Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đồng bằng sông Cửu Long. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 18: Tiết

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hộI-
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; đặc điểm dân cư xã hội của vùng. Phân tích được ảnh hưởng của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hộI-
  • Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất. Công nghiệp dịch vụ bắt đầu phát triển.
  • Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
  1. Kỹ năng:
  • Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng song Cửu Long.
  • Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế và số liệu thống kê để nhận xét về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; đặc điểm dân cư xã hội, tình hình PT và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.
  1. Thái độ:
  • Có ý thức bảo vệ tài nguyên MT
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, sống trách nhiệm
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Đặc điểm dân cư­ xã hội

+ Tình hình phát triển kinh tế.

+ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tranh ảnh minh hoạ.
  2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Hãy viết những điều em đã biết về tự nhiên vùng Đồng bằng sông CL và cột K, viết những điều muốn biết thêm về vùng này vào cột W và tự trả lời các nội dung ở cột W vào cột L

K

W

L

 

 

 

+ HS: trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật phong phú đa dạng, người dân lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa. Đó là những điều kiện quan trong để xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) thành vùng kinh tế động lực…. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về…..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

* Chiếu lược đồ tự nhiên vùng

* Hoạt động cặp:

- GV chiếu CH, HS xác định NV

? Quan sát H 23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sông CL

? Xác định vị trí của vùng trên bản đồ

? Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng?

- HS: HĐ-> TB( GV HD: 1 HS xác định trên bản đồ, 1 HS viết bảng)

- GV: Chốt KT và ĐG

- Giảng:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km, khoảng 360 nghìn km2 vùng đặc quyền kinh tế, giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

+ Nằm gần một vùng kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, một vùng phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, bên cạnh các nước Đông Nam Á, là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

+ Nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á và Đông Á, giữa châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.

+ Giáp Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Gồm 13 tỉnh -> Diện tích lớn

- Tiếp giáp: Cam- pu-chia,  biển Đông, ĐNB.

* Ý nghĩa:

* Ý nghĩa: Có nhiều lợi thế trong giao lư­u kinh tế - văn hoá với các vùng, các nư­ớc trong khu vực.

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

* HĐCĐ- BĐ KT vùng

- HS: xác định nhiệm vụ SHD

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm nổi bật

Thế mạnh kinh tế

Địa hình, đất đai

 

 

Khí hậu

 

 

Nước

 

 

Rừng

 

 

Biển và hải đảo

 

 

- HS: xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả

- HS: TB đề (kết hợp chỉ bản đồ), bổ sung, trao đổi và phản biện

- GV: chiếu đáp án chốt vấn đề (kết hợp chỉ bản đồ)

=> ĐGNX

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

 

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm nổi bật

Thế mạnh kinh tế

Địa hình, đất đai

Địa hình thấp và bằng phẳng; diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha.

Thuận lợi cho sản xuất lương thực với quy mô lớn

Khí hậu

Nóng ẩm, lượng mưa dồi dào, thời tiết, khí hậu tương đối ổn định

Thuận lợi phát triển nông nghiệp, năng suất cao, có thể sản xuất được 3 vụ mỗi năm.

Nước

Có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông, ven biển rộng lớn

Cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước tưới để cải tạo đất phèn, đất mặn, là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông đường sông

Rừng

Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn nhất nước ta, trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật.

 

Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Biển và hải đảo

Nguồn cá tôm và hải sản quý phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo

Thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển...

- Chiếu 1 số tranh ảnh về tự nhiên của vùng

* HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Đề xuất 1 số BP để khắc phục những khó khăn về TN của vùng

HD: HĐ, gọi 1 HS lên bảng làm thư kí

- HS: báo cáo vòng tròn

- GV: ĐG

- Khó khăn về tự nhiên (xem bảng thông tin HDH).

 

 

* Biện pháp:

- Chủ động sống chung với sự xâm nhập mặn, cải tạo đất, bảo vệ rừng.

