Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 10: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông. Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày. • Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh. Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. 2. Kỹ năng • Rèn kĩ năng tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh. • Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ • GD cho hs ý thức bảo vệ môi trường trái đất. Có hành động, việc làm bảo vệ môi trường, hiểu đc bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính con người. • GD cho hs ý thức biết nói giảm, nói tránh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về tác phẩm Thông tin về ngày trái đất năm 2000 • Tìm hiểu về nói giảm nói tránh. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 37 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Định hướng phát triển năng lực: GQVĐ và sáng tạo * HĐ cá nhân; GV nhận xét, đánh giá ? Theo em ngày trái đất được tôt chức hằng năm nhằm mục đích gì? Nêu một số chủ đề của ngày trái đất. -> Giới thiệu bài mới. - Mục đích: bảo vệ môi trường như: tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp. - Một số chủ đề: + Nói không với rác thải nhựa (2018) + Cùng tham gia, cùng hành động vì nguồn nước sạch Việt Nam(2017)\ + Chiến dịch giờ trái đất (2016) "Hành động nhỏ ý nghĩa lớn". B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; GQVĐ và sáng tạo; ngôn ngữ; thẩm mĩ + Năng lực chuyên biệt: năng lực đọc hiểu; năng lực sử dụng Tiếng Việt; năng * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc: - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cặp; máy chiếu; các cặp NX, đánh giá chéo ? Văn bản này đề cập đến vấn đề xã hội nào ? ? Theo em văn bản được viết theo kiểu văn bản gì? ? Văn bản được biểu đạt bằng phương thức nào? ? Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần. - Tích hợp : Văn bản nhật dụng - Yêu cầu hs chú ý phần đầu * HĐ cả lớp ? Bản thông điệp được ra đời như thế nào? ? Em có nhận xét gì về vấn đề mà Việt Nam đưa ra * HĐ ; GV nhận xét, đánh giá - Tìm câu văn nói về tình trạng dùng bao ni lông hiện nay ở Việt Nam? - Địa phương em sử dụng bao bì ni lông như thế nào? - Nhận xét về cách sử dụng bao bì ni lông? * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu; các nhóm NX, đánh giá chéo - Tìm chi tiết nêu lên nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. - Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả? - Từ đó, em thấy việc sử dụng bao bì, ni lông gây nên những tác hại nào? - Nhận xét về những tác hại đó *Bình: Bao bì ni lông đang thực hiện quá trình hủy diệt môi trường sống và con người. * HĐ cá nhân ? Hiện nay chúng ta xử lí bao bì ni lông ntn? ? Em và gia đình đã xử lí bao bì ni lông ra sao? ? Nhận xét các biện pháp xử lí này? * HĐ cả lớp; máy chiếu ? Tác giả đề ra những biện pháp nào để hạn chế dùng bao bì ni lông? ? Nhận xét những biện pháp trên. ? Nhận xét chung về tác hại của việc sử dụn bừa bãi bao bì ni lông? *HĐ cả lớp ? Những kiến nghị nào được đưa ra? ? Nhận xét kiểu câu, sử dụng từ ngữ? ? Qua đó, em nhận xét gì về kiến nghị mà tác giả đưa ra. * HĐCN- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản? * HĐ cá nhân ? Sau bài học, em sẽ lập kế hoạch gì cho mình để chung tay cùng mọi người bảo vệ môi trường. I. Tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 2. Tìm hiểu chung * Văn bản nhật dụng * Phương thức biểu đạt: nghị luận- thuyết minh * Bố cục: 3 phần + P1. Từ đầuàMột ngày không dùng bao ni lông: Nguyên nhân ra đời bản thông điệp + P2. TiếpàMôi trường: Tác hại của bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông + P3. Còn lại: Lời kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. => Sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguyên nhân ra đời bản thông điệp - Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày trái đất - Năm 2000 , VN tham gia với chủ đề : “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.” * Cấp