Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chiếc lá cuối cùng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 8: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • HS hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. • Lòng cảm thông chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo. • Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kỹ năng • Rèn cho hs kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm. • Phát hiện phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. • Cảm nhận đc ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 3. Thái độ • Giáo dục cho hs lòng nhân ái, chia sