Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Muốn làm thằng Cuôi - Hai chữ nước nhà. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày soạn: …/…/20… BÀI 16: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI - HAI CHỮ NƯỚC NHÀ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Học sinh cảm nhận được tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà. • HS hiểu được nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ. 2. Kỹ năng • Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. • Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt được thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. 3. Thái độ • Giáo dục co học sinh lòng yêu nước; gd hs có ý thức thái độ đúng trong học tập. • Giáo dục cho học sinh biết trân trọng lịch sử hào hùng của dân tộc kích thích lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về văn bản “Muốn làm thằng cuội”. • Tìm hiểu về văn bản “Hai chữ nước nhà” III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 61 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ nhóm - Đọc các câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi ( Muốn làm thằng Cuội- Tản Đà) ? Đọc hai câu thơ trên, em cảm nhận được gì về tâm trạng của nhân vật trong bài thơ ? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng như vậy - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; GQVĐ và sáng tạo; ngôn ngữ; thẩm mĩ + Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học. * HĐ cả lớp - Trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm? - GV nhận xét, bổ sung * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc - Yêu cầu HS đọc và nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân; máy chiếu - Hãy cho biết: ? Bài thơ được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào ? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá * HĐ cặp - KT học tập hợp tác; máy chiếu - Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ? - NT được sử dụng (chú ý nhịp thơ, giọng thơ, sử dụng từ ngữ)? - Qua đó, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng, cảm xúc của tác giả? - Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng ấy? - Cảm nhận chung của em về nội dung hai câu thơ đầu? - HS hoạt động, trình bày, nhận xét, phản biện - GV nhận xét * HĐ cặp - KT phòng tranh; máy chiếu ? Từ tâm trạng buồn chán và bất hòa với thực tại, nhà thơ có ước muốn gì? Tìm từ ngữ ? Nhận xét về nghệ thuật (biện pháp tu từ, kiểu câu, giọng thơ) ? So sánh với các nhà thơ thời xưa, em có nhận xét gì về ước mơ đó ? Ước mơ đó thể hiện thái độ gì ? Nhận xét chung về nội dung của hai câu thực - HS hoạt động, trình bày, nhận xét, phản biện. - GV nhận xét - Bình * HĐ cá nhân; máy chiếu ? Tác giả tưởng tượng cuộc sống của mình nơi cung trăng như thế nào? ? Em hiểu và nhận xét ntn về cuộc sống đó ? Tưởng tượng ra một cuộc sống như vậy, tác giả muốn gửi gắm ước mơ gì của mình - HS hoạt động, trình bày, nhận xét, phản biện - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * HĐCL ? Tưởng tượng ở trên cung trăng, tác giả có hành động gì ? Em cảm nhận được điều gì từ tiếng cười ấy ? Tiếng cười ấy thể hiện tâm trạng, thái độ gì của tác giả * Bình * HĐCL- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? Qua văn bản, em nhận biết và hiểu được điều gì? - Chuẩn xác trên máy chiếu I. Tìm hiểu văn bản "Muốn làm thằng cuội" 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Tản Đà ( 1889 – 1939 ), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Hà Nội. + Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. - Tác phẩm: + Bài thơ sáng tác năm 1917, trích trong tập Khối tình con I 2. Đọc, tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ: thất ngôn bát cú - PTBĐ: Biểu cảm - Bố cục: 4 phần (đề, thực, luận, kết) 4. Phân tích 4.1. Hai câu đề - Tâm trạng: buồn lắm, chán nửa rồi - Nghệ thuật: Nhịp thơ chậm rãi, giọng thơ nhẹ nhàng+ thán từ ơi -> Câu thơ như một tiếng thở dài, một lời tâm sự. Động từ gợi tả tâm trạng, cảm xúc -> Buồn bã, chán nản Tâm trạng đó được khơi gợi từ một đêm trăng thu nhưng quan trọng hơn là nó xuất phát từ nỗi chán ghét thực tại tầm thường, xấu xa * Tâm trạng buồn chán và nỗi bất hòa sâu sắc đối với cuộc sống thực tại 2. Hai câu thực - Ước muốn: Cung quế... ... xin chị nhắc lên chơi - Nghệ thuật: + Câu hỏi tu từ, câu cầu khiến + Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh + Xưng hô: chị em -> Ngông, độc đáo: muốn làm thằng Cuội lên cung trăng chơi cùng chị Hằng, xa lánh cuộc sống nơi trần thế * Ước mơ, khát khao muốn thoát li cuộc sống thực tại 3. Hai câu luận - Tưởng tượng cuộc sống nơi cung trăng: Có bầu, bạn... Cùng gió, cùng mây -> Vui vẻ, hạnh phúc, được làm bạn với thiên nhiên, người đẹp (đẹp, lãng mạn) * Ước mơ, khát khao cuộc sống đích thực với niềm vui trần thế 4. Hai câu kết - Hành động: mỗi năm rằm tháng tám. Tựa nhau trông xuống thế gian cười + Cười -> Thỏa mãn vì thoát li được cuộc sống thực tại -> Mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian - Tác giả: Chán ghét cao độ cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường, khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp 5. Tổng kết * Nghệ thuật + Kết hợp biểu cảm và tự sự + Thể thơ cổ điển: TNBC + Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên + Giọng điệu, ngôn ngữ: hóm hỉnh, duyên dáng * Nội dung + Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ của thiên nhiên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học; giao tiếpvà hợp tác * HĐ cặp - KT dạy học hợp tác - So sánh bài thơ trên với các bài thơ TNBC đã học, em thấy có điểm gì giống và khác (ngôn ngữ, cách thể hiện) - HS HĐ - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV nhận xét-> GTB Bài tập 1 - Giống: sử dụng thể thơ cổ điển thất ngôn bát cú. - Khác: + Các bài thơ đã học: Ngôn ngữ trau chuốt; sử dụng cách nói khoa trương + Bài thơ Muốn làm thằng Cuội: Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên. Giọng điệu, ngôn ngữ: hóm hỉnh, duyên dáng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp ? Qua bài thơ , em hiểu được gì về tâm sự của một lớp nhà văn, nhà thơ đương thời E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm đọc một số tác phẩm khác của Tản Đà Tiết 62 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy họ: vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực:giao tiếp và hợp tác * HĐ cá nhân ? Em biết gì về Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV nhận xét-> Giới thiệu bài mới - Nguyễn Phi Khanh là Hàn lâm học sĩ nhà Hồ và là cha của Nguyễn Trãi - một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. - Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; thẩm mĩ + Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm? - GV nhận xét, bổ sung * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc - Yêu cầu HS đọc và nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân; máy chiếu - Hãy cho biết: ? Bài thơ được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào ? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá. * HĐ nhóm - KT phòng tranh; máy chiếu ? Khung cảnh chia tay của hai cha con được miêu tả qua các từ ngữ và hình ảnh nào ? Nhận xét về hình ảnh được sử dụng ? Nó gợi ra một khung cảnh như thế nào ? Tìm từ ngữ, câu thơ nói về hoàn cảnh chia tay và tâm trạng của hai cha con ? Em có nhận xét gì về nhịp thơ và giọng thơ ở đây ? Nghệ thuật đó diễn tả một hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào của hai cha con ? Trong bối cảnh không gian, hoàn cảnh, tâm trạng như vậy, lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Tìm hiểu văn bản "Hai chữ nước nhà" 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Trần Tuấn Khải (1895-1983) hiệu là á Nam, quê ở Quang XánHà- Mĩ Lộc- Nam Định. + Thơ ông thường mượn các đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước,sự căm hờn kẻ thù của nhân dân, khích lệ tinh thần yêu nước. - Tác phẩm: + "Hai chữ nước nhà" là bài thơ mở đầu tập "Bút quan hoài"(1924). 2. Đọc, tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ: song thất lục bát - PTBC: Biểu cảm+ tự sự - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (8câu đầu): Cảnh chia li của hai cha con + Phần 2 ( 20 câu tiếp): Người cha nói với con về tình cảnh đất nước + Phần 3 (Còn lại): Lời trao gửi của người cha 4. Phân tích 4.1 Cảnh chia li của hai cha con - Khung cảnh chia li: ải Bắc mây sầu ảm đạm , giời Nam gió thảm đìu hiu, hổ thét, chim kêu - Nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ -> Biên giới ảm đạm, heo hút-> giục nỗi sầu trong lòng người - Hoàn cảnh, tâm trạng của hai cha con: Hạt máu nóng thấm… hồn nước ...thân tàn… lần bước ...con tầm tã châu rơi - Nghệ thuật: Nhịp thơ chậm rãi; giọng thơ thống thiết -> Hoàn cảnh éo le; tâm trạng đau đớn, xót xa (vì nước mất, nhà tan, cha con li biệt) =>Lời khuyên của cha như một lời trăng trối thiêng liêng, xúc động, có sức truyền cảm lớn lao. * Hướng dẫn học tập - Học thuộc hai bài thơ - Phân tích được bài thơ Muốn làm thằng Cuội và phân tích được cảnh chia tay của hai cha con - Chuẩn bị bài sau: Phân tích phần còn lại của bài Hai chữ nước nhà: Các nhóm thảo luận và hoàn chỉnh các phiếu học tập sau: * Phiếu 1 + Người cha nói với con về tình cảnh đất nước ? Trong tâm trạng đau đớn, xót xa, người cha đã nhắc lại những hình ảnh nào về hiện tình đất nước ? Nhận xét về hình ảnh? ? Qua đó, em hình dung như thế nào về hiện tình đất nước ? Hiện tình đó khiến em liên tưởng đến điều gì ? Tìm câu thơ, khổ thơ nói về tâm trạng của người cha trước tình cảnh đất nước ? Cách biểu cảm ở đây có gì đặc sắc ? Nó diễn tả tâm trạng, cảm xúc gì của người cha trước hiện tình đất nước ? Đặt trong hoàn cảnh lúc đó, em có đánh giá gì về tầm vóc nỗi đau của NPK ? Nói với con về tội ác của giặc và tình cảnh đất nước, người cha muốn khơi dậy ở con điều gì ? Qua tâm sự của người cha, tác giả muốn bày tỏ tình cảm, thái độ nào của mình ? Tại sao tác giả lại phải mượn lời của người cha để nói lên thái độ và cảm xúc đó * Phiếu 2: Lời căn dặn của người cha ? Ở phần cuối tác phẩm, người cha nói với con những điều gì? Phân tích những lời dặn dò đó ? Qua những lời căn dặn đó, người cha muốn khích lệ điều gì ở con ? Nhận xét, đánh giá về lời dặn dò của người cha - Xem lại đề viết văn số 3; các nhóm thảo luận lập dàn ý ra phiếu học tập Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 16: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI- HAI CHỮ NƯỚC NHÀ Tiết 63 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học: vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp ? Phân tích cảnh chia tay của hai cha con - GV nhận xét-> Giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; thẩm mĩ + Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học * HĐ nhóm - KT phòng tranh; máy chiếu ? Trong tâm trạng đau đớn, xót xa, người cha đã nhắc lại những hình ảnh nào về hiện tình đất nước ? Nhận xét về hình ảnh? ? Qua đó, em hình dung như thế nào về hiện tình đất nước ? Hiện tình đó khiến em liên tưởng đến điều gì ? Tìm câu thơ, khổ thơ nói về tâm trạng của người cha trước tình cảnh đất nước ? Cách biểu cảm ở đây có gì đặc sắc ? Nó diễn tả tâm trạng, cảm xúc gì của người cha trước hiện tình đất nước ? Đặt trong hoàn cảnh lúc đó, em có đánh giá gì về tầm vóc nỗi đau của NPK ? Nói với con về tội ác của giặc và tình cảnh đất nước, người cha muốn khơi dậy ở con điều gì ? Qua tâm sự của người cha, em cảm nhận được tư tưởng, tình cảm nào của tác giả ? Tại sao tác giả lại phải mượn lời của người cha để nói lên thái độ và cảm xúc của mình - HS hoạt động, trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá. * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu ? Ở phần cuối tác phẩm, người cha nói với con những điều gì? Phân tích những