thiết, nóng bỏng, mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển 2. Thực trạng sử dụng, tác hại của việc dùng bao ni lông và những giải pháp hạn chế sử dụng a. Thực trạng - Mỗi ngày …thải ra hàng triệu bao bì ni lông…phần lớn vứt bừa bãi khắp nơi. => Sử dụng bừa bãi, thiếu ý thức b. Tác hại * Nguyên nhân gây hại: Bao bì ni lông có đặc tính không phân hủy Pla- xtic. * Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông: - Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật -> Xói mòn - Tắc cống rãnh-> ngập úng - Phát sinh muỗi-> dịch bệnh - Sinh vật chết - Ô nhiểm thực phẩm…hại não, phổi - Gây ngộ độc …dị tật cho trẻ sơ sinh. - Nghệ thuật: + dùng số liệu, liệt kê, phân tích + Cách thuyết minh vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn -> Làm ô nhiễm , suy thoái môi trường, gây những bệnh nguy hiểm cho con người, => Nghiêm trọng, lâu dài, nhiều mặt. c. Biện pháp xử lí - Biện pháp (sgk) => Hợp lí, có khả năng thực hiện được. * Việc sử dụng bừa bãi và xử lí chưa triệt để bao bì ni lông đã gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. 3. Những kiến nghị - Hai kiến nghị - Quan tâm , bảo vệ Trái Đất. - Hành động cụ thể: một ngày không dùng bao bì ni lông. (-) Sử dụng câu cầu khiến Điệp từ hãy * Lời kêu gọi khẩn thiết, xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại, với mọi người. 3. Tổng kết - Nghệ thuật Bố cục chặt chẽ, thuyết minh bằng dẫn chứng chân thực lía lẽ hùng hồn sắc bén, thuyết phục người đọc người nghe. - Nội dung Văn bản đã giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt thất bì ni lông , đồng thời gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi ngfg sống, để bảo vệ Trái Đất,ngôi nhà chung của chúng ta. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Năng lực: Năng lực tự học * HĐCN - Hãy ghi lại 3 điều lớn nhất mà em học được từ bài học hôm nay Bài 1 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Năng lực GQVĐ và sáng tạo * TC HĐ cá nhân - Vẽ một bức tranh cổ động cho khẩu hiệu Một ngày không sử dụng bao bì, ni lông E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Thực hiện nhiệm vụ 1 phần E. HĐ tìm tòi mở rộng * Hướng dẫn học tập ở nhà - Học bài và nhớ được nội dung bài học - Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp khắc phục - Chuẩn bị: Ôn tập truyện kí Việt Nam: - Tổng kết văn bản theo mẫu - Trả lời câu hỏi b,c phần 1. HĐ luyện tập Tiết 38 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * HĐCL; máy chiếu Các câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì? - Đen như cột nhà cháy - Xấu ma chê quỷ hờn - Nhanh như chớp - Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. -> GV nhận xét, giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp, dạy học hợp tác, phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cặp- KT học tập hợp tác - Xác định yêu cầu mục a? - Tổ chức HS trao đổi, thảo luận - Yêu cầu HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS đọc ví dụ b ? Tại sao tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ khác cùng nghĩa * HĐ cá nhân - Thực hiện yêu cầu mục c - Tổ chức HS hoạt động - Tổ chức HS trình bày, đánh giá, phản biện - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức - Gv chốt ? Vậy thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh - Chuẩn kiến thức. 4. Nói giảm nói tránh * Xét VD a. - Các từ in đậm đều có nghĩa là:chết -> Dùng cách nói như thế để tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề b. Dùng từ “ bầu sữa” -> tránh thô tục c. Cách nói thứ 2- góp ý nhẹ nhàng, tế nhị => Cách sử dụng từ ngữ như trên được gọi là nói giảm nói tránh. * GN: Nói giảm nói tránh là cách nói nhịp nhàng, uyển chuyển nhằm tránh cảm giác đau buồn, thô tục; đảm bảo sự tế nhị, lịch sự trong giao tiếp C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp, phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu - Tổ chức HS hoạt động - Tổ chức HS trình bày, đánh giá, phản biện - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức * HĐ cá nhân - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu - Tổ chức HS hoạt động - Tổ chức HS trình bày, đánh giá, phản biện - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức. a. 1-3-2-4-5 b. 1- cách 2 2- cách 2 3- cách 1 4- cách 1 5- cách 2 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp:vấn đáp - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực giao tiếp * Tích hợp KNS: HĐCN- KT nói cách khác; máy chiếu; GV, HS nhận xét, đánh giá - Nói bằng cách khác những câu phát ngôn sau: - Cấm nói chuyện riêng trong lớp. - Bạn học kém quá. - Cái áo này xấu thế! E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Thực hiện nhiệm vụ 2. HĐ E Tìm tòi mở rộng * Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại nội dung kiến thức phần văn bản. - Tìm đọc một số vb thuyết minh . - Chuẩn bị: phần C, BT1,3 - Hs lập bảng thống kê theo hướng dẫn - Lập dàn ý cho đề luyện nói/ sgk (theo nhóm) - Luyện kể chuyện với đoạn trích sgk. Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 10: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 (tiết 3- 4) Tiết 39 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * HĐ cả lớp ? Kể tên các tác phẩm truyện kí em đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 ? Các tác phẩm này có gì giống và khác nhau. => Giới thiệu bài mới. - Tác phẩm truyện kí: Trong lòng mẹ, tôi đi học, tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. - Điểm giống và khác nhau: + Giống nhau: Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại. Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người cùng thời với tác giả. + Khác nhau về thể loại và đối tượng viết đến. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp, dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lựcgiao tiếp và hợp tác * HĐ cá nhân; máy chiếu - Ôn tập lại các tác phẩm truyện kí bằng cách hoàn thành phiếu học tập - Tổ chức cho HS hoạt động - Tổ chức cho HS trình bày, báo cáo, phản biện - Chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá 1. Ôn tập truyện kí Việt Nam a. Bảng hệ thống các tác phẩm truyện kí Việt Nam Tên vb Tên tác giả Thể loại PTBĐ Đặc điểm NT Nội dung chủ yếu Tôi đi học (1941) Thanh Tịnh ( 1911- 1988) Truyện ngắn Tự sự xen trữ tình - Kết hợp hài hòa tự sự với miêu tả, biểu cảm - Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật: tinh tế, chân thực - Ngôn ngữ, giọng điệu giàu chất trữ tình - Hình ảnh so sánh mới mẻ , độc đáo. - Những kỉ niệm trong sáng, tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của tôi trong ngày tựu trường đầu tiên Trong lòng mẹ(Những ngày thơ ấu-1938) Nguyên Hồng ( 1919-1982) Hồi kí ( trích) Tự sự xen trữ tình -Văn hồi kí chân thực, trữ tình tha thiết. - Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn , mãnh liệt ; sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo. - Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ và khi ở trong lòng mẹ. Tức nước vỡ bờ ( Tắt đèn 1939) Ngô Tất Tố ( 1893-1954) Tiểu thuyết ( trích) Tự sự - Xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính - Kể chuyện, miêu tả nhân vật: chân thật, sinh động -Vạch trần bộ mặt tàn bạo bất nhân của chế độ thực dân nửa pk . - Ca ngợi những phẩm chất cao quý và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng Lão Hạc ( 1943) Nam Cao ( 1915- 1951) Truyện ngắn Tự sự xen trữ tình - Xây dựng tình huống truyện: độc đáo, bất ngờ, hấp dẫn - Kể chuyện, miêu tả nhân vật: linh hoạt, tự nhiên, chân thật - Khắc họa nv, tâm lí nhân vật tài tình - Ngôn ngữ kể chuyện: sinh động, giàu tính tạo hình, gợi cảm - Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong XHVN trước CM - Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với họ * HĐN- KT học tập hợp tác - So sánh và rút ra điểm giống và khác nhau giữa các văn bản 2,3,4 - Tổ chức cho HS hoạt động - Tổ chức cho HS trình bày, báo cáo, phản biện - Chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá - Giáo viên kết luận. ? Sự khác