Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Nam châm điện (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 47: NAM CHÂM ĐIỆN (T3)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả cấu tạo của nam châm điện và nêu được vai trò của lõi sắt.
- Nếu được đặc tính nhiễm từ của sắt thép.
- Giải thích được hoạt động của nam châm điện và kể tên một số ứng dụng của nam châm điện.
- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện.
- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện và rơle điện từ, nêu được một số ứng dụng của rơle điện từ.
- Kĩ năng
- Tiến hành thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép.
- Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II- TRỌNG TÂM
- Sự nhiễm từ sắt, thép. Nam châm điện
- Ứng dụng của nam châm
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập:
- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.
- Dụng cụ thí nghiệm H47.1, H47.2 , H47.5 Tranh vẽ H47.3, H47.4 H47.6
- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...
- Giấy A0, bút dạ..
- Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
- Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||
GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi: “ Em hãy chế tạo ra một cái la bàn” HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tình bày. |
A. Hoạt động khởi động |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 5, 6, 7. HS: Hoạt động cá nhân HS- HS: Chấm chéo kết quả. GV: Chấm điểm 1 vài HS. Thông báo đáp án đúng.
|
C. Hoạt động luyện tập 5. Để có thể chế tạo một nam châm điện cực mạnh cần sử dụng nhiều vòng dây và cho lõi sắt non vào lòng ống dây cùng với việc tăng dòng điện nuôi nam châm. 6. Nam châm b mạnh hơn a ; Nam châm d mạnh hơn c; Nam châm e mạnh hơn b và d. 7. a) Nguyên tắc hoạt động của loa điện : Loa điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm điện lên ống dây có dòng điện chạy qua. c) Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 3
HS: Thảo luận nhóm trả lờI- Đại điện nhóm báo cáo.
GV: Chốt kiến thức.
Sản phẩm:
Khi dòng điện chạy qua động cơ tăng quá mức thì thanh sắt bị nam châm hút,
làm ngắt mạch dòng điện, động cơ ngừng hoạt động.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Tổ chức cho HS về nhà tìm hiểu trên internet, thầy cô câu hỏi E-3 SHD/88