Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống và các phương pháp chọn lọc (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 63: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được một số tác nhân gây đột biến và cơ chế ggaay đột biến của các tác nhân đó. Trình bày được các biện pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hoá học. Trình bày được một số thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật. Giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao ít gây đột biến trong chọn giống vật nuôi? Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến? Tại sao khi đi nắng cần sử dụng kem chống nắng tia UV. Nêu được khái niệm chọn lọc. Phân biệt được các hình thức chọn lọc. Phân tích được vai trò chọn lọc trong chọn giống. Nêu được một số ứng dụng của chọn lọc trong thực tiễn. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận. 3. Thái độ Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS). Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Các phương pháp chọn lọc Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Nhân dân ta thường chọn giống cây trồng bằng những cách nào? HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động Bằng cách chọn lọc hàng loạt cây trồng,... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Chọn lọc hàng loạt GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi ở mục 2. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Quan sát hình vẽ 2a, hoàn thành các yêu cầu của phần 2a SHDH trang 186. + Thảo luận và làm bài tập nối cột A và cột B cho phù hợp. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Các phương pháp chọn lọc Để có những giống có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao,... a. Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc một lần Chọn lọc một lần Giống nhau - Cách tiến hành đều có các bước giống nhau - Thích hợp với cả cây giao phấn và cây tự thụ phấn và vật nuôi Khác nhau - Thực hiện ở năm một, trên đối tượng ban đầu Thực hiện ở năm hai, trên đối tượng đã qua chọn lọc năm một Nối 1 – a, c ; 2 – b ; 3 – d Hoạt động 2: Chọn lọc cá thể GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Quan sát hình 2b, hoàn thành câu hỏi và bài tập trong phần 2b SHDH trang 186. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức b. Chọn lọc cá thể - Ưu điểm: Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, nên kết quả ổn định và có độ tin cậy cao. - Nhược điểm: đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ nên khó áp dụng rộng rãi. - Đối tượng phù hợp: Chọn lọc cá thể thích hợp với những cây tự thụ phấn, những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép. Hoàn thành bảng Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể Các bước tiến hành – Dựa vào kiểu hình, chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống – Ở cây trồng, hạt của những cây đã được chọn lọc trộn chung với nhau để làm giống vào vụ sau – Ở vật nuôi những cá thể đủ tiêu chuẩn được chọn ra để nhân giống – Chọn những cá thể tốt nhất phù hợp với mục tiêu chọn lọc để nhân giống. – Mỗi cá thể đã chọn được nhân thành từng dòng - So sánh giưa các dòng để chọn ra dòng tốt nhất. Ưu điểm Đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng rộng rãi Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, nên kết quả ổn định và có độ tin cậy cao Nhược điểm – Không kết hợp được chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen - Chỉ có hiệu quả rõ đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao Đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ nên khó áp dụng rộng rãi C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Tự đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi 1 trang 188 SHD phần luyện tập. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Giống lúa A: chọn chọn hàng loạt 1 lần vì giống lúa A mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Giống lúa B cần chọn chọn hàng loạt 2 lần, vì giống lúa B có sai khác rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng: chiều cao và thời gian sinh trưởng. D.E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu 1, 2, 3 trong hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng. HS: Về nhà thực hiện nhiệm vụ GV giao D.E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng