đáp án: B. Câu 14 : Đáp án: C Câu 15 : Đáp án: C Câu 16: Đáp án: C Câu 17: Đáp án: A D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân hoàn thành bài tập sau: Một gen có 2700 nuclêôtit và hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu (chọn phương án đúng và giải thích tại sao) A. A = T = 810 Nu và G = X = 540 Nu B. A = T = 405 Nu và G = X = 270 Nu C. A = T = 1620 Nu và G = X = 1080 Nu D. A = T = 1215 Nu và G = X = 810 Nu GV: yêu cầu HS về nhà HĐ HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng Phương án A A = G = 10% số Nu của gen = 270 Nu A = 810 Nu; G = 540 Nu => A – G = 270 Nu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà về nhà HĐ cá nhân hoàn thành các bài tập sau: + Phân biệt ARN và Prôtêin (Số mạch, các đơn phân, kích thước, khối lượng, chức năng) + Cho đoạn mạch đơn của gen như sau: Mạch 1 : - A – X - G – G – T – A – T – T – A – X – a, Hãy viết đoạn mạch 2 bổ sung cho đoạn mạch trên. b, Tính số Nuclêotit mỗi loại. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng