Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chiếc lược ngà. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn : .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 15: CHIẾC LƯỢC NGÀ I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong 1 đoạn truyện “Chiếc lược ngà”. Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. • Nắm được các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại và lời dẫn trực tiếp và gián tiếp. • Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học. 2. Kỹ năng • Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận 1 văn bản truyện hiện đại. • Khái quát 1 số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. • Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và hiểu được mối quan hệ giữa Tập làm văn – Tiếng việt – Văn bản. 3. Thái độ • Trân trọng tình cảm cha con sâu nặng trong mọi hoàn cảnh. • Học sinh biết vận dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. • Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần Tập làm văn. 4. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, PHT • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu... • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não;KT đọc tích cực, hỏi chuyên gia,chia nhóm ... 2. Học sinh: Đọc , trả lời hệ thống câu hỏi sgk. III. NỘI DUNG TIẾT 71 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * HĐ cá nhân - GV Sử dụng câu hỏi sgk. ? Cảm xúc của em khi đọc bài thơ (đoạn thơ), câu chuyện đó. - HS trình bày, bổ sung - GV ĐG, dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cả lớp, KT hỏi đáp - GV yêu cầu HS hỏi đáp về tác giả, tác phẩm - HS hỏi-đáp, nhận xét, bổ sung - GV trợ giúp (nếu cần) - GV giảng về tình huống truyện * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ ? Hãy tóm tắt những nét chính về hoàn cảnh gia đình bé Thu - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV bổ sung, chuẩn kiến thức, đánh giá. * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Khi nghe có người gọi tên mình, bé Thu phản ứng như thế nào? Tìm chi tiết ? Cho thấy thái độ gì của Thu ? Em có nhận xét gì về cách phản ứng của bé Thu. - Giảng: Phản ứng hợp lí và dễ hiểu với 1 đứa trẻ 8 tuổi chưa hề gặp cha, chỉ biết mặt cha qua bức ảnh ... * Hoạt động nhóm, KT công đoạn, KT phòng tranh, BP - Vòng 1: 6 nhóm (2 dãy) + Nhóm 1, 4: Tâm lí, tình cảm của bé Thu trong bữa cơm đầu tiên + Nhóm 2, 5: Tâm lí, tình cảm của bé Thu khi thổi cơm một mình + Nhóm 3, 6: Tâm lí, tình cảm của bé Thu trong bữa cơm cuối cùng Phiếu học tập nhóm 1,4 ? Trong bữa cơm đầu tiên, má yêu cầu Thu gọi ba vào ăn cơm thì Thu có lời nói như thế nào? ? Em có nhận xét gì về lời nói của bé Thu? Nó cho ta thấy điều gì? Phiếu học tập nhóm 2, 5 ? Khi thổi cơm một mình, Thu bị đặt vào một tình huống ntn? Nhận xét tình huống? ?Tìm chi tiết miêu tả hành động, lời nói của bé Thu trong tình huống đó . ? Nhận xét về cách dẫn truyện và NT miêu tả tâm lí nhân vật ? Hiểu được thái độ và tích cách nào của bé Thu Phiếu học tập nhóm 3, 6 ? Trong bữa cơm, Thu có phản ứng gì khi ông Sáu gắp cho nó trứng cá. ? Nhận xét về phản ứng của bé Thu. Nó thể hiện thái độ gì. ? Nhận xét về tình huống truyện lúc này ? Nhận xét chung về hành động, thái độ của Thu trong mấy ngày anh Sáu ở nhà - Vòng 2: Các nhóm trong cùng dãy, trưng bày sản phẩm, HS tham quan ghi chép, bổ sung, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá - Bổ sung - Giảng * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Qua phân tích, em thấy bé Thu là người như thế nào? ? Qua đó, em thấy tác giả là người như thế nào? Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Ông là nhà văn đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1966 khi Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa của truyện. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: truyện ngắn - PTBĐ: Tự sự + miêu tả, biểu cảm, nghị luận - Trình tự kể: trình tự thời gian - Người kể : bác Ba( người chứng kiến toàn bộ câu chuyện) -> Tạo sự khách quan, có đk bộc lộ tình cảm cảm xúc - Truyện có 2 tình huống + Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng Thu không chịu nhận cha. Đến lúc em nhận ra thì ông Sáu lại phải đi (tình huống cơ bản) -> Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Thu với ba + Ở căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương, mong nhớ vào làm cây lược cho con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy -> Bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật bé Thu a. Hoàn cảnh - Ông Sáu đi kháng chiến khi Thu chưa đầy 1 tuổi . Suốt 8 năm, ba Thu chưa một lần về thăm nhà. - Thu chỉ biết mặt ba qua tấm hình ba chụp với má. Mặc dù vậy Thu vẫn rất yêu ba b. Tâm lí của Thu trong ngày ông Sáu trở về - Nghe gọi: tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, vụt chạy và kêu thét lên Má ! Má ! -> Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ đến sợ hãi -> Phản ứng tự nhiên của một em bé trước một người mà em chưa hề gặp mặt c. Tâm lí, tình cảm của bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà * Trong bữa cơm đầu tiên + Nói trổng: “ Vô ăn cơm. Cơm chín rồi” -> Lời nói tưởng chừng như vô lễ nhưng nó cho thấy 1 sự thật: bé Thu không chịu thừa nhận ông Sáu là ba mình * Khi một mình thổi cơm - Tình huống: một mình nấu cơm, nồi cơm to không thể chắt nước . Nếu để vậy, cơm sẽ bị nhão , em sẽ bị mẹ đánh. -> Thu đã bị đẩy vào thế bí - Nói trổng:“ Cơm sôi rồi. Chắt nước giùm cái” - Hành động: lấy cái vá múc ra từng vá nước, vừa múc miệng vừa lẩm bẩm điều gì không rõ (+) Dẫn truyện khéo léo, đầy bất ngờ Miêu tả TL qua lời nói, hđ, cử chỉ -> Thu đáo để, gan lì đến bướng bỉnh Kiên quyết phủ nhận ông Sáu là ba nó * Trong bữa cơm cuối cùng - Chi tiết: Sgk -> Phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt -> Kiên quyết cự tuyệt tình cảm của ông Sáu (+)NT: Tình huống truyện được đẩy lên cao trào => Ngờ vực, lạnh nhạt, lảng tránh và xa cách, kiên quyết phủ nhận tình cảm của ông Sáu, không chịu nhận ông Sáu là ba. (*) Bé Thu: - Cứng cỏi đến tưởng như ương ngạnh nhưng vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ, yêu cha tha thiết, sâu nặng - Tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi - Nhà văn: am hiểu sâu sắc, diễn đạt tinh tế, sống động thế giới tâm hồn trẻ thơ TIẾT 72 Hình thức tổ chức Nội dung B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng của bé Thu khi ở bên bà ngoại ? ? Tại sao có tâm trạng ? * HĐ nhóm (bàn), KT đọc tích cực, MC - GV chiếu câu hỏi ? Tìm chi tiết miêu tả nét mặt, lời nói, hành động của bé Thu trong buổi chia tay ông Sáu ? ? Tiếng thét gọi ba của bé Thu có ý nghĩa gì ? ? Nhận xét về cách dùng từ, nhịp điệu câu văn ở đoạn này ? ? Tác dụng của NT ? ? Nhận xét về cuộc chia tay giữa bé Thu và ông Sáu - HSHĐCN, HS trao đổi, trình bày, bổ sung - GV bổ sung, đánh giá Giảng * Hoạt động cả lớp, MC ? Nhận xét về PTBĐ, cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện. ? Qua đó, em thấy bé Thu là người như thế nào? Bình * HĐ nhóm, KT công đoạn, PHT, MC, BP - GV giao nhiệm vụ (chiếu) - Vòng 1: 4 nhóm + Nhóm 1,2 : Hoàn thành phiếu học tập 1 : 1. Tìm chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu với bé Thu trong những ngày được về phép : Gợi ý : + Khi mới gặp con ? + Những ngày ở nhà ? ? Nhận xét diễn biến tâm trạng ông Sáu lúc này. 2. Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng của ông Sáu trong giờ phút chia tay con ? ? Cảm nhận tình cảm ông Sáu dành cho con ? + Nhóm 3,4 : hoàn thành phiếu học tập 2 1. Khi trở lại chiến trường tình cảm của ông Sáu với con gái được biểu hiện như thế nào? Gợi ý: + Nhớ con như thế nào? + Thực hiện lời hứa ra sao? (làm lược như thế nào?) 2. Lúc sắp hi sinh, ông Sáu đã làm gì? ? Hiểu được điều gì qua hành động, cái nhìn của ông Sáu. - HS thảo luận, ghi lại kết quả trên bảng phụ. - Vòng 2: Yêu cầu hs trao đổi chéo kết quả để cùng nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (N1- N3; N2-N4) - Yêu cầu đại diện của 2 nhóm (phiếu HT 1, PHT 2) lần lượt trình bày sản phẩm - GV chuẩn xác (nếu cần), GV-HS đánh giá ? Qua đó, em thấy ông Sáu là người như thế nào? * Bình ? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí nhân vật. ? Qua đó, em thấy ông Sáu là người ntn ? Qua nhân vật ông Sáu, tác giả bày tỏ tình cảm, thái độ gì? ? Qua đây ta có thể suy ngẫm điều gì về chiến tranh và cuộc sống con người? - Giảng, liên hệ về sự mất mát , đau thương trong chiến tranh * HĐ cá nhân, KT trình bày 1 phút ? Nêu những nét chính về nghệ thuật, nội dung của tác phẩm? - GV nhận xét, đánh giá - Định hướng KT II. Phân tích (Tiếp) 1. Nhân vật bé Thu d. Khi sang bên bà ngoại - Trằn trọc không ngủ,… thở dài như người lớn -> Day dứt, ân hận, nuối tiếc (Em đã hiểu chuyện, biết đã làm cha buồn và có ít thời gian gần cha- vì cha sắp đi CT) g. Trong buổi chia tay - Nét mặt: Mặt sầm lại, buồn rầu…cái nhìn... nghĩ ngợi..." - Lời nói : kêu thét lên "Ba...”. Dặn ông Sáu mua về cho một cây lược - Hành động : chạy thót lên, ôm chặt ... hôn cả vết thẹo ... mếu máo ...dùng cả hai chân câu chặt lấy ba nó. -> Tiếng kêu của tình yêu lớn như dồn chứa tất cả tình yêu thương mà Thu dành cho cha bị kìm nén suốt 8 năm (+)NT: ĐT mạnh; nhịp văn nhanh, gấp -> Cử chỉ vội vàng, hối hả -> Tình yêu cha bùng dậy mãnh liệt cùng với sự hối hận và hối tiếc => Cuộc chia tay đầy xúc động Phương thức biểu đạt: + Kể + tả, biểu cảm, bình luận + Xây dựng cốt truyện có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí + Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tinh tế, chính xác => Bé Thu: hồn nhiên, ngây thơ, có cá tính mạnh mẽ và có một tình yêu cha mãnh liệt. 2. Nhân vật ông Sáu a. Trong những ngày về phép * Khi mới gặp: bước vội vàng... kêu to: “Thu! Con”... xúc động vết thẹo đỏ ửng lên. - Khi con sợ bỏ chạy: Đứng sững, mặt sầm lại, tay buông xuống như bị gãy => Háo hức, khát khao gặp con -> hụt hẫng, thất vọng. * Những ngày ở nhà: Chẳng đi đâu, tìm mọi cách để vỗ về con, mong nghe gọi một tiếng “ba” - Con không nhận ba...anh vừa lắc đầu vừa cười - Gắp trứng cá to vàng vào chén Thu ....đánh vào mông nó và hét lên “Sao mày cứng đầu quá vậy” => Khao khát tình con -> buồn bã, đau khổ -> Tột cùng đau đớn và bất lực * Trong phút chia tay - Muốn ôm con, hôn con nhưng không dám, buồn dầu khẽ nói “ Thôi! Ba đi nghe con” - Khi Thu gọi “ba” và chạy tới: Một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, hôn lên mái tóc con -> Sung sướng, hạnh phúc pha lẫn những xót xa, nghẹn ngào. b. Những ngày ở chiến trường * Nhớ con, ân hận, day dứt, khổ tâm vì đã đánh con * Làm lược tặng con: - Kiếm được khúc ngà: hớn hở như một đứa trẻ được quà - Làm lược: "c¬ưa từng chiếc ... khắc từng nét "Yêu nhớ tặng Thu con của ba" tỉ mỉ, khổ công như người thợ bạc. - Lúc nhớ con, bỏ cây lược ra ngắm & mài lên mái tóc cho bóng, mượt * Sắp hi sinh: dồn hết sức lực “đưa tay vào túi, móc cây lược” và nhìn bác Ba một hồi lâu. - Bác Ba hứa sẽ mang cây lược về trao tận tay cho Thu thì anh mới chịu nhắm mắt đi xuôi. -> Nhớ con, nhớ tới lời hứa đối với con và mong ước sẽ được ở bên con mãi mãi. => Ông Sáu: là người rất trọng lời hứa, một người cha luôn yêu mến, nâng niu, trân trọng tình con. - Nghệ thuật: + Tình huống truyện éo le, xúc động + Miêu tả tâm lý tinh tế * Ông Sáu là người có tình yêu th¬ương con sâu sắc - Tác giả: ca ngợi tình cha con của ông Sáu và tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh nói chung III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: + Tình huống truyện éo le + Cốt truyện có yếu tố bất ngờ + Miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Nội dung: Ca ngợi tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học, giao tiếp - Phương pháp: thuyết trình * HĐ cá nhân- KT viết tích cực - HS đọc yêu cầu BT1/ sgk /t134 ? Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu). - GV hướng dẫn: Lưu ý các điểm sau: + Trong VB nguyên tác: truyện được kể lại ở ngôi thứ nhất - nhân vật ông Ba (người bạn của ông Sáu - người trực tiếp chứng kiến câu chuyện) + HS cần viết đoạn văn mới chỉ khác người kể chuyện (ông Sáu, hoặc bé Thu) và kể dưới dạng hồi tưởng. + Phạm vi kể: cuộc gặp gỡ cuối cùng của 2 cha con - HS viết lại đoạn văn, trình bày, nhận xét. - GV đánh giá, nhận xét 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “ Chiếc lược ngà” Tham khảo: /de-bai/em-hay-viet-lai-doan-truyen-ke-lai-cuoc-gap-go-cuoi-cung-cua-hai-cha-con-ong-sau-theo-loi-hoi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL : giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP : nêu và giải quyết vấn đề * HĐ cá nhân - GV nêu câu hỏi ? Từ câu chuyện cảm động giữa ông Sáu và bé Thu, em rút ra bài học gì về cách ứng xử giữa cha và con trong cuộc sống hiện nay? - HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung - GV định hướng, đánh giá E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL : tự học, sử dụng CNTT - PP : thuyết trình * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện mục E ở nhà và chia sẻ với các bạn trong nhóm * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, nắm chắc nội dung bài học + Tâm lí, tình cảm của bé Thu, ông Sáu + Tình cha con giữa bé Thu – ông Sáu - Chuẩn bị phần C + Lập và hoàn thành bảng thống kê theo hướng dẫn / BT 2 + Làm BT 3, 4 Tuần 16 Ngày soạn : …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 15: CHIẾC LƯỢC NGÀ (3+4) III. NỘI DUNG TIẾT 73 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL : ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP : nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - GV chiếu đoạn văn, yêu cầu hs đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi : ? Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ? ? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy ? ? Kể như vậy có tác dụng gì ? - HS trình bày, nhận xét - GV đánh giá, dẫn dắt vào bài học C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học, giao tiếp - Phương pháp: thuyết trình, trò chơi * HĐ cả lớp- KT hỏi chuyên gia - GV lập nhóm chuyên gia (khuyến khích tinh thần xung phong) - Tổ chức cuộc trao đổi giữa các thành viên trong lớp với nhóm chuyên gia. - Nội dung trao đổi : tìm hiểu về tác giả, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, ND chính, NT đặc sắc của 3 truyện ngắn: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà - HS vấn đáp, phản biện cùng nhóm chuyên gia - Yêu cầu HS nhận xét phần giải đáp của nhóm chuyên gia. - GV chuẩn xác (nếu cần – bảng phụ lục), đánh giá, tuyên dương * HĐ cả lớp, trò chơi “ Hái hoa dân chủ” - GV chuẩn bị các bông hoa câu hỏi (Nội dung các câu hỏi xoay quanh tác giả, thể thơ, PTBĐ, hoàn cảnh sáng tác, ND chính, NT đặc sắc của 6 tác phẩm thơ hiện đại - Mời HS lần lượt tham gia hái hoa và trả lời câu hỏi. - GV chuẩn xác (nếu cần – bảng phụ lục), GV– HS đánh giá - GV tuyên dương HS * HĐ cá nhân - Sử dụng câu hỏi b/ sgk. - GV HD HS lập sơ đồ khái quát kiến thức văn bản Làng - HS lập sơ đồ, trao đổi chéo kết quả - HS trình bày trên bảng, nhận xét - GV đánh giá, hướng dẫn hs lập tiếp sơ đồ với 2 tác phẩm truyện còn lại (làm ở nhà) 2. Luyện tập về thơ và truyện hiện đại * Truyện hiện đại * Thơ hiện đại E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL : tự học - PP : thuyết trình * Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS thực hiện mục 1,2 ở nhà * Bảng phụ lục 1 (Truyện hiện đại) Tên tác phẩm Tác giả Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Nội dung chính Đặc sắc NT Làng (Trích truyện ngắn) Kim Lân Truyện ngắn Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, in lần (1948) Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Xây dựng tình huống truyện gay cấn; miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại) Lặng lẽ Sa Pa (trích truyện ngắn) Nguyễn Thành Long Truyện ngắn Chuyến đi thực tế ở tỉnh Lào Cai (1970) Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước. Xây dựng tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn; NT tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, miêu tả nhân vật qua nhiều điểm nhìn; kết hợp giữa kể, tả và nghị luận Chiếc lược ngà (trích truyện ngắn) Nguyễn Quang Sáng Truyện ngắn Tác giả đang ở chiến trường NB (1966) Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh. Xây dựng tình huống truyện éo le, cốt truyện mang yếu tố bất ngờ; lựa chọn ngôi kể phù hợp * Bảng phụ lục 2 (Thơ hiện đại) Tên bài thơ Tác giả Thể thơ và các PTBĐ Năm sáng tác Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật Đồng chí Chính Hữu - Tự do - BC+MT 1948 Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật - Tự do BC+MT+TS 1969 Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gắn với lời văn xuôi, lời nói thường ngày. Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận - Bảy chữ - BC+MT 1958 Cảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh một chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh Cảm hứng vũ trụ - lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, âm hưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hứng Bếp lửa Bằng Việt - Thơ tám chữ - BC+TS+ MT+NL 1963 Nhớ lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là của bà đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm - Tự do BC+TS+MT Viết năm 1971, khi kháng chiến chống Mĩ ở giai đoạn ác liệt Bài thơ ca ngợi tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Sáng tạo trong kết cấu; NT ẩn dụ, phóng đại; liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng Ánh trăng Nguyễn Duy - Năm chữ BC+TS+MT 1978 Từ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí. (thình lình mất điện, mở cửa sổ, chợt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu; kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên) TIẾT 74 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NL : giao tiếp - PP : vấn đáp * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - GV nêu câu hỏi ? Kể tên các biện pháp tu từ đã học ? - HS trình bày, bổ sung - GV đánh giá - GV dẫn dắt vào bài học C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (TIẾP) - Năng lực: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm ; quan sát và phân tích ngôn ngữ, * Hoạt động bàn, máy chiếu - GV nêu nhiệm vụ: BT 3/136 a. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: (1) Câu “Vô ăn cơm!” của bé Thu vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy sửa lại câu trên... (2) Hãy giải thích lí do vì sao bé Thu vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn trích trên. b. Vận dụng một số kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những đoạn trích sau: - HSHĐCN, thảo luận, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * Hoạt động cặp, KT hợp tác, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý 4.a.1,2 /137 Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: (1) Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? (2) Tác giả sử dụng đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vai trò. Tác dụng của yếu tố này trong đoạn trích trên? - HSHĐCN, thảo luận, trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, GV-HS đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - HS xác định nhiệm vụ: ý 4.a.3/137 ? Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Vì sao vậy? Hãy lí giải bằng một đoạn văn ngắn (trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận). - Hướng dẫn HS viết đoạn văn : + HT: Có câu chủ đề, đảm bảo sự liên kết, chính tả, dùng từ + ND: Lí giải nguyên nhân; sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm : tâm trạng, cảm xúc của ông Sáu : đau đớn, thất vọng, hụt hẫng; yếu tố nghị luận : suy nghĩ về nỗi đau do chiến tranh gây ra - HS viết, đọc, nhận xét - GV sửa chữa, GV- HS đánh giá 3. Luyện tập về tiếng Việt a. (1)- Vi phạm phương châm lịch sự - Ba vô ăn cơm ạ ! (2) Lời nói tưởng chừng như vô lễ nhưng nó cho thấy 1 sự thật: bé Thu không chịu thừa nhận ông Sáu là ba mình. b. (1) So sánh: các hình ảnh sóng đôi làm nổi bật sự khác biệt về thời tiết của 2 sườn Đ - T của dãy Trường Sơn. (2) So sánh : làm nổi bật tiếng kêu, hành động vội vàng của Thu dồn chứa tất cả tình yêu thương mà Thu dành cho cha bị kìm nén suốt 8 năm. (3) Nhân hóa: cảnh vật đồng quê vào mùa gặt hiện lên sinh động, có hồn, thanh bình, nên thơ. 4. Luyện tập về tập làm văn a. (1) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. (2) Tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại. -> Làm nổi bật tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ đến sợ hãi của Thu trước hành động của ông Sáu. Đoạn văn mẫu : Ông Sáu đi chiến đấu xa nhà đã lâu, nay ông được về thăm nhà, khao khát đốt cháy lòng ông là được gặp con, được nghe con gọi tiếng "ba" để được ôm con vào lòng và sống những giây phút hạnh phúc bấy lâu ông mong đợi. Nhưng thật éo le, con bé không những không nhận ông là ba mà còn tỏ thái độ rất sợ hãi. Chính điều đó đã khiến ông hụt hẫng và đau đớn tột cùng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL : giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP : nêu và giải quyết vấn đề * HĐ cá nhân - GV nêu câu hỏi ? Khi tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, cần lưu ý điều gì ? - HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung - GV định hướng, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL : tự học, sử dụng công nghệ thông tin - PP : thuyết trình * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện mục E ở nhà và chia sẻ với các bạn trong nhóm. * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, nắm chắc nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị phần D + Ôn lại các tác phẩm thơ và truyện đã học + Đọc các câu hỏi tham khảo sgk. TIẾT 75 D/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - NL : giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP : nêu và giải quyết vấn đề * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - GV phát câu hỏi - HS làm bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại I. Đề bài Câu 1 (2 điểm) : Đọc kĩ đoạn văn dưới đây, điền từ thích hợp còn thiếu vào dấu... Bài thơ Ánh trăng của tác giả .....(1) được viết vào năm......(2). Tác phẩm rút từ tập thơ cùng tên – là tập thơ đoạt giải....(3) của Hội Nhà văn VN năm 1984. Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính là......(4)cùng các phương thức biểu đạt khác là.....(5). Bài thơ được viết bằng thể thơ...(6). Tác giả không viết hoa chữ cái đầu các dòng thơ (trừ dòng thơ đầu) để tạo nên...(7). Qua bài thơ, tác giả gợi nhắc và củng cố đạo lí....(8) ở người đọc. Câu 2 (2 điểm) : Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Câu 3 (6 điểm) : Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu trong ngày ông Sáu trở lại chiến trường (đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận). II. Đáp án Câu 1 : STT Từ STT Từ 1 Nguyễn Duy 5 Tự sự và miêu tả 2 1978 6 5 chữ 3 A 7 Sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh 4 Biểu cảm 8 Uống nước nhớ nguồn Câu 2 : - Viết đúng hình thức đoạn văn tổng phân hợp, nêu được các ý sau : + Đây là hình ảnh đặc sắc, độc đáo, bất ngờ, thú vị + Hình ảnh vừa tả thực, vừa lãng mạn + Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng và gợi cho người đọc nhiều liên tưởng + Hình ảnh được chọn làm nhan đề cho cả tập thơ -> Qua đó, ta cảm nhận tâm hồn người lính trẻ trung, yêu đời, lãng mạn. Câu 3: Đoạn văn có câu chủ đề, có thể trình bày dưới dạng diễn dịch, quy nạp hoặc tổng-phân-hợp, đảm bảo các ý sau : - Tâm trạng của Thu trong ngày ông Sáu trở lại chiến trường đã có sự thay đổi bất ngờ : + Nét mặt: Mặt sầm lại, buồn rầu…cái nhìn... nghĩ ngợi..." + Lời nói : kêu thét lên "Ba...”. Dặn ông Sáu mua về cho một cây lược + Hành động : chạy thót lên, ôm chặt ... hôn cả vết thẹo ... mếu máo ...dùng cả hai chân câu chặt lấy ba nó. -> Tiếng kêu của tình yêu lớn như dồn chứa tất cả tình yêu thương mà Thu dành cho cha bị kìm nén suốt 8 năm - NT: ĐT mạnh; nhịp văn nhanh, gấp; miêu tả tâm lí qua nét mặt, hành động, cử chỉ -> Cử chỉ vội vàng, hối hả -> Tình yêu cha bùng dậy mãnh liệt cùng với sự hối hận và hối tiếc - Kết hợp linh hoạt, hợp lí yếu tố miêu tả nội tâm (tâm trạng bé Thu) và yếu tố nghị luận (suy nghĩ về tình cha con, về nỗi đau do chiến tranh gây ra cho các gia đình VN). E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - NL : tự học - PP : thuyết trình * Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS thực hiện mục 3 ở nhà * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại kiến thức bài học + Kiến thức về PCHT, BPTT - Hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị bài 16 + Tìm hiểu về tác giả + Đọc bài VB, trả lời câu hỏi phần A, B Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................