Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Hai cây phong. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 9: HAI CÂY PHONG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Học sinh hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương,với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen. • Giúp học sinh hình thành được khái niệm nói quá, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. 2. Kỹ năng • Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. • Rèn kĩ năng vận dụng hiểu biết về phép nói quá trong đọc - hiểu văn bản. 3. Thái độ • GD cho hs lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình. • GD cho hs có thái độ phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về tác phẩm Hai cây phong • Tìm hiểu về biện pháp nói quá và tác dụng của nói quá. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 33 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học, giao tiếp * HĐ cá nhân; GV nhận xét, đánh giá ? Đọc đoạn giới thiệu truyện và giải thích vì sao cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn người thầy đầu tiên của mình. -> Gv dẫn vào bài mới - Vì "người thầy đầu tiên" ấy đã cứu cô bé An-tư-nai ra khỏi cuộc sống lạc hậu, thiếu hiểu biết, thoát khỏi sự hà khắc của bà thím cũng như được vươn mình đến từng con số, chữ cái, để An-tư-nai có thể thắp sáng tương lai của mình, không bị bán làm vợ lẻ hay chịu số phận nghèo khổ, vì tri thức sẽ làm nên tất cả... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại - Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thẩm * HĐ cá nhân- KT trình bày 1 phút; máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết, tìm hiểu của em về tác giả và tác phẩm - Gv giảng * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu; GV nhận xét, đánh giá - Văn bản được viết theo PTBĐ nào? - Xác định bố cục của văn bản? ? Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, cho biết truyện có mấy mạch kể? Là những mạch kể nào ? Tác giả sử dụng mạch kể xưng tôi khi nào và chúng tôi khi nào ? Trong hai mạch kể, mạch kể nào quan trọng hơn ?Vì sao? * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS chú ý đoạn văn: Vào năm học cuối  biêng biếc kia ” ? Tìm chi tiết nói về lũ trẻ chơi đùa cùng hai cây phong ? Những chi tiết ấy gợi lên một không khí như thế này? ? Hình ảnh hai cây phong ntn khi lũ trẻ đến vui đùa? Tìm câu văn, từ ngữ ? Miêu tả hai cây phong tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng? * HĐ cả lớp ? Cảm xúc của lũ trẻ lúc đó ra sao? Tìm chi tiết ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ? Qua đó thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của lũ trẻ ? Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng PTBĐ nào? ? Nhận xét về ngòi bút miêu tả của tác giả? ? Qua đoạn văn trên, em thấy hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với tôi. * Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Ai - ma - tốp (12/12/1928) + Là nhà văn Cư- rơ- gư- xtan. + Tốt nghiệp ĐH văn tại Mát-xcơ-va. + Viết văn bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. - Tác phẩm: + Văn bản “ Hai cây phong” là phần đầu truyện vừa “Người thầy đầu tiên”. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung - PTBĐ : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Bố cục : 4 phần - Mạch kể của truyện: - Mạch kể xưng tôi (phần 1, 3, 4): vào thời điểm hiện tại khi tôi- người họa sĩ đã trưởng thành. - Mạch kể xưng chúng tôi ( phần 2) vào thời điểm quá khứ khi kể về thời thơ ấu của tôi - Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì: - Xét về độ dài: mạch kể xưng tôi dài hơn - Trong mạch kể xưng chúng tôi, có nhân vật tôi ->Hai mạch kể vừa phân biệt vừa lồng ghép vào nhau - Tác dụng: câu chuyện sống động, gần gũi, thân mật II. Tìm hiểu văn bản 1. Hai cây phong và những kí ức tuổi thơ - Cảm xúc của lũ trẻ: sửng sốt, nín thở, ngồi lặng đi, quên mất tổ chim, suy nghĩ “ đã phải… thế này” - Nghệ thuật: Đặc tả nội tâm -> Cảm giác ngạc nhiên, vui sướng, thích thú, say sưa, ngây ngất. - Nghệ thuật: + Kết hợp kể, tả, biểu cảm + Ngòi bút miêu tả mang đậm chất hội họa. * Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 34 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng * HĐ cả lớp - Gọi hs đọc từ”trong làng tôi  chiếc gương thần xanh’’ ? Hai cây phong được giới thiệu như thế nào? Tìm chi tiết ? Trong lời giới thiệu trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? NT đó cho em thấy điều gì về hai cây phong * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu; các nhóm NX, đánh giá chéo ? Trong hồi ức của mình ‘’tôi’’ cảm nhận như thế nào về hai cây phong? Tìm chi tiết? ? Cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên có gì độc đáo ? Qua đó, em thấy hai cây phong hiện ra ntn ? Vẻ đẹp ấy tượng trưng cho điều gì - Bình * HĐ cả lớp; máy chiếu ? Tình cảm của tôi với hai cây phong như thế nào? Tìm chi tiết - Giảng ? Từ đó, em cảm nhận được gì về tình cảm của tôi đối với hai cây phong ? Việc tôi yêu quý, gắn bó sâu nặng với hai cây phong chính là biểu hiện cho tình cảm nào ? Nhận xét về PTBĐ trong đoạn văn trên ? Như vậy, hai cây phong còn có ý nghĩa gì đối với tôi * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS chú ý vào phần 4 của văn bản ? Khi lắng nghe tiếng hai cây phong, tôi có tâm trạng và suy nghĩ gì ? Nhận xét về giọng văn ? Giọng văn đó diễn tả tâm trạng gì của tôi * HĐ cặp - KT động não; GV nhận xét, đánh giá ? Tại sao nghe tiếng rì rào của hai cây phong tôi lại có tâm trạng đó ( Thầy Đuy-sen là người đã có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xóa mù cho trẻ em trong làng; người đã gửi gắm, thắp lên những ước mơ cho những đứa trẻ nghèo khổ như An-tư-nai) * HĐ cả lớp. ? Đến đây, em hiểu tôi yêu quý hai cây phong vì những lí do gì? ? Việc tôi yêu quý hai cây phong, nhớ đến người trồng cây thể hiện điều gì ? Điều này rất giống với đạo lí gì của dân tộc ? Vậy hai cây phong còn có ý nghĩa gì đối với tôi * Bình * HĐCN- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Khái quát lại giá trị NT và nội dung của truyện? * HĐC cả lớp ? Còn em, em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô * TC trò chơi; GV, HS nhận xét, đánh giá - Thi đọc diễn cảm văn bản Hai cây phong II. Tìm hiểu văn bản (tiếp) 2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của nhân vật ‘‘Tôi” -Vị trí : Phía trên làng, giữa ngọn đồi, như ngọn hải đăng đặt trên núi - Nghệ thuật: So sánh => Biểu tượng, tín hiệu dẫn về làng. - Hai cây phong qua cái nhìn và cảm nhận của tôi: - Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng - Dù ngày hay đêm: vẫn nghiêng ngả, lay động, rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau + Như làn sóng vỗ vào bãi cát + Như 1 tiếng thở dài thiết tha nồng thắm + Im bặt … như thương tiếc người nào - Bão giông đến… dẻo dai, reo vù vù như một ngọn lửa - Nghệ thuật: + Miêu tả bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng cả tâm hồn. + So sánh, nhân hóa => Đẹp, sống động, như hai sinh thể có tâm hồn phong phú, có sức sống mãnh liệt => Vẻ đẹp, tâm hồn và sức sống của quê hương, của người dân Ku-ku-rêu. - Tình cảm của tôi với hai cây phong: - Ở xa: vẫn cảm biết, lúc nào cũng nhìn rõ - Trở về: mong tới làng... đến với hai cây phong… say sưa, ngây ngất - Lớn lên: hiểu điều bí ẩn: không vỡ mộng xưa, tuổi trẻ để lại nơi ấy…như mảnh vỡ của gương thần xanh. -> Am hiểu, yêu quý, gắn bó sâu nặng với hai cây phong (Tình yêu quê hương) - Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm * Hai cây phong gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng 3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen - Tôi lắng nghe tiếng rì rào của hai cây phong: + Tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng + Nhớ ra: thuở ấy có một điều chưa hề nghĩ đến … hai cây phong ấy - Giọng văn: chậm, sâu lắng -> Xúc động sâu sắc vì nó gợi tôi nhớ đến người trồng cây- thầy Đuy-sen - Vì nó gắn với nghề họa sĩ, với tình yêu làng quê, với những kỉ niệm tuổi thơ mà quan trọng hơn nó gắn liền với hình ảnh người thầy đầu tiên trong đời. - Tôi nhớ đến người trồng cây->Yêu quý biết ơn, kính trọng người thầy đầu tiên * Hai cây phong là bằng chứng về tình thầy trò, bằng chứng về lòng kính trọng, sự biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ. 4. Tổng kết a. Nghệ thuật + Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ , biện pháp so sánh nhân hoá kết hợp với sự quan sát tinh tế . b. Nội dung + Tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ về hai cây phong ở chốn quê nhà. + Tình yêu quê hương đằm thắm, da diết của người viết. + Tình cảm và lòng biết ơn người thầy đầu tiên đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ của mình. 5. Bài tập * Hướng dẫn học tập về nhà - Học bài và nhớ được nội dung của văn bản - Tìm đọc một số truyện ngắn khác của nhà văn Ai-ma-tốp - Tìm các đoạn văn có sd yếu tố miêu tả, biếu cảm trong vb - Chuẩn bị tiết sau: - Tìm hiểu về biện pháp nói quá: đọc ví dụ, tìm hiểu nói quá là gì, tác dụng của nói quá - Ôn lại văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm: bố cục, dàn ý của bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 8: HAI CÂY PHONG (tiết 3) Tiết 35 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp) Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu; GV nhận xét, đánh giá ? Các cụm từ in đậm nói về các sự vật, hiện tượng gì? ? So sánh với cách nói trên, em có nhận xét gì về quy mô, tính chất của sự vật được nói đến ở các cụm từ in đậm. ? Cách diễn đạt như vậy có tác dụng gì? * HĐ cả lớp - Chốt biện pháp nói quá ? Thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá? - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ ? Lấy ví dụ về biện pháp nói quá - Gv lưu ý: Nói quá sử dụng trong lời nói hằng ngày, trong văn chương (ca dao, tục ngữ, thành ngữ)... ; ít sử dụng trong văn bản khoa học, hành chính, .. III. Tìm hiểu về biện pháp nói quá và tác dụng của biện pháp nói quá 1. Ví dụ - Các từ in đậm: - Cách diễn đạt: + Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối (Hiện tượng tự nhiên: đêm tháng năm, ngày tháng mười rất ngắn) + Thánh thót như mưa ruộng cày (Mồ hôi rất nhiều, ướt đẫm) -> Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật , hiện tượng - Tác dụng + VD1: Nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc: đêm tháng năm, ngày tháng mười rất ngắn + VD2: Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân trong sản xuất => Những cách diễn đạt nhằm mục đích như trên người ta gọi là nói quá 2. Ghi nhớ (sgk) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực đọc hiểu * HĐ cặp - KT học tập hợp tác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo ? Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cách nói quá và giải thcish ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: (sgk) * HĐ cá nhân; HS tự nhận xét, đánh giá ? Điền thành ngữ cho sắn vào chỗ trống (...) trong các câu sau đây để tạo biện pháp tu từ nói quá: * Bài tập 2a: - Sỏi đá … cơm : nhấn mạnh, tin vào sức mạnh của lao động (lao động cần cù chịu khó sẽ đạt được kết quả cao - Đi lên tận trời : Vết thương chẳng có nghĩa lý gì, không phải bận tâm - Thét ra lửa : nhấn mạnh uy quyền của cụ Bá * Bài tập 2b : a. Chó ăn đá gà ăn sỏi b. Bầm gan tím ruột c. Ruột để ngoài da d. Nở từng khúc ruột đ. Vắt chân lên cổ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân; HS nhận xét, đánh giá a. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: b. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá. c. Viết một đoạn văn có dùng biện pháp nói quá. * Bài tập 1 a. Đặt câu: - Nghiêng nước nghiêng thành - Dời non lấp bể - Lấp biển vá trời - Mình đồng da sắt - Nghĩ nát óc b. Ví dụ: + Ngáy như sấm + Trơn như mỡ + Nhanh như cắt + Lừ đừ như ông từ vào đền + Lúng túng như gà mắc tóc ... c. Tham khảo: /bai-hoc/viet-mot-doan-van-co-dung-bien-phap-noi-qua.html Tiết 36 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Năng lực: giao tiếp, tạo lập văn bản, GQVĐ và sáng tạo • - GV ghi đề bài lên bảng • - TC cho HS làm bài tập văn số 1 • • Viết bài tập làm văn số 2 1. Đề bài Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn 2. Yêu cầu • a. Kĩ năng • - K/n: tạo lập văn bản; dựng đoạn; dùng từ, đặt câu chuẩn xác; diễn đạt lưu loát; đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, bố cục hợp lí; kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả và biểu cảm • b. KT: • - Giới thiệu được sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện • - Kể lại diễn biến câu chuyện • - Kết cục, cảm nghĩ của em 3. Đáp án, biểu điểm * Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản và cấu trúc của bài văn: bài văn có đủ 3 phần; mở bài giới thiệu được chủ đề; thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề; kết bài tổng kết chủ đề * Xác định đúng yêu cầu của đề về kiểu bài và nội dung: - Kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - ND: một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn * Triển khai chủ đề thành các khía cạnh để trình bày • - Giới thiệu được sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện • - Kể lại diễn biến câu chuyện: • - Câu chuyện diễn ra ở đâu, khi nào, với ai, diễn ra ntn - Thái độ của thầy cô ra sao, tâm trạng, cảm xúc của em khi mắc lỗi ntn • - Kết cục của câu chuyện, cảm nghĩ của em. • - Kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả và biểu cảm • * Sáng tạo - Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ * Chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn dạt, liên kết, mạch lạc 1 1 1 3 1 1 1 1 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Chọn trong văn bản Hai cây phong một đoạn khoảng 10 dòng để học thuộc lòng ( Dành cho 8B) - Tìm đọc truyện “Con rắn vuông”. Từ đó hs phân biệt nói quá, nói khoác * Hướng dẫn học tập ở nhà - Đọc lại bài văn đã làm và tự sửa lỗi, sau đó trao đổi với các bạn để cùng tham khảo. - Tích cực hoàn thiện phần BT E - Chuẩn bị cho bài KT giữa kì I: - Ôn tập kiểm tra TV, VB từ đầu kì I -> nay - Tích cực luyện viết văn với các đề còn lại trong Sgk/ T95 * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………