Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Địa lí địa phương. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 20: Tiết

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG- ĐỊA LÍ TỈNH HƯNG YÊN

TIẾT 1:

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Nhận biết được vị trí địa lí của tỉnh (thành phố) trên bản đồ; nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội
  • Nêu được giới hạn, diện tích của tỉnh (thành phố); các đơn vị hành chính và trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh (thành phố)
  • Trình bày được các đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh (thành phố). Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của dân cư và lao động trong việc phát triển kinh tế- xã hội
  • Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của địa phương.
  1. Kỹ năng:
  • Có khả năng thực hiện những nghiên cứu nhỏ (đề xuất ý tưởng, tìm kiếm, xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và viết báo cáo)
  • Có năng lực làm việc nhóm và cá nhân thông qua việc xây dựng dự án địa lí địa phương
  1. Thái độ:
  • Có tình yêu quê hương, đất nước và tự hào về truyền thống địa phương
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, sống trách nhiệm
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp theo lónh thổ, sử dụng số liệu thống kê

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung: Tìm hiểu về tỉnh Hưng Yên về:

+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

+ Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Dân cư và lao động

+ Kinh tế

+ Phương hướng phát triển kinh tế

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: DH hợp tác, sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; vấn đáp; trực quan.

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Bản đồ HC tỉnh Hưng Yên, BP
  2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Em sống ở tỉnh (thành phố nào)? Nơi em đang sống có điều gì nổi bật?

+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.

- GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ địa phương và sự hiểu biết của bản thân để nêu tên và xác định vị trí của các đơn vị hành chính trong tỉnh…

-Dẫn dắt…

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia tài chính

 

 

? Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính tại tỉnh Hải Dương?

HS: tìm hiểu trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Hoạt động nhóm:

GV: cho HS tìm hiểu về nơi em sống (tỉnh Hưng Yên)

? Địa chất? Địa hình?

? Khí hậu? Thủy văn?

Thổ nhưỡng? Sinh vật? Khoáng sản?

 

 

 

 

Kết luận:

GV: nhận xét chung

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba thành phố lớn: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi, không giáp biển.

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.

Hoạt động 3: Dân cư và lao động:

 

* Hoạt động nhóm:

GV: chia lớp thành các nhóm, thảo luận tìm hiểu về dân cư, lao động nơi mình sinh sống, tình hình văn hóa, giáo dục, y tế?

HS: thảo luận, cử 1 bạn lên bảng trình bày

 (tỉnh Hưng Yên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

 

a. Vị trí lãnh thổ

+ Thuộc vùng ĐBSH.

+ Phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, Hà Nam, Phía nam giáp Thái Bình.

+ Diện tích: 930 km² (rộng hơn Hà nam, Bắn Ninh)

-> Thuận lợi phát triển kinh tế - xã hộI-

b. Sự phân chia hành chính

- Quá trình thành lập tỉnh.

+ Thành lập năm 1831.

+ Năm 1968 sát nhập với Hải Dương.

+ 1997 tách riêng.

- Các đơn vị hành chính:

1.     Phường Quang Trung diện tích hành chính: 0,43 km2

2.     Phường Lê Lợi diện tích hành chính: 0,47 km2

3.     Phường Minh Khai diện tích hành chính: 0,57 km2

4.     Phường Hiến Nam diện tích hành chính: 3,89 km2

5.     Phường Hồng Châu diện tích hành chính: 3,84 km2

6.     Phường Lam Sơn diện tích hành chính: 7,72 km2

7.     Phường An Tảo diện tích hành chính: 3,23 km2

8.     Xã Liên Phương diện tích hành chính: 5,34 km2 

9.     Xã Hồng Nam diện tích hành chính: 3,62 km2

10. Xã Quảng Châu diện tích hành chính: 8,30 km2

11. Xã Trung Nghĩa diện tích hành chính: 5,41 km2

12. Xã Bảo Khê diện tích hành chính: 3,98 

II- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa chất.

+ Nằm gọn trong ô trũng thuộc ĐBSH được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỉ Đệ Tứ với chiều dày150-160m.

2. Địa hình.

+ Đồng bằng.

+ Cao phía tây bắc, thấp dần phía đông nam.

-> Nơi thiếu nước, nơi úng ngập nên hệ thống thuỷ lợi dày đặc.

3. Khí hậu.

Nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều nắng, có mùa đông lạnh.

