Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống và các phương pháp chọn lọc (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 63: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được một số tác nhân gây đột biến và cơ chế ggaay đột biến của các tác nhân đó. Trình bày được các biện pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hoá học. Trình bày được một số thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật. Giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao ít gây đột biến trong chọn giống vật nuôi? Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến? Tại sao khi đi nắng cần sử dụng kem chống nắng tia UV. Nêu được khái niệm chọn lọc. Phân biệt được các hình thức chọn lọc. Phân tích được vai trò chọn lọc trong chọn giống. Nêu được một số ứng dụng của chọn lọc trong thực tiễn. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận. 3. Thái độ Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS). Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Các phương pháp chọn lọc Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Nghiên cứu thông tin trong phần HĐ khởi động SHDH trang 182 + Trả lời các câu hỏi trong phần HĐ khởi động SHDH trang 183. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi ở mục 1. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Nghiên cứu thông tin, hoàn thành câu hỏi và bài tập trong phần 1a SHDH trang 183, 184. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Đáp án B a. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí - Các tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST. - Chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy, mô thực vật nuôi cấy,... - Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chỉ dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu dùng để gây các đột biến gen. - Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào, thường phát sinh đột biến số lượng NST. * Liên hệ cho HS khi đi ra ngoài hay đi biển trời nắng, nhiều tia tử ngoại cần sử dụng các biện pháp bảo vệ da mặt, tay chân nếu không sẽ bị viêm da. Hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều phóng xạ cần có biện pháp bảo vệ cơ thể. Hoặc chú ý thời tiết nắng nóng, không nên bật điều hòa mát quá hoặc ngược lại có thể gây sốc nhiệt và bị ốm. Hoạt động 2: Gây đột biến bằng các tác nhân hóa học GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Nghiên cứu thông tin, hoàn thành câu hỏi và bài tập trong phần 1b SHDH trang 184. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức b. Gây đột biến bằng các tác nhân hoá học - Một số siêu tác nhân đột biến như : êtyl mêtan sunphônat (EMS), nitrôzô mêtyl urê (NMU), nitrôzô êtyl urê (NEU)... Các hoá chất khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác: gây ra mất hoặc thêm cặp nuclêôtit. - Hoá chất thấm vào tế bào tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng đột biến gen. Cơ sở gây đột biến theo ý muốn: Có những loại hoá chất chỉ tác động đến một loại nuclêôtit xác định, nên khi sử dụng hoá chất này sẽ tạo được những đột biến mong muốn. - Vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li. - Ở cây trồng: ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp; tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ; quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.Ở vật nuôi: có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng. - Đối với vật nuôi, người ta chỉ sử dụng với một số động vật bậc thấp, khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động vật bậc cao cơ quan sinh sản của động vật bậc cao nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lí hoá. * Liên hệ: Khi làm việc hay học tập trong phòng thí nghiệm, chú ý an toàn với các hoá chất. Sử dụng bất kì hoá chất nào đều phải rất cẩn thận. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Tự đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi 2 trang 189 SHD phần luyện tập HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Đáp án A D.E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc các thành tựu trong hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng. HS: Về nhà thực hiện nhiệm vụ GV giao D.E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng