Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đồng chí. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 9: ĐỒNG CHÍ I. MỤC TIÊU • Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình đồng chí của người lính; cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp của người lính thông qua những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội; nhận xét được những nét đặc sắc của thể thơ tự do • Tổng hợp, giới thiệu được một vài tác giả địa phương; sưu tầm một số tác phẩm của các tác giả địa phương. Trình bày, nhận xét được những hiểu biết về văn học địa phương. • Luyện tập, củng cố những kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng. • Củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả; nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; biết sửa lỗi về diễn đạt, chính tả. • Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT lắng nghe và phản hồi tích cực; KT viết tích cực 2. Học sinh: Đọc hiểu, soạn bài, tài liệu học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 41 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: hợp tác, giao tiếp - PP: Thảo luận nhóm, thuyết trình * Hoạt động cặp, KT hợp tác - Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sgk - HS trao đổi, trình bày - GV nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp, máy chiếu - Yêu cầu HS hỏi đáp những kiến thức chung về tác giả, tác phẩm - HS hỏi đáp, bổ sung, nhận xét - GV- HS đánh giá - GV bổ sung: đề tài sáng tác, hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Chính Hữu viết bài thơ "Đồng chí" vào đầu năm 1948, tại nơi ông nằm điều trị bệnh. * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Đọc những câu thơ giới thiệu về quê hương của những người lính. ? Hình ảnh nước mặn đồng chua và đất cày lên sỏi đá gợi em liên tưởng đến điều gì? • Giảng hình ảnh thơ ? Nhận xét về hình ảnh thơ ? Qua đó, em có cảm nhận gì về quê hương của những người lính. ? Tìm từ ngữ thể hiện cách xưng hô của những người lính ? Đây là cách xưng hô như thế nào? ? Như vậy, cơ sở đầu tiên của tình đồng chí là gì? * Hoạt động cặp, máy chiếu - GV chiếu câu hỏi ? Mối quan hệ giữa những người lính được thể hiện qua câu thơ nào ? Nhận xét về mối quan hệ của họ ? Vì sao họ lại tụ họp về đây ? Hình ảnh “súng bên súng, đầu sát bên đầu” gợi tả điều gì? ? Nhận xét về hình ảnh thơ, biện pháp tu từ? ? Vậy, cơ sở thứ hai để hình thành tình tình đồng chí là gì - HSHĐ cá nhân, trao đổi - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ trên MC ? Tình cảm của họ được hình thành ntn? Tìm câu thơ. ? Hình ảnh “ đêm rét chung chăn, đôi tri kỉ ” thể hiện điều gì? ? Em có nhận xét về hình ảnh thơ trên? ? Vậy, cơ sở thứ 3 để hình thành nên tình đồng chí là gì? - HS suy nghĩ trả lời - HS trình bày, bổ sung - GV chốt, HS tự đánh giá * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét về kết cấu của câu thơ thứ 7? * Giảng cấu trúc câu thơ ? Qua đó, em có cảm nhận gì về tình đồng chí? ? Như vậy, tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào? * Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả, tác phẩm : SHD 2. Đọc và tìm hiểu chú thích - Đọc - Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ tự do - PTBĐ: biểu cảm + miêu tả - Bố cục: 3 phần + P1 (7 câu đầu): Cơ sở hình thành tình đ/c + P2 (10 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí + P 3 (3 câu cuối): Bức tranh đẹp về người lính II. Phân tích 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí * Câu 1,2: + Nước mặn đồng chua : miền quê ven biển quanh năm úng lụt. + Đất cày lên sỏi đá: vùng đất trung du đất cằn, sỏi đá nhiều hơn đất. - Nhận xét hình ảnh thơ: sóng đôi, chân thực, giàu sức gợi. -> Những vùng quê nghèo, lam lũ - Từ ngữ thể hiện cách xưng hô anh - tôi -> Cách xưng hô thân mật, gần gũi thường thấy ở những người nông dân. => Chung cảnh ngộ và giai cấp xuất thân * Câu 3,4, 5: - Chẳng hề quen biết nhưng vì mục đích bảo vệ Tổ quốc mà tập hợp quân đội và thân quen với nhau + Súng bên súng, đầu sát bên đầu: luôn kề vai sát cánh trong