Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Địa lí nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 4: Tiết
ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
TIẾT 1:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
- Kiến thức:
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và KT- XH đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Nêu được 1 số đặc điểm của ngành lâm nghiệp
- Trình bày được điều kiện phát triển của ngành thủy, sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Kỹ năng:
- Sử dụng được lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh để nhận xét sự phát triển kinh tế
- Thái độ:
- Có trách nghiệm, tích cực học tập và xây dựng đất nước
- Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Sống tự chủ, sống trách nhiệm
- Hợp tác, tính toán, ngôn ngữ, sử dụng số liệu thống kê; năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
+ Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
+ Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ khí hậu Việt Nam, bảng phụ
- Học sinh: Đọc và soạn bài
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp - Thời gian: |
|||||||||||||||||||||||||
- Khởi động: - Treo BP (vẽ bảng trong SHD) - Tổ chức HS hỏi đáp và điền vào bảng: - Nêu NV: ? Hãy cho biết các loại cây trồng, vật nuôi nào sau đây phân bố ở đâu? Vì sao? + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Dẫn dắt:
- Dẫn dắt: Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Năng suất và sản lượng lương thực liên tục tăng. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng. Chăn nuôi cũng tăng đáng kể. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về….. |
|||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: |
|||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp Bước 1: Các nhân tố tự nhiên *HĐ nhóm: KT công đoạn- PHT, Bản đồ tự nhiên VN, BĐ khí hậu, BP - GV giao nhiệm vụ: + V1: 4 nhóm: mỗi nhóm tìm hiểu 1 nhân tố tự nhiên + V2: 4 nhóm trao đổi kq theo vòng tròn để bổ sung - HS: HĐCN, trao đổi - HS: báo cáo, nhận xét - GVĐG: điều chỉnh bổ sung, GV-HS đánh giá |
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PT và PB NN 1. Các nhân tố TN
|
||||||||||||||||||||||||
a. Tài nguyên đất |
|||||||||||||||||||||||||
? Đất với các đặc điểm trên có ý nghĩa gì đối với phát triển NN? |
=>Thuận lợi phát triển nền NN đa dạng về sản phẩm |
||||||||||||||||||||||||
b. Khí hậu
c. Tài nguyên nước - Nguồn nước phong phú, sông hồ dày đặc, nước ngầm phong phú - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán d. Tài nguyên sinh vật - Phong phú => Là cơ sở để lai tạo nhiều giống cây con, phát triển nền nông nghệp nhiệt đới đa dạng |
|||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố kinh tế- xã hội
* Hoạt động nhóm - GV: giao nhiệm vụ + V1: 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu 1 ND + V2: 4 nhóm mới hoàn thiện NC về các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến NN - HS: HĐCN, trao đổi - HS: báo cáo, nhận xét - GV: chiếu kết quả - HS tự đánh giá
|
2. Các nhân tố kinh tế- xã hội a. Dân cư và lao động - Đông đảo - giàu kinh nghiệm sản xuất NN, gắn bó với đất đai => Rất thuận lợi để NN là ngành sản xuất chính b. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Ngày càng hoàn thiện song - CNCB nông sản phát triển và phân bố rộng khắp => Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh nông sản => Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp => Phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp c. Chính sách phát triển nông nghiệp - CS: Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu => Là nhân tố trung tâm tác động lên các nhân tố khác, thúc đẩy NN phát triển d. Thị trường trong và ngoài nước - Được mở rộng=> thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - Thị trường trong nước: sức mua còn hạn chế=> chuyển đổi cơ cấu nn ở nhiều vùng còn khó khăn - Thị trường thế giới biến động=> gây ảnh hưởng xấu đến sự PT 1 số cây trồng quan trọng * Nhân tố KT - XH quyết định đến những thành tựu to lớn trong nông nghiệp |
||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 |
|||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Bước 1. Tìm hiểu ngành trồng trọt a. Cây lương thực *Hoạt động nhóm: KT mảnh ghép- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam, MC - V1: 3 nhóm, mỗi nhóm NC về 1 ngành theo SHD: vị trí, cơ cấu, phân bố, sản phẩm chủ lực, xu hướng) - V2: 3 nhóm mới chia sẻ để hoàn thành nd về 3 ngành + 1 số gợi ý cho HS: Phân tích bảng số liệu, chẳng hạn từ năm 1990 đến năm 2014, diện tích tăng bao nhiêu nghìn ha, tăng gấp mấy lần; tương tự với năng suất, sản lượng cả năm và sản lượng bình quân đầu người. Dựa vào hình 1 xác định những vùng trồng lúa/ trồng cây CN/ cây ăn quả chủ yếu ở nước ta. - HS HĐCN, trao đổi - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV gợi ý cách trình bày trên bảng phụ, quan sát, hỗ trợ; GV có thể chuẩn bị sẵn câu hỏi dành cho HS hoàn thành trước nhiệm vụ, chằng hạn như câu hỏi Tại sao năng suất và sản lượng lúa ở nước ta tăng? Tại sao cây ăn quả lại tập trung nhiều nhất ở ĐBSCL, ĐNB - Chốt trên máy chiếu - HS ĐG chéo
? Nhận xét chung về ngành trồng trọt ở nước ta?
|
II. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1. Tìm hiểu ngành trồng trọt a. Cây lương thực - Vị trí: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ngành trồng trọt - Cơ cấu gồm: Lúa, hoa màu (ngô, khoai, sắn), lúa là cây lương thực chính - Phân bố: chủ yếu ở các đ.bằng - Xu hướng: Giảm tỉ trọng cây lương thực -> Phá thế độc canh cây lúa, pt' đa dạng cây trồng, tạo nguồn nguyên liệu cho CN và nguồn hàng x.khẩu - Một số thành tựu trong sản xuất lúa: + Diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người tăng liên tục + Lai tạo được nhiều giống mới cho n.suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt + Cơ cấu mùa vụ thay đổi + VN là nước x.khẩu gạo đứng thứ 2 trên TG + Hình thành 2 vùng trọng điểm lúa: Đồng bằng sông Hồng- ĐB sông C.Long 2. Cây công nghiệp - Vị trí: Ngày càng có vị trí quan trọng trong ngành NN - Cơ cấu: Cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu - Phân bố: + Các cây CN lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi + Các cây CN hàng năm chủ yếu phân bố ở các đ.bằng + 3 vùng chuyên canh lớn: ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ - 1 số sản phẩm xuất khẩu: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu - Xu hướng: Tăng tỉ trọng cây CN => Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu... 3. Cây ăn quả - Vị trí: Tỉ trọng lớn, có xu hướng tăng - Cơ cấu: gồm cây của cả 3 miền khí hậu n.đới, ôn đới và cận nhiệt - Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở ĐBSCL, ĐNB ( Khí hậu nhiệt đới điển hình, diện tích đất rộng, nhiều giống cây nổi tiếng, nhiều kinh nghiệm trồng cây ăn quả) * Ngành trồng trọt phát triển đa dạng, trong đó lúa là cây trồng chính; cây CN và cây ăn quả p.triển khá mạnh; nhiều sản phẩm trồng trọt được xuất khẩu |
||||||||||||||||||||||||
Bước 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi. * Hoạt động cá nhân : lược đồ nông nghiệp Việt Nam - GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SHD - HS: HĐCN, trao đổi - HS: trình bày, bổ sung - Chiếu đáp án để HS tự ĐG và điều chỉnh
|
2. Tìm hiểu ngành chăn nuôi - Ngành chăn nuôi ở nước ta đang ngày càng phát triển (- Tỉ trọng ngày càng lớn) - Riêng đàn trâu giảm là do cơ giới hóa thay thế sức kéo của trâu, thiên tai: rét đậm rét hại… - Trâu, bò: nuôi nhiều ở trung du và miền núi. - Lợn và gia cầm: nuôi nhiều ở đồng bằng. (Nguồn thức ăn dồi dào -từ hoa màu lương thực.Dân đông, nguồn tiêu thụ rộng lớn, lao động dồi dào) |
||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản Bước 1: Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp GV: chiếu câu hỏi
? Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng của nước ta. ? Thực trạng rừng và tình hình phát triển rừng? Cơ cấu rừng và ý nghĩa của các loại rừng - HS: suy nghĩ trả lời, nhận xét - GV: chiếu chuẩn xác, HS tự đánh giá
* Hoạt đông cả lớp ? Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào ? Nêu đặc điểm của từng h.động
* Hoạt động bàn: KT hợp tác, MC - HS xác định nhiệm vụ trên MC ? Tại sao diện tích rừng ở nước ta đang có xu hướng tăng? ? Giải thích và nêu ý nghĩa của mô hình nông lâm kết hợp ? ? Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? ? Tại sao phải khai thác kết hợp với trồng và bảo vệ rừng? - HS: HĐCN, trao đổi - HS: trình bày, bố sung - GV: chiếu đáp án, HS đánh giá chéo |
III- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản 1. Ngành lâm nghiệp a) Tài nguyên rừng - Tổng DT: 13,8 tr ha , - Tỉ lệ che phủ khoảng 40%(2014)- thấp - Bị cạn kiệt ở nhiều nơi - DT đang có xu hướng phục hồi - Gồm 3 loại:
b) Sự phát triển ngành lâm nghiệp * Khai thác gỗ, lâm sản - Sản lượng gỗ khai thác tăng - Phân bố: Trong khu vực rừng sản xuất- trung du và miền núi * CN chế biến gỗ và lâm sản: p.triển gắn với các vùng nguyên liệu * Trồng rừng: - S rừng tăng ( Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉ lệ che phủ lên 45%) - Nguyên nhân: Nhờ chú trọng bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng - BP: Thực hiện mô hình nông lâm kết hợp -> Đem lại hiệu quả to lớn về khai thác, bảo vệ và tái tạo đất rừng, TN rừng. - Lợi ích của trồng rừng: Duy trì và PT hđ khai thác gỗ PT KT, cung cấp lâm sản, bảo vệ MT sinh thái, hạn chế lũ, gió bão sa mạc hoá, hạn hán, bảo vệ đất, , phát triển KT – XH cho đồng bào các DT ít ng) ( Tạo sự phát triển bền vững) |
||||||||||||||||||||||||
TIẾT 3 |
|||||||||||||||||||||||||
* HĐ nhóm: KT sơ đồ TD, lược đồ LN-TS, MC, BP - Chiếu câu hỏi ? Nêu những đk TN thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành khai thác thuỷ sản bằng cách điền vào sơ đồ sau: ( phụ lục) - HS: HĐCN, trao đổi - HS: trình bày, bổ sung - GV: quan sát, theo dõi, hỗ trợ - GV: chiếu kết quả, HS đánh giá chéo |
2. Ngành thủy sản. a. Điều kiện phát triển * Sơ đồ TD (phụ lục)
|
||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||
* Hoạt động cả lớp: máy chiếu, lược đồ LN-TS ? Nhận xét tình hình phát triển ngành thủy sản.
? Nêu và xác định các tỉnh dẫn đầu ? Lấy 1 số ví dụ thực tế qua nghe đài, báo, ti vi để chứng minh cho những khó khăn trên |
b. Sự phát triển và phân bố - Sản lượng thủy sản tăng nhanh. - Sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. - Xuất khẩu TS có bước phát triển vượt bậc - Các tỉnh dẫn đầu: SHD |
||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: |
|||||||||||||||||||||||||
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài 1: - HS: xác định yêu cầu - HS: HĐCN, thảo luận - HS: trao đổi chéo kết quả - GV: chuẩn xác, HS đánh giá chéo: HD: - Công thức : Tỉ trọng của từng ngành= (số liệu của từng ngành/Tổng số) x 100 Giá trị sản xuất N, L, TS của nước ta năm 2002 và năm 2014 ( đơn vị : %)
- NX: - Trong giá trị SX của lĩnh vực N, L, TS: + Tỉ trọng của NN lớn nhất và đang giảm + Tỉ trọng của LN nhỏ nhất và đang giảm + Tỉ trọng của TS đứng ở vị trí thứ 2 và đang tăng mạnh Bài 2: *Hoạt động cả lớp: - Chiếu cho HS xem quy trình vẽ BĐ đường ? Nêu các bước vẽ BĐ đường - HS: vẽ BĐ-> GV NX của 1 số trường hợp tiêu biểu để rút kinh nghiệm chung cho cả lớp - Tổ chức nhận xét - HD : a. Vẽ BĐ đường b. NX * Số lượng và tỉ trọng của : - Đàn trâu giảm - Đàn bò tăng mạnh từ năm 2000 đến 2010, nhưng từ 2010-> 2014 lại giảm mạnh - Đàn lợn tăng từ năm 2000 đến 2015, nhưng từ 2005-> 2014 lại giảm mạnh - Đàn gia cầm tăng |
|||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: |
|||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: |
|||||||||||||||||||||||||
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH, khuyến khích HS làm video hoặc pp HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu - Mỗi vùng miền có SP NN khác nhau - Nguyên nhân hậu quả của tình trạng mất rừng |
4. Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ và làm bài tập
Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 5: Địa lí công nghiệp