Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Kiểm tra 1 tiết (Chủ đề 14). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Kiểm tra kiến thức của HS chủ đề 14, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt. 2. Kĩ năng + Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm. 3. Thái độ + Phát huy tính tự giác, tích cực của HS. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên + Ma trận, đề, đáp án biểu điểm. 2. Học sinh + Ôn tập kiến thức của chủ đề 14. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ma trận chi tiết Chủ đề/ Chuẩn KTKN Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 65: Sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường - Nhận biết được màu sắc ngụy trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước. - Nêu được ý nghĩa màu sắc ngụy trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước. - Giải thích được vì sao SV thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. - Phân tích được mối quan hệ biến dị- di truyền- chọn lọc tự nhiên. Câu 1,2 0,8đ 8% Câu 3,4 0,8đ 8% Câu 5 0,4đ 4% 5 Câu 2đ 20% Bài 66: Luyện tập và ôn tập sinh vật với môi trường - Trình bày được thế nào là môi trường sống của sinh vật, nhân tố sinh thái, nhân tố hữu sinh, nhân tố vô sinh. - Nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. - Phân biệt được các nhân tố sinh thái:vô sinh,hữu sinh,con người - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. - Hiểu được các dạng biểu đồ tháp tuổi của quần thể. - Hiểu được về quần thể sinh vật. - Hiểu được thành phần của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. - Vận dụng các quan hệ sinh vật vào sản xuất nông nghiệp - Vận dụng ảnh hưởng của nhóm nhân tố vô sinh lên đời sống sinh vật vào sản xuất nông nghiệp. - Xây dựng được chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. - Giải thích một số đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật thích nghi với môi trường sống. - Xây dựng được lưới thức ăn trong hệ sinh thái. - Vận dụng được kiến thức về lưới thức ăn trong sản xuất nông nghiệp. Câu 6,7,8,9,10, 11,12 2,8đ 28% Câu 13, 14, 15, 16, 17, 18 2,4đ 24% Câu 19, 20, 21, 22 1,6đ 16% Câu 23, 24, 25 1,2đ 12% 20 câu 8đ 80% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 3 1,2đ 12% 1 2đ 20% 2 0,8đ 8% 2 3,2đ 40% 4 1,6đ 16% 3 1,2đ 12% 13 10 100% 2. Bảng mô tả CHỦ ĐỀ CÂU MÔ TẢ Chủ đề 14 Ứng dụng di truyền 1 Nhận biết: Nhận biết được màu sắc ngụy trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước. 2 Nhận biết: Nêu được ý nghĩa màu sắc ngụy trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước. 3 Thông hiểu: Giải thích được vì sao SV thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. 4 Thông hiểu: Giải thích được vì sao SV thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. 5 Vận dụng: Phân tích được mối quan hệ biến dị- di truyền- chọn lọc tự nhiên. 6 Nhận biết: Trình bày được thế nào là môi trường sống của sinh vật. 7 Nhận biết: Trình bày được thế nào là nhân tố sinh thái. 8 Nhận biết: Trình bày được thế nào là, nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. 9 Nhận biết: Nhận biết các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. 10 Nhận biết: Nhận biết các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. 11 Nhận biết: Nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên. 12 Nhận biết: Nhận biết được nhân tố vô sinh. 13 Thông hiểu: Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. 14 Thông hiểu: Hiểu được các dạng biểu đồ tháp tuổi của quần thể. 15 Thông hiểu: Phân biệt được các nhân tố sinh thái:vô sinh,hữu sinh,con người 16 Thông hiểu: Hiểu được giới hạn sinh thái của sinh vật. 17 Thông hiểu: Hiểu được thành phần của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. 18 Thông hiểu: Hiểu được về quần thể sinh vật. 19 Vận dụng: Vận dụng các quan hệ sinh vật vào sản xuất nông nghiệp. 20 Vận dụng: Vận dụng ảnh hưởng của nhóm nhân tố vô sinh lên đời sống sinh vật vào sản xuất nông nghiệp. 21 Vận dụng: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới. 22 Vận dụng: Xây dựng được chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái 23 Vận dụng: vận dụng tìm được chuỗi thức ăn trong một lưới thức ăn. 24 Vận dụng: Giải thích một số đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật thích nghi với môi trường sống. 25 Vận dụng: Vận dụng được kiến thức về lưới thức ăn trong sản xuất nông nghiệp. IV. ĐỀ BÀI Câu 1. Mỏ chim sẻ chuyên ăn các loại hạt cứng có hình dạng là: A. Mỏ ngắn hình chóp. B. Mỏ nhọn và cong. C. Mỏ nhọn và thẳng. D . Mỏ ngắn và sắc. Câu 2. Mầu xanh của sâu ăn lá cây có ý nghĩa gì với chúng. A. Giúp thích nghi với môi trường sống. B. Giúp chống lại kẻ thù. C. Giúp chúng quang hợp. D. Giúp chúng đẹp hơn. Câu 3. Sự phát triển của chủng vi khuẩn kháng thuốc được tạo ra bằng cách nào? A. Quá trình chọn lọc nhân tạo. B. Quá trình đột biến và giao phối. C.Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình thích nghi với môi trường sống. Câu 4. Biện pháp hữu hiệu nhất ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh là gì? A. Sử dụng kháng sinh còn lại của người khác khi chưa hết hạn. B. Dùng kháng sinh vào những ngày cuối đợt điều trị. C. Chọn đúng loại thuốc và chỉ dùng một lần. D. Dùng kháng sinh vào những ngày đầu đợt điều trị. Câu 5. Để hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật,các quá trình lần lượt là: A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến ,chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. C. Đột biến và giao phối. D. Đột biến,giao phối và chọn lọc tự nhiên. Câu 6.Thế nào là môi trường sống của sinh vật? A.Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. B. Là nơi ở của sinh vật. C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật. Câu 7. Nhân tố sinh thái là: A.Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường. B. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. C. Tất cả các yếu tố của môi trường. D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật. Câu 8. Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người. B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác. C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người. D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác. Câu 9. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. D. Ở điểm cực thuận Câu 10. Giới hạn sinh thái là gì? A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 11. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. C. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 12. Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật. B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc. C. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình. D. Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật. Câu 13. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố hẹp. B. Có vùng phân bố hạn chế.. C. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế. D. Có vùng phân bố rộng Câu 14. Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 45 con / ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con / ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Dạng phát triển. B. Dạng ổn định. C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. D. Dạng giảm sút. Câu 15. Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái? A. Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. B. Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. C. Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật. D. Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường. Câu 16. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. B. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. C. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 17. Trật tự đúng của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn. A.Sinh vật sản xuất - > Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ - > Sinh vật sản xuất -> Sinh vật phân giải. C. Sinh vật phân giải - > Sinh vật sản xuất -> Sinh vật tiêu thụ D.Sinh vật phân giải - > Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật sản xuất. Câu 18. Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Các con cá trong một ao. B. Các con cá chép trong một ao. C. Các con cá chép ở 2 ao. D. Các con cá chép cái trong một ao. Câu 19. Trong thực tế, người ta sử dụng kiểu quan hệ nào sau đây để tiêu diệt sinh vật gây hại bằng phương pháp sinh học? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật. Câu 20. Trong sản xuất nông nghiệp, để tận dụng diện tích đất mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Xen canh. B. Chọn giống tốt. C. Tăng vụ. D. Trồng dày. Câu 21. Cho các sinh vật sau: Cỏ, vi sinh vật, thỏ, hổ. Chuỗi thức ăn được tạo nên từ các sinh vật trên là: A. cỏ -> thỏ -> hổ -> vi sinh vật. B. hổ -> cỏ - > thỏ -> vi sinh vật. C. cỏ -> hổ -> thỏ-> vi sinh vật. D. thỏ -> cỏ -> hổ -> vi sinh vật. Câu 22. Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu? A. Từ môi trường không khí B. Từ nước C. Từ chất dinh dưỡng trong đất D. Từ năng lượng mặt trời Câu 23. Cho sơ ®å líi thøc ¨n díi ®©y Chuột Mèo Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn Số chuỗi thức ăn có trong sơ đồ lưới thức ăn dưới là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 24. Trong mùa sinh sản, tu hú thường hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Tú hú và chim chủ có mối quan hệ A. Hội sinh B. Hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản) C. Cạnh tranh (về nơi đẻ) D.Ức chế - cảm nhiễm Câu 25. Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để A. Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp B. Bổ sung thức ăn cho cá. C. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể cá. D. Giảm sự cạnh tranh của 2 loài. V. ĐÁP ÁN 1A 2A 3C 4C 5D 6C 7B 8C 9D 10A 11B 12C 13D 14D 15C 16A 17A 18B 19D 20A 21A 22D 23B 24C 25D VI. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SỐ ĐIỂM VII. NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………