Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 26: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (1+2) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Hiểu và trình bày được một cách hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. • Biết cách chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng. • Vận dụng được các kiến thức đã học ở bài NL về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để làm tốt bài tập làm văn số 7. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 126 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực - Yêu cầu HS đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi mục A - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Từ ngữ địa phương: răng (sao), mô (đâu) - Câu chuyện gây cười vì người học trò không hiểu nghĩa của một số từ ngữ địa phương nên dẫn đến hiểu lầm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời BT 1 - HS trao đổi, trình bày, nhận xét, phản biện - Chuẩn xác, GV-HS đánh giá 1. Luyện tập về chương trình địa phương (1) Đoạn trích Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân tương ứng a thẹo lặp bặp ba sẹo lắp bắp bố, cha b ba má kêu đâm đũa bếp nói trổng vô bố, cha mẹ gọi trở thành đũa cả nói trống không vào c ba lui cui nắp nhắm giùm nói trổng bố, cha lúi húi vung cho là giúp nói trống không d chi gì (2) Không nên vì làm mất màu sắc địa phương NB trong tính cách nhân vật (3) Mục đích sử dụng: làm nổi bật sắc thái vùng đất có SV được kể. Tác giả không dùng qua nhiều tránh gây khó hiểu. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: trò chơi, vấn đáp, gợi tìm; - Năng lực: tự học; hợp tác * HĐ nhóm: Trò chơi Ai nhanh hơn, bảng phụ - Yêu cầu HS thực hiện mục D.2 - HS thi tìm, viết bảng phụ - GV sửa chữa, đánh giá Bài 2 a. Không cây không trái không hoa Có lá ăn được, đố là lá chi. - trái – quả - chi – gì b. Kín như bưng lại kêu là trống Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng - kêu – gọi - trống hổng trống hảng: trống huếch trống hoác Tiết 127 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Nêu yêu cầu ? Kể tên một số vấn đề được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến nhiều trong thời gian gần đây ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Vấn đề TNGT, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động nhóm (5), KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu 1 nhóm trình bày câu hỏi phần C.2 đã chuẩn bị trước ở nhà - HS nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo 2. Luyện tập về văn bản nhật dụng a. Tính cập nhật: là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày. -> Phản ánh những vấn đề nóng bỏng trong đs hàng ngày b. Lớp Tên văn bản Nội dung chính 6 1- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. 2- Động Phong Nha 3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử - Giới thiệu danh lam thắng cảnh - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người 7 4- Cổng trường mở ra 5- Mẹ tôi 6 - Cuộc chia tay của những con búp bê 7- Ca Huế trên Sông Hương - Giáo dục, gia đình, nhà trường và trẻ em. - Người mẹ và nhà trường - Hiện trạng cs gia đình và quyền trẻ em. - Văn hoá dân gian 8 8 - Thông tin về Ngày Trái Đất..... 9 - Ôn dịch, thuốc lá 10 - Bài toán dân số - Bảo vệ môi trường - Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá - Dân số và tương lai loài người 9 11- Tuyên bố thế giới ... 12- Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình 13 - Phong cách Hồ Chí Minh - Quyền sống con người (Quyền trẻ em). - Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình thế giới - Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; - Năng lực: tự học; hợp tác * HĐ cặp - Yêu cầu HS thực hiện mục D.1 - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá Bài 1 - Đọc chú thích đặc biệt là các chú thích về các sự kiện - Liên hệ với cuộc sống - Có kiến giải riêng, quan điểm riêng, có thể đề xuất những kiến nghị, giải pháp - Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra - Bám sát đặc điểm hình thức để tìm hiểu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: thuyết trình - NL: tự học * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà mục E.2, sau đó chia sẻ với các bạn. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Từ ngữ địa phương, cách sử dụng từ ngữ địa phương + ND các VBND đã học - Chuẩn bị : Bài 26, mục C.3, D.3 + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi + Ôn tập cách làm bài văn nghị luận văn học (đoạn thơ, bài thơ, truyện (hoặc đoạn trích). Tiết 128 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cả lớp, KT hỏi chuyên gia - Thành lập đội chuyên gia (HS tự nguyện làm chuyên gia) - HS đặt câu hỏi về các tác giả, tác phẩm thơ HĐ học kì II, nhóm chuyên gia trả lời, HS nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới C. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm ; - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động nhóm (đếm số), KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý a, b a. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên. b. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng, tràng hoa trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - HS trao đổi, trình bày, nhận xét, bổ sung, phản biện - Chuẩn xác, GV-HS đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS trả lời ý c: chọn 1 từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và phân tích. - GV hướng dẫn: + Hình thức: viết đúng đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh, từ ngữ đặc sắc (đoạn tổng-phân-hợp), đảm bảo dùng từ, liên kết câu, LK đoạn, sử dụng 1 số phép LK đã học. + Nội dung: chỉ ra, phân tích, bình giảng được nét đặc sắc, độc đáo của từ ngữ, hình ảnh (bám sát ND văn bản), có thể liên hệ, so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề. - HS viết đoạn văn nêu cảm nhận, trình bày, nhận xét, bổ sung - Sửa chữa, GV- HS đánh giá 3. Luyện tập về thơ a. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên. I- Hình ảnh con cò - Tình mẹ yêu thương, sẵn sàng chở che cho con. II- Con cò- người bạn đồng hành của con của con trên suốt đường đời - biểu tượng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ. III.Con cò tượng trưng cho cuộc đời và tấm lòng người mẹ. b. Ý nghĩa của các hình ảnh trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ qua cảm nhận của tác giả khi ở ngoài lăng. Qua đó, Người hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ nhưng lại gần gũi. - Hình ảnh vầng trăng để chỉ cảm nhận của tác giả về Bác khi ở trong lăng. Bác hiện lên dịu hiền, thanh thản. Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ này còn gợi đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. - Hình ảnh tràng hoa chỉ dòng người vào lăng viếng Bác, mỗi người là một bông hoa, cả dân tộc ta là một tràng hoa đẹp dâng lên Người. c. Viết đoạn văn - Khổ 1: từ phả, chùng chình - Khổ 2: hình ảnh đám mây, ĐT vắt - Khổ 2: hình ảnh ẩn dụ sấm, hàng cây đứng tuổi E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học; CNTT * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà sưu tầm một số bài thơ cùng chủ đề với bài thơ HKII, sau đó chia sẻ với các bạn. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc sắc ND, NT của các bài thơ đã học - Chuẩn bị : Bài 26, mục C.3, D.3 + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi + Ôn tập cách làm bài văn nghị luận văn học (đoạn thơ, bài thơ, truyện (hoặc đoạn trích). Tiết 129+130 Hình thức tổ chức Nội dung D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thưởng thức văn học * HĐ cá nhân, trả lời câu hỏi sau : ? Trình bày dàn ý của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . - HS TB, NX - GV NX * HĐ cá nhân- KT viết tích cực - GV chiếu đề văn : ? Phân tích hai khổ thơ sau: `Ta làm con chim hót ..................... Dù là khi tóc bạc ( Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) - Yêu cầu hs viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh - GV thu bài , đánh giá sản phẩm - GV đánh giá sản phẩm dựa trên tiêu chí sau: 3. Viết bài tập làm văn số 7- Nghị luận văn học a. Lý thuyết - Dàn ý: sgk/ trang 54 b. Viết bài thực hành 1. Về kĩ năng - Đảm bảo đúng kiểu bài nghị luận một bài thơ, đoạn thơ - Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo - Không mắc các lỗi về câu, từ, chính tả, diễn đạt 2. Về KT Đảm bảo những ND cơ bản sau: a. Mở bài : Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, ND hai khổ thơ cần phân tích b. Thân bài: * Khổ 4: - Hình ảnh lặp lại mang ý nghĩa biểu tượng: con chim, cành hoa + Tác giả muốn làm con chim để dâng tiếng hót cho đời + Tác giả muốn làm cành hoa để tỏa hương sắc làm đẹp cho cuộc đời + Làm nốt trầm để hòa vào bản hòa ca của cuộc đời - Điệp ngữ, điệp câu trúc -> Giọng thơ thiết tha, sôi nổi -> Ước nguyện được sống có ích, hòa nhập, cống hiến những gì đẹp nhất, tinh túy nhất cho cuộc đời * Khổ 5: + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là một hình ảnh ẩn dụ, một sự phát hiện mới mẻ, độc đáo của Thanh Hải: nhà thơ muốn làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp với sức sống tươi trẻ, là cống hiến phần đời tốt đẹp nhất của mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước, của cuộc đời chung + Số từ một kết hợp với từ láy giảm nghĩa nho nhỏ cho thấy nhà thơ ý thức được sự cống hiến của mình là nhỏ bé, bình dị + Từ láy lặng lẽ kết hợp với hình ành hoán dụ: tuổi hai mươi – tuổi trẻ, tóc bạc – tuổi già, điệp ngữ, điệp cấu trúc dù là cho thấy tác giả muốn cống hiến một cách âm thầm, tự nguyện và trọn đời. => Đó là một ước nguyện cao đẹp, chân thành, khiêm nhường, đáng quý, đáng trân trọng. c. Kết bài: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: tự học; CNTT * HĐ cá nhân - Tìm đọc các bài văn phân tích về các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9. - GV hướng dẫn : tìm đọc các tạp chí văn học (VD : Văn học tuổi trẻ) - HS ghi chép những điều học được vào vở tư liệu * Hướng dẫn học tập - Ôn lại cách làm bài văn NL về truyện (đoạn trích) ; bài thơ, đoạn thơ. - Tích cực làm BT phần D - Lập lại dàn bài chi tiết cho đề văn số 7 - Chuẩn bị : Bài 27, mục A, B.1,2; C.1 + Đọc câu hỏi + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi * Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................