Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đột biến gen (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHỦ ĐỀ 5: ĐỘT BIẾN BÀI 22: ĐỘT BIẾN GEN (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trả lời được “Đột biến là gì ?”, “Thể đột biến là gì ?”, “Đột biến gen là gì ?”. Nêu nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của đột biến gen. Nêu được vai trò của đột biến gen trong tự nhiên và trong đời sống con người. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá thông qua kênh hình, kênh chữ. Vận dụng kiến thức trong phòng chống ung thư, sử dụng các đột biến tự nhiên, nhân tạo có lợi cho sinh vạt và cho con người. 3. Thái độ Tăng thêm ý thức bảo vệ sức khoẻ, ứng xử với vật nuôi, cây trồng biến đổi gen. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Khái niệm về đột biến gen, các dạng đột biến gen Nguyên nhân phát sinh và các loại đột biến gen Vai trò của đột biến gen III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Kế hoạch bài học, hình 22.1- 22.3, phiếu học tập. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Trả lời các câu hỏi thứ nhất trong HĐ khởi động SHDH trang 114. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động Vụ ném bom nguyên tử Hirôsima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Mĩ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng vào những ngày gần cuố của Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước tính, 140000 người dân Hirôsima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74000. Rất nhiều thế hệ sau còn chịu ảnh hưởng (quái thai, dị dạng ở những trẻ em ; ung thư ở người lớn,...). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Khái niệm đột biến gen GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi các câu hỏi sau: + Đột biến là gì. + Tính chất của đột biến. + Tác nhân gây đột biến. + Thể đột biến là gì. + Thế nào là đột biến gen. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN GEN - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Hoạt động 2: Các dạng đột biến gen GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Quan sát hình 22.2. + Trả lời các câu hỏi trong SHDH phần II trang 116. + Hoàn thành phiếu học tập. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức II. CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN - Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Đột biến gen là biến dị di truyền. Đoạn ADN Số cặp nuclêôtit Điểm khác so với đoạn (a) Đặt tên dạng biến đổi b c d 4 6 5 + Mất cặp X – G + Thêm cặp T – A + Thay cặp T – A bằng G - X Mất 1 cặp nuclêôtit + Thêm 1 cặp nuclêôtit + Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Hoàn thành bài tập ở phần hoạt động luyện tập trong SHDH trang 117. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập a. Mất 1 cặp nuclêôtit (số 10) Nếu mất 1 cặp nuclêôtit xảy ra trong bộ ba ngay sau bộ ba mở đầu thì tất cả các bộ ba mã hoá bị thay đổi, sẽ thay đổi toàn bộ cấu trúc prôtêin. b. Thêm 1 cặp nuclêôtit (số 10’) Đột biến dạng mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ ba từ vị trí bị đột biến trở về sau do khung đọc các bộ ba bị dịch chuyển nên gọi là đột biến dịch khung. c. Thay thế 1 cặp nuclêôtit (cặp số 10 thay bằng cặp 10’) 1 cặp nuclêôtit trên ADN được thay thế bằng 1 cặp nuclêôtit khác. Do đặc điểm của mã di truyền mà đột biến thay thế có thể đưa đến các hậu quả : đột biến nhầm nghĩa (sai nghĩa) ; đột biến vô nghĩa ; đột biến đồng nghĩa. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi 1 ở phần HĐ vận dụng trong SHDH trang 118. + Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp. HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà hoạt động cá nhân đọc đoạn thông tin ở phần HĐ tìm tòi mở rộng trang 119. + Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp. HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi mở rộng