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm

Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C

Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ

Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%

-> Thuận lợi: Phát triển NN: cây con nhiệt đới, cận nhiệt, thâm canh tăng vụ.

-> Khó khăn: thiên tai, sương muối, lũ lụt, hạn hán...

4. Thuỷ văn.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc với HT sông Hồng.

+ Hệ thống sông nội địa: sông Kẻ Sặt, sông Cửu An, sông Hoan Ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn...

+ Các mỏ nước ngầm rất lớn dọc quốc lộ 5.

- Thuận lợi: Bồi đắp phù sa, thuỷ lợi, thuỷ sản, giao thông, du lịch...

- Khó khăn: lũ lụt.

5. Thổ nhưỡng.

+ Đất phù sa trong đê: trồng lúa hoa màu và xen canh

+ Đất phù sa ngoài đê: trông hoa màu, xen canh.

6. Sinh vật.

+ Không còn thảm thực vật tự nhiên.

+ Động vật: cáo, cò, cuốc...

7. Khoáng sản.

+ Có mỏ than bùn trữ lượng lớn

=> Có tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp (khí hậu, đất đai, sông ngòi)

 

III- Dân cư và lao động.

1. Dân số và gia tăng dân số.(5ph)

2019: 1.252.731 người

Trong đó, dân số nam là 583.200, dân số nữ là 605.700;

Tỉ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,05%.

Mật độ dân số đạt 1.347 người/km2.

2. Kết cấu dân số.(5’)

- Kết cấu theo giới tính:

- Kết cấu theo lao động:

Năm 2018:

Dân số làm trong công nghiệp, xây dựng chiếm

51,56%

Dân số làm thương mại, dịch vụ chiếm

37,86%

Thành phần dân số

Đô thị

34,5%

Nông thôn

65,5%

- Dân số trẻ: 1/ 2 trong tuổi lao động.

4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

a. Văn hoá:

- Nét nổi bật là truyền thống hiếu học khoa bảng: 228 vị đỗ đại khoa

- Các di tích lịch sử, danh thắng lễ hộI-

+ Văn miếu Xích Đằng.

+ Đền Ủng hội từ 11-15 tháng giêng.

+ Đền Dạ Trạch hội từ 10-12 tháng 2...

- Các danh nhân văn hoá lớn, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học

b. Giáo dục:

- Được chú trọng phát triển song còn gặp nhiều khó khăn

c. Y tế:

- Mạng lưới khám chữa bệnh đến từng xã, phường.

- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả.

TIẾT 2

Hoạt động 4: Kinh tế

 

 

 

* Hoạt động nhóm:

GV: chia lớp thành các nhóm, thảo luận tìm hiểu về đặc điểm kinh tế? Các ngành kinh tế trọng điểm (công nghiệp? nông nghiệp? dịch vụ?)

 

 

 

 

 

 

 

? Nêu tình hình phát triển ngành công nghiệp?

? Gồm những ngành nào?

Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu các ngành kinh tế- sử dụng tranh ảnh và BĐ

? Sản phẩm chủ yếu?

? Kể tên các công ty tiêu biểu?

? Kể tên các ngành tiểu thủ công nghiệp

* Hoạt động cá nhân- HSTĐG

? Nêu đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp?

? Kể các loại cây trồng?

? Kể các loại cây?

? Phân bố?

? Kể tên các vật nuôi?

? Tình hình phát triển?

? Đặc điểm phát triển ngành thương mại?

? Kể tên các mặt hàng xuất khẩu?

? Kể tên các mặt hàng nhập khẩu?

? Thế mạnh trong du lịch của Hưng Yên là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5: Phương hướng phát triển kinh tế

 

? Phương hướng mà tỉnh đề ra để nhằm mục đích phát triển kinh tế của tỉnh?

 

IV- Kinh tế.

1. Đặc điểm chung

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

- Cơ cấu kinh tế:

 Năm 2019:

Công nghiệp xây dựng  

62.15%

Nông nghiệp thủy sản 

8.44%

Thương mại dịch vụ 

29.41%.

GDP đầu người đạt

79.06 triệu đồng.