lời dặn dò đó ? Qua những lời căn dặn đó, người cha muốn khích lệ điều gì ở con ? Nhận xét, đánh giá về lời dặn dò của người cha - HS hoạt động, trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá. * HĐCL- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? Qua văn bản, em nhận biết và hiểu được điều gì? - Chuẩn xác trên máy chiếu 4. Phân tích 4.2 Người cha nói với con về tình cảnh đất nước - Tình cảnh đất nước: khói lửa bừng bừng ; xương rừng, máu sông; thành tung quách vỡ; bỏ vợ lìa con + NT: Hình ảnh gợi cảm -> Đau thương, tang tóc (Tình cảnh đất nước những năm 20 của thế kỉ XX) - Tâm trạng của người cha: Thảm vong quốc... … nỗi này + NT: Biểu cảm trực tiếp Giọng thơ vừa lâm li ,thống thiết, vừa phẫn uất, hờn căm Từ ngữ, hình ảnh diễn tả cảm xúc mạnh; câu cảm thán -> Căm giận cao độ, nỗi đau xé tâm can trước tội ác của giặc và tình cảnh đau thương của đất nước ->Nỗi đau non nước lớn lao của người cha Ng Phi Khanh, của tác giả, của người dân mất nước đương thời => Khơi dậy trong con lòng căm thù giặc cao độ và lòng yêu yêu tổ quốcsâu sắc - Tác giả: kín đáo bày tỏ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của mình 4. 3. Lời dặn dò của người cha - Tình thế của người cha : cha tuổi già sức yếu ; sa cơ đành phải bó tay -> Già yếu, bất lực => Khích lệ ý chí gánh vác của con đồng thời khiến cho lời trao gửi thêm sức nặng - 6 câu cuối: nhắc con nhớ sự nghiệp của tổ tiên gian lao, hiển hách + NT: Giọng điệu thống thiết, chân thành -> Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của dân tộc: rửa nhục cho nước và trả thù nhà * Lời căn dặn thiêng liêng, sâu sắc - Tác giả: + Đau đáu với vận mệnh dân tộc + Khích lệ lòng yêu nước ở mỗi con người. 5. Tổng kết a. Nghệ thuật + Thể thơ song thất lục bát, giọng thơ bi tráng, mãnh liệt. b. Nội dung: Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp và hợp tác ? Qua bài thơ , em hiểu được gì về tâm sự của một lớp nhà văn, nhà thơ đương thời B. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm đọc một số tác phẩm khác của Trần Tuấn Khải Tiết 64 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học: vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp ? Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng - GV nhận xét-> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác + Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học * HĐ cả lớp - Yêu cầu hs đọc lại đề ? Nhắc lại kĩ năng cần thiết để làm một bài văn thuyết minh (đồ vật) * HĐ nhóm nhỏ - KT học tập hợp tác; máy chiếu ? Lập dàn bài chi tiết cho đề bài - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. II. Nhận xét, đánh giá bài viết văn số 3 * Đề: Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích * Mở bài: Giới thiệu đồ dùng * Thân bài: - Lịch sử hình thành - Cấu tạo - Nguyên lí hoạt động - Công dụng - Cách sử dụng và bảo quản * Kết bài: cảm nghĩ về đồ dùng. - GV trả bài viết * HĐ cá nhân- HS tự ĐG ? Đọc lại bài viết, so sánh với dàn bài chi tiết vừa xd và tiêu chí đánh giá HD trong SHD * HĐ cặp – HS ĐG chéo, góp ý cho bạn * GV nhận xét ưu, nhược điểm theo tiêu chí sgk - Tuyên dương bài viết tốt (Hòa, Hà, Hồng, Ngọc Ánh, Ly) - Yêu cầu hs đọc bài văn hay để HS tham khảo. * HS tự đánh giá, sửa bài * HS trao đổi bài theo cặp, đánh giá chéo. - GV nhận xét D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học * HĐ cá nhân - Đọc và tự sửa chữa các lỗi trong bài văn của mình - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mượn đọc những bài văn làm tốt để học tập * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học thuộc và phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà - Sưu tầm khoảng 1- 2 bài thơ của Tản Đà thể hiện rõ P/c thơ của ông ( hồn thơ ngông) - Tiếp tục sưu tầm tư liệu cho văn TM về đồ vật (đồ dùng học tập) - Chuẩn bị bài 17: + Tìm hiểu tác giả Thế Lữ + Tìm hiểu chung về bài thơ Nhớ rừng + Phân tích bài thơ: trả lời các câu hỏi