chiến đấu - Nhận xét: Hình ảnh thơ sóng đôi, giản dị, gợi cảm; điệp từ, hoán dụ => Chung mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ * Câu 6: + Đêm rét chung chăn: gắn bó, sẻ chia với nhau mọi gian lao, vui buồn + Đôi tri kỉ: Đôi bạn thân thiết, luôn hiểu nhau và chia sẻ mọi vui buồn với nhau -> Tình cảm gắn bó, thân thiết, bền chặt - Nhận xét: Hình ảnh thơ giản dị, gợi cảm => Luôn gắn bó, chia sẻ mọi gian khổ, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ * Câu 7: - Đồng chí ! - Nhận xét: Hình thức: Dòng thơ chỉ có 1 từ, 2 tiếng và kết thúc bằng dấu chấm! -> Tình đồng chí là tình cảm thiêng liêng, là kết tinh cao độ của tình bạn, tình người. * Có nhiều cơ sở để hình thành nên tình đồng chí BÀI 9: ĐỒNG CHÍ (Tiết 2) TIẾT 42 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - NL: tự học, giao tiếp, hợp tác, thưởng thức văn học - PP: vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; dùng lời có NT; * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Lời thơ nào diễn tả tâm tư của người lính ? Nhận xét hình ảnh thơ ? Cảm nhận về giọng thơ? Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ? - Giảng về biện pháp nghệ thuật. ? Qua đó, những người lính tâm sự gì với nhau ? Điều này cho ta thấy tình cảm gì giữa những nười lính * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (ngẫu nhiên), BP, máy chiếu - Chiếu câu hỏi - HS hoạt động ? Cuộc sống và chiến đấu của người lính được diễn tả qua những câu thơ nào ? Em thấy các hình ảnh thơ ở đây như thế nào? Biện pháp tu từ được sử dụng? ? Từ đó, em có nhận xét gì về cuộc sống của người chiến sĩ ? Tình cảm đồng chí còn được biểu hiện ở câu thơ nào? ? Hình ảnh miệng cười buốt giá, tay nắm lấy bàn tay thể hiện điều gì ? Nhận xét hình ảnh thơ ? Tình đồng chí còn biểu hiện ntn ? Nhận xét về biểu hiện của tình đồng chí - GV gợi ý về biện pháp tu từ, hình ảnh thơ. - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá - Giảng về những khó khăn vất vả và sự sáng tạo của bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, liên hệ một số bài thơ viết về người lính KC chống Pháp (Tây Tiến – Quang Dũng) \ * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ trên máy chiếu ? Tìm câu thơ nào khắc họa hoàn cảnh chiến đấu của người lính và nhận xét về hoàn cảnh đó? ? Trong hoàn cảnh ấy, người lính hiện lên như thế nào? ? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ ? Tư thế ấy thể hiện những phẩm chất gì của người lính? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh nào? ? Nhận xét hình ảnh thơ Giảng về hình ảnh thơ ? Hình ảnh này có ý nghĩa gì ? Như vậy, 3 câu thơ cuối bài cho em thấy một bức tranh ntn về tình đồng chí và cuộc đời người lính ? Tác giả là người như thế nào? Bình * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu - HD HS tổng kết những nét đặc sắc về ND và NT của bài thơ 2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí * Câu 8,9,10: Nhận xét: - Hình ảnh: gần gũi, quen thuộc - Giọng điệu tâm tình - Hoán dụ (giếng nước, gốc đa, gian nhà-> quê hương, gia đình); nhân hóa (Giếng nước gốc đa nhớ) -> Chia sẻ với nhau những tâm tư, nỗi lòng => Thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với tâm tư, tình cảm của nhau * Câu 11-> 17 : - Hình ảnh, lời thơ: chân thực, gợi cảm - Biện pháp: Liệt kê (Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày...). -> Cuộc sống của người chiến sĩ: vô cùng gian khổ (vì bệnh tật và thiếu thốn) - Miệng cười buốt giá - Thương nhau tay nắm lấy bàn tay + Miệng cười: tinh thần lạc quan, coi thường khó khăn, gian khổ + Tay nắm lấy bàn tay: động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm để vượt qua khó khăn (+)NT: Hình ảnh đẹp, bình dị, giàu sức biểu cảm => Gắn bó, yêu thương, cùng sẻ chia những gian lao, khó nhọc * Tình đồng chí: giản dị mà sâu sắc, cảm động 3. Bức tranh về người lính - Đêm nay rừng hoang sương muối -> Hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt - Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới -> Người lính sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu - Nhận xét: Hình ảnh bình bị, gợi cảm -> Tinh thần dũng cảm, tự tin. - Kết thúc bằng hình ảnh: Đầu súng trăng treo. - Nhận xét: Hình ảnh đẹp, độc đáo, vừa chân thực vừa lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng -> Có sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần chiến sĩ và thi sĩ, chất thép và chất tình - Ba câu cuối cho thấy: Bức tranh đẹp về tình đồng chí và cuộc đời người chiến sĩ. - Tác giả: chiến sĩ - thi sĩ yêu đời, lãng mạn 4. Tổng kết - Nội dung : - Nghệ thuật : C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động nhóm, KT hợp tác máy chiếu - Yêu cầu HS làm BT 1 a. Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy. b. Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ. - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản a. Cấu trúc sóng đôi: quê hương anh - làng tôi; anh với tôi...xa lạ; súng bên súng, đầu sát bên đầu; anh với tôi...lạnh; áo anh-quần tôi. -> Sự tương đồng, tình cảm keo sơn gắn bó giữa những người lính. b. Vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí - Người lính có lí tưởng sống cao đẹp, có tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. - Tình đồng chí: giản dị mà sâu sắc, cảm động E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL: tự học - PP: thuyết trình * Hoạt động cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí + Bức tranh về người lính - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục B.3; C.2, D.1 + Tìm hiểu về văn học địa phương: chuẩn bị theo mục 3.a trước ở nhà (sưu tầm, ghi vào bảng phụ) + Tìm hiểu, chép lại các khái niệm về từ vựng đã học + Làm các bài tập Tuần 9 Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 9: ĐỒNG CHÍ (Tiết 3 ) TIẾT 43 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - PP: thuyết trình, thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Hoạt động nhóm , KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm đã sưu tầm ở nhà - GV- HS tham quan, các nhóm lần lượt trình bày - GV –HS đánh giá - GV tổng hợp, tuyên dương những nhóm chuẩn bị tốt - Chiếu bổ sung III. Tìm hiểu về văn học địa phương 1. Thống kê về sách báo, tác giả địa phương * Sách báo địa phương + Báo Hưng Yên + Tạp chí Phố Hiến + Sách Phố Hiến * Tác giả, tác phẩm STT Tác giả Tác phẩm 1 Lê Lựu Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông 2 Chu Lai Ăn mày dĩ vãng 3 Phùng Văn Khải Hư thực 4 Đỗ Hữu Tấn Cuộc chiến vùng ao 5 Nguyễn Thị Hồng Ngát Con gái Hưng Yên 6 Đoàn Thị Lam Luyến Khát vọng 7 Hồng Thanh Quang Ghen, Khúc mùa thu, Tình khúc ... … * Hoạt động cả lớp , KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Gọi 1 số nhóm trình bày bài viết về một vấn đề, tác giả, tác phẩm - HS trình bày, nhận xét - GV – HS đánh giá 2. Trình bày bài viết về tác giả, tác phẩm BÀI 9: ĐỒNG CHÍ (Tiết 4) TIẾT 44 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động nhóm, KT chia nhóm (ngẫu nhiên), BP, máy chiếu - HS xác định nhiệm vụ: hoàn thành ý a.b (a1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy. (a2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? (b1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó. (b2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. - HS hoạt động - GV hướng dẫn cách trình bày bảng phụ. - HS trình bày, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, GV-HS đánh giá * Hoạt động cả lớp: Trò chơi Ai thông minh hơn - GV nêu yêu cầu, HD cách chơi: lần lượt bốc thăm trả lời các câu hỏi mục c. (1) Nghĩa của từ là gì? (2)Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở: (3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “ đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa (5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau: (6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa: Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc - HS bốc thăm trả lời - HS nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác đáp án, đánh giá, tuyên dương HS trả lời tốt. III. Tổng kết về từ vựng a. Từ đơn và từ phức (1). Khái niệm: + Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. + Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. - Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy: + Từ ghép: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. + Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại. (2) Từ ghép Từ láy Che chở, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, xa lạ, tri kỉ Nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh, lung linh, xanh xao, lung lay b. Thành ngữ (1) Thành ngữ Tục ngữ - Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. - Được voi đòi tiên: Tham lam - Nước mắt cá sấu: Sự thương cảm giả dối - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người . - Chó treo mèo đậy: Cách giữ gìn thức ăn với chó, mèo (2) Có yếu tố chỉ ĐV Có yếu tố chỉ TV Như chó với mèo Đầu voi đuôi chuột Như hổ về rừng Miệng hùm gan sứa Rồng đến nhà tôm Kiến bò chảo nóng Mỡ để miệng mèo bãi bể nương dâu bèo dạt mây trôi cắn rơm cắn cỏ cây cao bóng cả cây nhà lá vườn cưỡi ngựa xem hoa bẻ hành bẻ tỏi c. Nghĩa của từ (1,2) Khái niệm : Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. (3): Khái niệm: + Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc + Súng bên súng đầu sát bên đầu=>nghĩa gốc + Đầu súng trăng treo => nghĩa chuyển (4) - Từ đồng âm: 2 hay nhiều từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. VD: câu cá, câu thơ - Từ nhiều nghĩa: 1 từ chứa nhiều nghĩa, các nghĩa này có nét nghĩa giống nhau. VD: đau đầu, đầu súng (5) Chơi chữ dựa vào từ đồng âm “ quốc - nước”, " gia - nhà". ->Tâm trạng nhớ nước, thương nhà đến da diết, khắc khoải . (6) Cặp từ trái nghĩa: mưa –nắng, vui –buồn D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS làm BT 1 ? Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau: - HS hoạt động - HS trình bày, bổ sung - GV chốt các đáp án 1. Bài tập 1 - Trường từ vựng quê hương: ruộng nương, giếng nước gốc đa - Trường từ vựng trang phục: áo, quần, giày - Trường từ vựng cảm giác: run, buốt -> Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chia sẻ gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường. * Hướng dẫn học tập - Học và nhớ được nội dung bài học + Ôn các khái niệm về từ vựng - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị mục C.3 + Xem lại bài viết + Lập dàn ý + Thực hiện các yêu cầu ________________________________________________________________- Tuần 10 (Tiết 45-47) Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 9: ĐỒNG CHÍ (Tiết 5) TIẾT 45 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL: giao tiếp - PP: vấn đáp * Hoạt động cả lớp - GV nêu câu hỏi ? Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? - HS trả lời - GV nhận xét -> Giới thiệu bài mới Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, hợp tác - PP: vấn đáp; thảo luận nhóm; * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận yêu cầu về KT, KN - HS thảo luận, trình bày, nhận xét - Chiếu, chuẩn xác như tiết viết bải * Hoạt động cả lớp - GV nhận xét, đánh giá chung 3.Trả bài viết số 2 – Văn tự sự a. Xác định yêu cầu về KT, KN b. Trả bài - đánh giá a. Ưu điểm - Hầu hết HS viết đúng kiểu bài văn TS - Một số em biết kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm linh hoạt, hấp dẫn, sinh động: Hương, Quỳnh, H,Linh - Một số em trình bày đẹp, sạch, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy: Quỳnh, Ly, Thanh, T.Linh b. Khuyết điểm - Bài văn còn sơ sài, sót ý: Hiếu, Tá, Tú... - Chia tách ý chưa rõ, lẫn ý: N.Khánh, T.Khánh, Mạnh... - Sử dụng yếu tố miêu tả còn mờ nhạt, chưa phù hợp: nhiều HS - Nhiều HS diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, thiếu liên kết - Mắc nhiều lỗi chính tả: N.Long, B.Sơn… + Trình bày ẩu, chữ xấu: N.Đạt, Tá, Hiếu... * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực - Yêu cầu HS đọc lại bài viết, trả lời các câu hỏi SHD - HS đọc, trả lời * Hoạt động cặp, GV- HS đánh giá - Yêu cầu HS trao đổi bài, sửa bài theo cặp. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................