2. Các ngành kinh tế.

a. Công nghiệp.(10’)

- Chiếm 62,15 trong GDP,

- Gồm các ngành công nghiệp

+ Chế biến nông sản thực phẩm: gạo, nhãn, táo, chuối, đay, nhãn, vải, dưa chuột...(Công ty chế biến nông sản thực phẩm HY, Công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô)

+ Sản xuất hàng tiêu dùng: giày da, may, nhựa, bia, bánh kẹo...(Công ty may HY, Công ty cơ khí dệt may HY, Công ty may Phố Hiến, Công ty nhựa HY)

+ Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói, gốm sứ ( Nhà máy thép Việt - Ý, chi nhánh sản xuất gốm sứ của Tổng công ty Sứ Thuỷ tinh công nghiệp VN...)

+ Các ngành công nghiệp mới: công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, sản xuất, lắp ráp xe máy...( Công ty thiết bị điện Việt - Á, Công ty nội thất Hoà Phát, Nhà máy dây cáp điện Li- oa, Công ty LG, Tập đoàn xe máy LiFan...)

- Quy hoạch được 5 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Như Quỳnh A&B(95ha), Khu công nghiệp Phố Nối A(390ha), Khu công nghiệp Phố Nối B (250ha), Khu công nghiệp Minh Đức (200ha), Khu công nghiệp thành phố Hưng Yên (60ha).

- Tiểu thủ công nghiệp: gạch, mây tre đan, gốm sứ, tằm tơ...

b. Nông nghiệp:(8p)

a. Đặc điểm phát triển.

- Phát triển khá toàn diện, giảm dần tỉ trọng trồng trọt, tăng dần tỉ trọng chăn nuôI-

 - 8,44%

b. Phân bố.

* Ngành trồng trọt:

- Cây lương thực: lúa, ngô (Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mĩ, Kim Động, Tiên Lữ.

- Cây công nghiệp: dâu( ven sông Hồng), mía(Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ), lạc vừng(Yên Mĩ, Kim Động)

- Cây ăn quả: nhãn, chuối, vải( Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ).

- Rau, cây dược liệu...

* Ngành chăn nuôi:

- Trâu, bò, lợn, gia cầm

 - Tỉ lệ bò lai sinH đạt 85% tổng đàn, bò sữa tăng từ 60 con (năm 2000) lên 2000 con (năm 2004), các giống gia cầm chất lượng cao phát triển mạnh.

* Thuỷ sản: phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,

c. Dịch vụ:(7p)

+ Thương mại:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18%/ năm (2000- 2003) tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng từ 913tỉ (1997) lên 3010 (2004), kim ngạch xuất khẩu tăng từ 22 triệu USD (1997) lên 170 triêu USD (2004)

- Xuất khẩu: hàng nông sản thực phẩm, hàng may mặc, da giày, hàng tiểu thủ công nghiệp.

- Nhập khẩu: phân bón, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng.

+ Du lịch:

- Các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh đẹp ven sông Hồng, sông luộc cho phép phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh tháI-

- Quần thể di tích Phố Hiến, Chử Đồng Tử- Tiên Dung, công viên Hồ Bán Nguyệt, lễ hội đền Đậu An (Tiên lữ), Hát trống quân lễ rước nước Dạ Trạch (Khoái Châu) ....

+ Giao thông vận tải:

Đường bộ:

·         Quốc lộ 5A: Như Quỳnh - Minh Đức

·         Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Dài 29 Km còn gọi là quốc lộ 5B

·         Quốc lộ 39A: Phố Nối - Triều Dương

·         Quốc lộ 38: Cống Tranh - Trương Xá, thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh.

·         Quốc lộ 38B: Hải Dương - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình

Đường sắt: tuyến Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương TàI-

Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên.

 

V- Phương hướng phát triển kinh tế.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh hợp tác đầu tư để chủ động hội nhập kinh tế, có các chính sách ưu đãi đầu tư  

- Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôI-

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

Bài 1: Cho bảng số liệu:

Các ngành

1995

1997

2004

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp- xây dựng

Dịch vụ

61,8

11,7

26,5

60,0

15,0

25,0

34,0

34,5

31,5

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 1995- 2004? Nhận xét biểu đồ?

HD: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế.

a. Vẽ biểu đồ.

- Vẽ biểu đồ miền.

- 1 HS lên bảng vẽ.

- Cả lớp vẽ vào vở.

- Nhận xét biểu đồ trên bảng.

b. Nhận xét.

- Cơ cấu kinh tế đang thay đổi: giảm tỉ trọng ngành nông, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ tăng chậm.

Bài 2:

? Nêu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên tỉnh Hưng Yên?

? Phương hướng phát triển?

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

   

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Ôn tập học kì 2