Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:   

Bài 22: Tiết

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày được những nét cơ bản của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
  1. Kỹ năng:
  • Phân tích được các bảng thống kê để biết đặc điểm kinh tế của ASEAN
  • Đọc được bản đồ để biết quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
  1. Thái độ:
  • Hăng hái tiếp thu, nhận thức được việc tham gia vào ASEAN đã tạp ra những cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

+ Tìm hiểu những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội ở ASEAN

+ Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: nêu-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, sử dụng bản đồ và tranh ảnh, sơ đồ tư duy....
  • KT động não, trình bày 1 phút, thuyết trình, lắng nghe và phản hồi tích cực…

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập.       

+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

+ Đọc trước bài học.         

+ Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.    

+ Chuẩn bị trước mục B.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

+ GV: chiếu H1/ tr 54, yêu cầu HS quan sát và cho biết lá cờ của ASEAN gợi cho em những thông tin gì?

+ HS: hoạt động chung, trình bày hiểu biết của bản thân

? Ngoài ra em còn biết điều gì về hiệp hội các nước ASEAN?

- Lá cờ ASEAN tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự thuần khiết còn màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. 
- 10 thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất của ASEAN.

- GV: dẫn vào bài.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967. Việc thành lập ASEAN đã tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế của các nước trong khu vực phát triển. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về……

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

 

- GV: chiếu H2/ tr 55, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SHD và thực hiện hoạt động nhóm -bàn theo các câu hỏi sau:

? Nêu thời gian thành lập hiệp hội?

? Nêu thứ tự các nước theo thời gian gia nhập ASEAN?

? Tính đến năm 1999 hiệp hội có bao nhiêu nước? Nước nào chưa tham gia?

? Cho biết mục tiêu của Asean đã thay đổi như thế nào qua thời gian?

? Nguyên tắc hoạt động của hiệp hội?

- HS: hoạt động nhóm – bàn, quan sát, trao đổi, trình bày, xác định trên lược đồ; nhận xét

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội ở ASEAN.

- GV: gọi HS đọc thông tin – SHD/ tr 56.

 

 

 

-GV: định hướng hoạt động nhóm theo các yêu cầu sau:

? Các nước ASEAN có những thuận lợi gì về tự nhiên, KT, XH trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế? Kết quả đem lại?

? Bên cạnh đó các nước có những khó khăn gì? Giải pháp?

 

- GV: chốt.

? Nêu một số hình thức hợp tác trong Asean?

 

 

 

- GV: chốt, chiếu 1 số bức tranh về 1 số buổi họp, kí kết hợp tác của các quốc gia trong Asean.

1.Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

- Thành lập vào ngày 8/8/1967

 

 Năm gia nhập

Nước

1967

Thái Lan, Indonesia,

Malaysia, Philippin, Singapo.

1984

Brunay

1995

Việt Nam

1997

Lào, Myanma

1999

Camphuchia

=> 10 nước thành viên

(Đông Ti- mo chưa tham gia).

* Mục tiêu:

- 25 năm đầu: hợp tác về quân sự

- Đầu thập niên 90 (TK XX): giữ  vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hoà hợp , cùng nhau phát triển KT- XH

=> Thay đổi phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn

* Nguyên tắc: tự nguyện, tôn trọng chủ quyền

2. Tìm hiểu những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội ở ASEAN.

 

 

 

 

 

 

 

- Thuận lợi: SHD/ 56

=> Kết quả: đem lại lợi ích KT cho tất cả các bên, tạo môi trường phát triển KT- XH ổn định.

- Khó khăn: SHD/ 56

=> Giải pháp: tiếp tục hợp tác chặt chẽ và toàn diện hơn nữa

* Một số hình thức hợp tác trong Asean:

- An ninh- chính trị,thúc đẩy hòa bình,  ổn định khu vực.

- Kinh tế

- Văn hóa – xã hội: giáo dục, y tế...

TIẾT 2

Hoạt động 3: Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN

 

- GV yêu cầu HS quan sát bảng 1, đọc thông tin tr 57, 58 và thực hiện hoạt động cặp đôi theo câu hỏi sau:

 

? Hoàn thiện sơ đồ SHD/ 57 bằng việc liệt kê những cơ hội và thách thức khi VN gia nhập ASEAN?

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV: chốt.

3. Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN.

 

 

 

 

* Cơ hội:

- Tăng trưởng kinh tế:

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa XK, NK của VN trong Asean chiếm tỉ trọng cao...

+ Tỉ trọng khách du lịch nước ngoài ( trong khối Asean) đến VN chiếm tỉ trọng cao...

- Cải thiện công nghệ.

- Giao lưu, liên kết về văn hóa, giáo dục

- Phát triển hành lang Đông- Tây, khai thác tót hơn thế mạnh của mình.

* Thách thức: SHS/ 58.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

- GV: yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SHD/ 58.

- Yêu cầu HS vẽ lại vào vở và hoàn thành nội dung còn thiếu, sau đó dùng lời trình bày lại trong thời gian 1 phút.

- HS: hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động chung.

- GV: chốt

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1:

- GV: gọi đọc yêu cầu bài tập, quan sát bảng 2/ 59.

- GV: gợi ý nhận xét bảng số liệu

+ Nhận xét từ khái quát đến cụ thể.

+ Có xử lí số liệu để so sánh GDP/ người.

- HS: hoạt động cá nhân, tính toán, nhận xét, trình bày.

- GV: chốt.

HD:

- GDP/ người giữa các quốc gia của Asean năm 2013 không đồng đều.

+ Cao nhất là Xingapo (d/c), tiếp đến là Brunay (d/c)và Malaixia (d/c).

+ Thấp nhất là: Campuchia (d/c)

+ Nước có thu nhập cao nhất gấp  38,3 lần.

+ Các nước còn lại trong đó có VN cũng có thu nhập thấp

Bài tập thêm: ?Hoàn thiện sơ đồ tư duy theo các nội dung đã học.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

a. Học bài cũ và làm bài tập

b. Chuẩn bị bài 23: Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ VN- mục B1; 2; đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu theo SHD