nhau đó tạo nên điều gì cho VHHT phê phán ? Trong mỗi văn bản 2,3,4 – em thích nhất nhân vật hoặc đoạnvăn nào? Vì sao? b. Điểm giống và khác nhau của các văn bản 2,3,4 * Giống nhau + Đều là văn bản tự sự, truyện kí hiện đại, ra đời:1930-1945 + Đề tài và chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận đau thương của những con người bị vùi dập. + Giá trị nghệ thuật: Bút pháp hiện thực + Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ,cao quý của con người; tố cáo những gì tàn ác, xấu xa) => Đặc điểm chung của dòng văn học hiện thực trước CMT8, góp phần hiện đại hóa nền văn học Việt Nam * Khác nhau: + Khác về mức độ kết hợp giữa yếu tố tự sự với các yếu tố khác + Khác về thể loại + Khác về nội dung cụ thể, cách viết, nghệ thuật => Đa dạng, đa diện, hấp dẫn của văn học hiện thực phê phán c. Phát biểu cảm nghĩ về các tác phẩm truyện kí hiện đại Việt Nam - Hs tự bộc lộ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp * Tổ chức HĐ cá nhân - Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về một nhân vật mà em yêu thích ( Dành cho lớp 8B) E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Tìm đọc một số tác phẩm truyện kí cùng thời với các tác phẩm trên * Hướng dẫn học tập ở nhà - Học bài và nhớ được nội dung bài học - Viết một cái kết khác cho truyện ngắn lão Hạc - Chuẩn bị: Luyện tập nói giảm nói tránh : - Đọc , làm bài tập - Tìm hiểu thế nào là nói giảm nói tránh - Tác dụng của nói giảm nói tránh Tiết 40 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực tạo lập văn bản * TC HĐ cá nhân ? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự -> Giới thiệu bài mới. - Vai trò : + Miêu tả trong văn bản tự sự là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra được sinh động. - Biểu cảm trong văn tự sự là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc, tránh được khô khan. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp, dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * Tổ chức HĐ cá nhân - Giao nhiệm vụ: ? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể. ? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể? - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác; GV, HS nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp; máy chiếu - Thực hiện nhiệm vụ Đề bài: Kể lại đoạn trích tức nước vỡ bờ theo lời kể của chị Dậu (ngôi thứ nhất) - GV chuẩn xác - Sử dụng đúng ngôi kể - Yêu cầu các nhóm trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà - Các nhóm trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác trên máy chiếu - Gv lưu ý hs các yếu tố miêu tả, biểu cảm * Luyện nói theo cặp; HS đánh giá * HĐ cả lớp 2. Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. a. Ôn tập về ngôi kể - Kể theo ngôi thứ nhất là ngôi kể mà người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói ra cảm tưởng, suy nghĩa của mình =>Tác dụng: bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật. - Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp mọi nơi, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của họ, kể linh hoạt, tự do =>Tác dụng: Tạo ra tính khách quan cho câu chuyện. - Phải thay đổi ngôi kể vì để câu chuyện thêm sinh động, linh hoạt thú vị, để người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp. b. Luyện nói b1. Yêu cầu * Kĩ năng * Kiến thức - Thay đổi ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất - Không thay đổi các sự việc. - Nhập vai nhân vật nói nên suy nghĩ, tình cảm của mình. - Dàn ý: b. Thực hành luyện nói + Luyện nói theo cặp + Luyện nói trước lớp E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - - Đóng vai bé Hồng, hãy kể lại đoạn trích bé Hồng gặp mẹ ( (Lớp 8B) * Hướng dẫn học tập ở nhà - Học bài và nhớ được nội dung bài học - Viết một cái kết khác cho truyện ngắn lão Hạc - Chuẩn bị: Luyện tập nói giảm nói tránh : - Đọc , làm bài tập - Tìm hiểu thế nào là nói giảm nói tránh - Tác dụng của nói giảm nói tránh * Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….