Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Những ngôi sao xa xôi. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 28: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (1+2) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Hiểu được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi. Chỉ ra được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. • Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương, có ý kiến xác đáng và rút kinh nghiệm chung về cách viết loại bài này. • Trình bày được về mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết biên bản. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 136 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục A ? Em đã được học những tác phẩm văn học nào viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? Theo em, phẩm chất và ý chí chiến đấu của họ có điểm gì chung và đáng trân trọng? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - HS kể tên tác phẩm: Mảnh trăng cuối rừng, Lá đỏ - Nêu được điểm chung: lí tưởng sống cao đẹp, dũng cảm, yêu nước thiết tha, tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, tinh thần lạc quan B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày về tác giả, tác phẩm - HS trình bày, bổ sung - Chiếu, nhấn mạnh đề tài và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm - HS tự đánh giá, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. * Dạy học cả lớp ? Giọng đọc và đọc ? - GV nhận xét - Yêu cầu HS tóm tắt, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm các chú thích * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Chiếu câu hỏi: ? Xác định thể loại của văn bản ? ? Văn bản dùng phương thức biểu đạt gì? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này ? - HS trình bày, bổ sung - Chiếu chuẩn kiến thức, GV đánh giá * Hoạt động cặp- KT chia nhóm (theo chẵn-lẻ), máy chiếu - GV chiếu yêu cầu: 1. Ba cô gái đã sống và làm việc trong hoàn cảnh nào ? 2. Công việc của họ? 3. Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc của các nữ thanh niên xung phong. - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV nhận xét, HS tự đánh giá. * HĐ cả lớp ? Từ đó, em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa Trường Sơn trong những năm chống Mỹ ? - Giảng * Tích hợp GDBVMT ? Cuộc chiến tranh đó ảnh hưởng ntn đến môi trường ? - GV liên hệ đến hậu quả của chiến tranh * HĐ nhóm- KT học tập hợp tác, bảng phụ - GV nêu yêu cầu: ? Phân tích những nét chung và riêng của ba nhân vật nữ thah niên trong truyện. - HS thảo luận, trình bày, bổ sung, phản biện - GV nhận xét, bổ sung - GV chiếu đáp án tham khảo (nếu cần) - GV- HS đánh giá * HĐ cả lớp ? Em có nhận xét gì về những cá tính của họ.? ? Cảm nhận chung của em về ba cô gái thanh niên xung phong ? * Bình - GV định hướng kiến thức ? Trước vẻ đẹp của họ, em có những tình cảm, cảm xúc gì? -> Đó cũng là tình cảm của tác giả - GV định hướng kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: + Lê Minh Khuê (1949), quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. + Gia nhập thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ. + Bà là cây bút chuyên viết truyện ngắn, trong những năm chiến tranh bà viết về đề tài chiến tranh và sau 1975 bà viết nhiều về đời sống xã hội trên con đường đổi mới. b. Tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác: 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. + Chủ đề: Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc mà đặc biệt là những tấm gương anh hùng. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc, tóm tắt + Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: Truyện ngắn - PTBĐ: Tự sự - Truyện kể theo ngôi thứ nhất -> tạo thuận lơi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật II. Phân tích 1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong * Hoàn cảnh sống, chiến đấu: - Ở cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. - Con đường bị đánh lở loét... - Hai bên đường không có lá xanh * Công việc: - Khi có bom nổ …đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ. - Nếu cần thì phá bom - Bị bom vùi thường xuyên =>Hoàn cảnh: Sống, chiến đấu ở nơi ác liệt, sự sống gần như bị huỷ diệt. Công việc gian khổ, nguy hiểm, phải đối mặt với cái chết. 2. Phẩm chất của ba cô gái * Nét chung: - Dũng cảm, không sợ hi sinh, có trách nhiệm cao: Ngày phá bom 5 lần, ngày ít 3 lần, chạy trên cao điểm cả ban ngày, xung