 

Hoạt động 3 : Đặc điểm dân cư­ xã hộI-

* HĐN- BP-MC : bảng số liệu SHD

- GV : giao NV SHD

- HS: xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả

- HS: TB, bổ sung, trao đổi và phản biện

- GV: chiếu đáp án chốt vấn đề (kết hợp chỉ bảng số liệu)

-> ĐGNX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*HĐCN:

- GV: giao nhiệm vụ hoàn thành thông tin vào cột L

- HS: HĐ CN, suy nghĩ TL và thảo luận trong nhóm và chốt kết quả trên bảng phụ

- HS: trình bày, bổ sung

- GV: chuẩn xác, HS đánh giá

3. Đặc điểm dân cư­ xã hội

* Dân cư:

- là vùng đông dân, mật độ dân số cao gấp 1,6 lần so với mật độ dân số cả nước;

- Tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước;

- Tuổi thọ trung bình 74,6 năm, cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước;

- Là vùng cư trú của nhiều thành phần dân tộc: người Kinh, Khơme, Chăm, Hoa,...;

- Tốc độ đô thị hoá chậm, năm 2015, tỉ lệ dân thành thị mới chỉ chiếm 25,0% dân số toàn vùng (cả nước 33,9%).

* Xã hội:

- Tỉ lệ hộ nghèo là 7,9%;

- Thu nhập bình quân đầu người là 2327 nghìn đồng/người/tháng, thấp hơn mức trung bình của cả nước (cả nước 2637 nghìn đồng/người/tháng);

- mặt bằng dân trí của vùng chưa cao: tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ 92,6% (cả nước 94,7%).

TIẾT 2

Hoạt động 4: Tình hình phát triển kinh tế

*Hoạt động nhóm:

- GV: giao NV:

+ NC về 3 ngành, NC theo CH SHD (sử dụng kênh chứ và lược đồ, BSL có trong SHD)

- Hướng dẫn:

+ V1: N1, 2,3 của mỗi cụm nghiên cứu về Ngành CN, NN, DV (mỗi nhóm 1 ngành) (có PHT gợi ý)

+ V2: HS đếm số1,2,3 để những HS mang số 1 về nhóm 1, ….

+ HS: đi lần lượt di chuyển trong 1 cụm- từ N1<->N2<->N3<->N1và HS đi đến đâu những HS của nhóm cũ có nhiệm vụ TB cho các bạn nghe về ND HĐ của nhóm cũ của mình- Các HS còn lại nghe, ghi chép và trao đổi

- Tổ chức cho HS HĐ theo 2 vòng

+ GV: HD HS tính tỉ trọng diện tích, sản lượng của cây lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước (cả nước = 100%) để nhận xét.

- Chiếu lược đồ kinh tế vùng, HS báo cáo+ kết hợp chỉ LĐ

- GV: trao đổi thêm với HS-> ĐG và bổ sung và chuẩn xác.

- GV: chuẩn bị 1 số CH cho 1 số nhóm:

? Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long

(phát huy thế mạnh của vùng, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và cả nước, tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ....)

? Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản

(+ Thuận lợi về tự nhiên: Biển ấm quanh năm, trữ lượng hải sản lớn (chiếm khoảng 54% cả nước) với nguồn hải sản cá, tôm,... phong phú, ngư trường rộng lớn có nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản; Đồng bằng có khoảng 50 vạn ha mặt nước để nuôi thuỷ sản, trong đó có khoảng 10 vạn há nuôi thuỷ sản nước lợ, nuôi tôm xuất khẩu; Sông ngòi, kênh rạch dày đặc là địa bàn để đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; Khí hậu nóng quanh năm, hoạt động đánh bắt diễn ra quanh năm, hoạt động nuôi trồng cho năng suất cao; rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nước ta, trong rừng giàu nguồn lợi động vật, tôm, cá, các loại thuỷ, hải sản khác.

+ Thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội: người dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; các cơ sở chế biến có năng lực sản xuất cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn; Nhà nước có các chính sách khuyến khích các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.)

* ? Để phát triển NN bền vững, vùng phải giải quyết những vấn đề nào?

(cải tạo đất mặn, đất phèn; phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn)

 

 

 

 

* HĐN( 2 nhóm- mỗi nhóm 4 HS)- Trò chơi

-  TL 2 đội chơi

- GV nêu nhiệm vụ:

?  Tìm những đặc điểm kinh tế của vùng ĐBSCL ?

+ Trồng cây ăn quả, nuôi vịt đàn phát triển

+ Xuất khẩu nông sản: gạo, cá tôm đông lạnh.

+ Xuất nhập khẩu đứng đầu cả nước

+ Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng.

+ Thu hút mạnh vấn đầu tư nước ngoài

+ Du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

+ Thế mạnh số 1 là cây công nghiệp lâu năm

- GV: phổ biến tên trò chơi “ Ai nhanh hơn”, nội dung và luật chơi cho HS

- HS: tiến hành chơi

- Đánh giá sau trò chơi, tuyên bố- tuyên dương đội thắng cuộc

4. Tình hình phát triển kinh tế.

a. Nông nghiệp.

- là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước. Diện tích trồng lúa chiếm 54,4% diện tích trồng lúa cả nước và 49,5% sản lượng lúa cả nước.

- sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm 57,2% sản lượng thuỷ sản cả nước; giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm 59% giá trị sản xuất thuỷ sản của cả nước. Đây là vùng dẫn đầu về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của cả nước.

- Ngoài ra:

+ trồng cây ăn quả, nuôi vịt đàn, nghề rừng phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 b. Công nghiệp.

- tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng (SHDH).

+ Tỉ trọng

+ Ngành PT nhất

+ Các ngành khác:

+ Các trung tâm CN:

- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất: do đây là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến

c. Dịch vụ

- Xuất nhập khẩu.

+ Xuất khẩu nông sản: gạo, cá tôm đông lạnh.

- Giao thông vận tải

+ Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng.

- Du lịch.

+ Du lịch ST bắt đầu khởi sắc: sông nước, miệt vườn, biển đảo.

+ Hạn chế: SHD

TIẾT 3

Hoạt động 5: Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

? Xác định 3 trung tâm kinh tế lớn của vùng,

 

* HĐCĐ- BĐ KT vùng

- GV chiếu nhiệm vụ

- Hướng dẫn-> HS HĐ

- HS TB, nhận xét

- GV chốt vấn đề, giảng (kết hợp chỉ bản đồ)

-> ĐGNX

 

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

* Các trung tâm kinh tế

+ Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

 

* Vùng kinh tế trọng điểm ĐB SCL :

- Giới hạn : SHD/ Lược đồ

- Đặc điểm nổi bật về KT- XH/SHD

+ DT

+ Số dân

+ NN

+ CN

- Ý nghĩa: thúc đẩy kinh tế phát triển KT- XH của vùng (giải quyết việc làm, nâng cao đời sống...)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

* Hoạt động cá nhân:

- GV: nêu nhiệm vụ( SHD)

+ Nêu cách thức và các bước thực hiện bài tập này

- HS : HĐ-> TB, phản biện

- GV : ĐG và chuẩn xác

- GV: tổ chức HD HS làm bài: xử lí số liệu (tổng =100%, tính tỉ lệ dân thành thị, nông thôn và lập bảng số liệu), vẽ biểu đồ cột chồng.

+1 HS vẽ trên bảng

+ HS dưới lớp vẽ vào vở

+ Bài tập luyện tập:

1. Vẽ biểu đồ.

- Vẽ BĐ cột chồng

- Bảng số liệu đã xử lí:

Cơ cấu sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, năm 2014 (Đơn vị: %)

Sản lượng

Cá biển khai thác

Cá nuôi

Tôm nuôi

Đồng bằng sông Cửu Long

37,3

71,6

80,2

Đồng bằng sông Hồng

6,7

15,8

3,2

Cả nước

100,0

100,0

100,0

2. Phân tích biểu đồ.

- Sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của ĐB SCL gấp nhiều lần ... ĐBSH và chiếm tỉ trọng cao trong tổng…. của cả nước: 1/3, 3/4 và 4/5

* GT

- ĐKTN: diện tích mặt nước lớn, có ngư trường lớn, nhiều bãi tôm, cá lớn.

- Nguồn lao động: có kinh nghiệm, năng động.

- Có nhiều cơ sở chế biến.

- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: khu vực EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 19- Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.