quanh có những quả bom chưa nổ - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó ,keo sơn: Nho bị thương ->lo lắng, rửa vết thương, pha sữa. - Hồn nhiên, lạc quan: Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối và hát - Trước cơn mưa đá, các cô vui sướng cuống cuồng * Nét riêng: + Nho: lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ khi lại lầm lì + Chị Thao: Lớn tuổi ,thiết thực. Trong công việc bình tĩnh và quyết liệt, dũng cảm...sợ khi nhìn thấy máu + Phương Định: nhạy cảm, mơ mộng. - Nhận xét cá tính: Mỗi người một cá tính song đều đáng yêu, đáng mến, đó là những nét đẹp về tâm hồn tính cách của họ. - Cảm nhận về ba cô gái: Cả ba cô đều là hình ảnh đẹp về thế hệ trẻ VN một thời - Họ chính là những ngôi sao lấp lánh giữa núi rừng Trường Sơn. - Tác giả: ca ngợi, tự hào Tiết 137 * HĐ nhóm – KT công đoạn, bảng phụ, máy chiếu - GV giao nhiệm vụ: + N1: phiếu HT 1: 1. Nguồn gốc xuất thân của Phương Định 2. Cô có mặt trên tuyến đường Trường Sơn để làm gì ? Điều đó cho thấy Phương Định là người như thế nào ? 3. Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình (ở phần đầu truyện) như thế nào ? (gợi ý : ngoại hình , thái độ, suy nghĩ về mình và đồng đội ; sở thích) 4. Qua lời tự giới thiệu, đánh giá đó của Phương Định, em thấy Phương Định hiện lên như thế nào ? + N 2, 3: Phiếu học tập 2 ? Tìm và phân tích các chi tiết miêu tả diễn biến tâm lí Phương Định khi phá bom? + N4: PHT 3 1. Tìm các chi tiết nói về tâm trạng của Phương Định trước cơn mưa đá? 2 . Cảm nhận được gì về tâm trạng của Phương Định lúc đó? 3. Qua diễn biến tâm trạng của Phương Định trước cơn mưa đá, em thấy Phương Định là người thế nào? 4. Việc tạo ra chi tiết cơn mưa đá có ý nghĩa gì? - HS thảo luận - HS trao đổi sản phẩm, góp ý - HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung , chiếu kết quả tham khảo nếu cần) - HS tự đánh giá * Dạy học cả lớp ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật PĐ? - Giảng về tâm lý nhân vật Phương Định ? Đánh giá chung về Phương Định? ? Tình cảm của tác giả ? * Bình, liên hệ với Đặng Thùy Trâm * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, MC ? Nêu những đắc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện? - GV định hướng kiến thức. II. Phân tích (tiếp) 2. Nhân vật Phương Định * Giới thiệu chung - Nguồn gốc: Là con gái Hà Nội - Cô có mặt trên tuyến đường Trường Sơn để cùng đồng đội góp phần đảm bảo sự an toàn, lưu thông cho tuyến đường Trường Sơn, phục vụ kháng chiến… -> Phương Định có tình yêu quê hương đất nước sâu sắc - Nhân vật tự đánh giá về mình: + Tự giới thiệu: cô gái khá, 2 bím tóc dày , mềm; cổ cao kiêu hãnh, mắt nhìn xa xăm + Biết mình được nhiều người nhất là các anh lính để ý: vui và tự hào + Các pháo thủ, lái xe hỏi thăm: cô không săn sóc vồn vã, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác + Suy nghĩ : những người đẹp nhất là những người có gắn ngôi sao trên mũ… + Mê hát,... bịa ra lời mà hát + Thích ngắm mắt mình trong gương, ngồi bó gối mơ màng, nghe đài và suy nghĩ lung tung => Phương Định là cô gái xinh đẹp, tự tin, kín đáo, có suy nghĩ chân thật, giản dị, cao đẹp; tâm hồn trong sáng, yêu đời, hay mơ mộng và rất lạc quan. * Diễn biến tâm lí trong lần phá bom + Khung cảnh và không khí: vắng lặng đến phát sợ. Cây.. xơ xác. Đất nóng... quả bom nằm lạnh lùng + Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình... không sợ nữa, không đi khom -> Căng thẳng, lo lắng-> Lòng tự trọng giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua chính mình - Dùng xẻng đào, thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom- một tiếng động sắc đến gai người...Tôi rùng mình + Tim tôi cũng đập không rõ...mồ hôi thấm vào môi tôi... (+)NT: câu văn ngắn -> Căng thẳng, hồi hộp, cảm nhận được ranh giới giữa sự sống và cái chết - Có nghĩ đến cái chết - một cái chết mờ nhạt, điều cô quan tâm nhất là mìn có nổ không, bom có nổ không, không thì làm thế nào -> Đặt công việc, sự an toàn của con đường lên trên cả tính mạng của mình => Nhạy cảm; gan dạ, dũng cảm; có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hi sinh * Khi đứng trước cơn mưa đá + Mưa đến: vui thích cuống cuồng( giống như con trẻ) + Mưa tạnh: thẫn thờ, tiếc không nói nổi, nhớ một cái gì đấy: mẹ, cái cửa sổ, ngôi sao trên trời, thùng kem, đèn đường -> Nhớ gia đình, quê hương; niềm khát khao một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc => Dễ xúc động, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư * Ý nghĩa của chi tiết cơn mưa đá + Làm cho không khí mát mẻ hơn, làm dịu đi không khí căng thẳng, chết chóc nơi chiến trường + Tạo ra sự mát mẻ trong tâm hồn con người; xua tan những căng thẳng, mệt mỏi + Giúp ta hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định -> Việc tạo ra chi tiết cơn mưa đá có giá trị rất đắt - Nhận xét: Miêu tả cụ thể, chân thực, tinh tế cảm giác của nhân vật. * Phương Định là cô gái nhạy cảm, có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan; tinh thần dũng cảm, yêu quê hương đất nước - Tình cảm tác giả: ca ngợi, tự hào III. Tổng kết 1. Nghệ thuật + Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, + Lời trần thuật và lời đối thoại tự nhiên.. 2. Nội dung + Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP PP: thảo luận nhóm, quan sát và phân tích ngôn ngữ NL: năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não - Yêu cầu HS làm BT 1 ? Ý nghĩa của nhan đề truyện Những ngôi sao xa xôi. - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá 1. Luyện tập đọc hiểu VB: Những ngôi sao xa xôi - Nhan đề: từ ánh mắt nhìn xa xăm- lời các anh bộ đội ca ngợi các cô gái, tác giả nhận thấy sự tương đồng giữa vẻ đẹp của những ngôi sao lấp lánh không rực rỡ mà sáng trong tg như xa mà gần với vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, trong sáng của những cô gái TNXP đang sống, chiến đấu nơi cao điểm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP: nêu và gq vấn đề NL: gq vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm BT 1 và 2 1. Từ đoạn trích dưới đây trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi và dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết suy nghĩ của mình về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. 2. Đọc truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ? - GV HD: BT 1: HS cần đặt đoạn văn trong tổng thể VB để nêu suy nghĩ đc toàn diện. - BT 2: HS cần dựa và phần phân tích , ĐG về ba cô gái TNXP - HS tự ĐG 1. Những bài học về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể: + Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao. + Khi ở trong một tập thể, mỗi cá nhân cần có thái độ học tập, sẻ chia, giúp đỡ động viên nhau để cùng nhau hoàn thiện và hoàn thành công việc chung. + Chính sự hòa nhập giữa cá nhân và tập thể, giữa một người với nhiều người sẽ giúp cho xã hội ngày càng phong phú, nhiều màu sắc, nhiều ý nghĩa hơn. 2. Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: + Họ đều là những con người có một lòng nồng nàn yêu nước, gan dạ, dũng cảm, kiên cường… + Họ lạc quan, yêu đời và có tâm hồn đáng yêu, đáng trân trọng ngay cả trong hoàn cảnh khói lửa đạn bom của chiến tranh. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: Tự học * Dạy học cả lớp - HS làm theo yêu cầu của BT/ mục E ở nhà, chú ý chủ đề và phạm vi: Tuổi trẻ VN (KC chống Mĩ) * Hướng dẫn học tập - Học bài + Tác giả, tác phẩm + Vẻ đẹp của 3 cô gái - Chuẩn bị: mục B.3 + Đọc các biên bản + Trả lời các câu hỏi ------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 28: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (3) III. NỘI DUNG Tiết 138 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG PP: vấn đáp NL: giao tiếp - GV đưa ra một số văn bản biên bản mẫu (Biên bản công vụ và hội nghị) * HĐ cả lớp - GV nêu yêu cầu: ? Khi nào chúng ta sử dụng những văn bản này? ? Văn bản này cần đảm bảo yêu cầu gì? - HS hoạt động, nêu ý kiến - HS nhận xét - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC PP: thảo luận nhóm, vấn đáp, quan sát và phân tích ngôn ngữ NL: hợp tác, ngôn ngữ * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS đọc biên bản sgk ? Biên bản ghi lại sự việc gì ? Mục đích lập biên bản? Tác dụng của biên bản. ? Bố cục chung của 2 biên bản. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu : ? Ai là người chịu trách nhiệm chính về tính xác thực của biên bản? Cần đảm bảo yêu cầu gì khi ghi biên bản? - HS hoạt động, trình bày, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá. * HĐ cả lớp ? Qua phần trên hãy nêu đặc điểm của biên bản - GV chuẩn kiến thức. * HĐ cá nhân - Yêu cầu trả lời câu hỏi (3) ? Có hai loại biên bản được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày: biên bản hội nghị và biên bản sự vụ. Hãy cho biết hai biên bản này có thuộc hai kiểu biên bản nêu trên không? - HS hoạt động, trình bày, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá. * HĐ cả lớp ? Phân loại biên bản ? - GV chuẩn kiến thức. ? Kể tên các loại biên bản trong nhà trường, trong các cơ quan khác * Hoạt động nhóm (4), KT chia nhóm (theo danh sách), BP - Chiếu câu hỏi ? Phần mở đầu của biên bản gồm những nội dung nào? ? Tên biên bản được viết như thế nào? ? Phần nội dung cần ghi những gì? ? Phần kết thúc có những nội dung nào? - HS thảo luận, trình bày, nhận xét,bổ sung - GV nhận xét - Chiếu đáp án - HS đối chiếu tự đánh giá * HĐ cả lớp ? Nhận xét về lời văn của biên bản ? Từ các phần phân tích trên, nêu bố cục của 1 biên bản 3. Tìm hiểu về biên bản 3.1. Đặc điểm * Xét VD - Nội dung: ghi lại diễn biến 1 sự việc đang xảy ra + Buổi sinh hoạt Đội + Trao trả giấy tờ - Mục đích: Biên bản dùng làm chứng cớ để xem xét, kết luận 1 sự việc nào đó. Biên bản có hiệu lực pháp lí - Hình thức + Theo 1 khuôn mẫu + Bố cục 3 phần chặt chẽ - Yêu cầu: Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về ND đã ghi : Ghi chép số liệu, sự việc đầy đủ, chính xác, ghi chép trung thực, rõ ràng. * Đặc điểm của biên bản: ghi chép lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. - VB 1: BB hội nghị - VB 1: Biên bản sự vụ * Hai loại biên bản: sự vụ và hội nghị 3.2. Cách viết biên bản 1. Xét ví dụ * Các mục của biên bản: - Phần mở đầu: + Quốc hiệu, tiêu ngữ( đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của họ - Phần nội dung: diễn biến, kết quả của sự việc. - Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản và hiện vật kèm theo( nếu có) - Lời văn: ngắn gọn, chính xác => Bố cục 3 phần, theo khuôn mẫu quy định * Hướng dẫn học tập + Ôn lại nội dung bài đã học + Hoàn thiện BT 3/ C + Viết biên bản hoàn chỉnh theo yêu cầu ở mục D + Tích cực hoàn thiện sản phẩm (theo nhóm) về chương trình địa phương (phần TLV- NL về sự việc hiện tượng) ____________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 28: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (4+5) III. NỘI DUNG Tiết 139 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Thế nào là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm - Năng lực: tự học; hợp tác * Hoạt động cặp, KT hỏi đáp - Yêu cầu một số cặp hỏi đáp kiến thức về văn NL về một sự việc, hiện tượng trong đời sống: khái niệm, các bước làm bài, dàn ý... - HS hỏi, trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá * Hoạt động nhóm (5), KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Yêu cầu HS trao đổi về bài viết mà HS đã chuẩn bị ở bài 19 - HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm - Gọi 1 số HS đọc bài viết - GV nhận xét, đánh giá 1. Củng cố kiến thức * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. - Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. - Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 2. Trao đổi về bài viết về sự việc, hiện tượng ở địa phương - Trao đổi về bài viết D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; - Năng lực: tự học; hợp tác * Hoạt động cá nhân, KT chia sẻ vòng tròn - Yêu cầu HS chia sẻ về những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm gần đây - HS chia sẻ, nhận xét - GV đánh giá - Các vấn đề: bạo lực học đường (Trường THCS Phù Ủng – Ân Thi – Hưng Yên), xâm hại tình dục trẻ em... Tiết 140 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm - Năng lực: tự học; hợp tác * Hoạt động cặp, KT động não - Yêu cầu HS làm BT C.3 a. Tình huống nào sau đây cần viết biên bản? b. Biên bản được soạn thảo nhằm mục đích gì? - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá 3. Luyện tập về biên bản a. (2) Diễn biến, kết quả của đại hội chi đoàn. b. (1) Ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc vừa mời xảy ra. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm - Năng lực: tự học; hợp tác * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS làm BT D.3 - HS viết biên bản - Yêu cầu 1 số HS đọc - GV sửa chữa, đánh giá 3 - HS viết biên bản E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học; CNTT * Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS sưu tầm ở nhà một số mẫu biên bản * Hướng dẫn học tập - Học bài + Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống + Cách viết biên bản - Chuẩn bị : Bài 29, chuẩn bị mục A, B.1,2,3 + Đọc văn bản, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi + Làm bài tập * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................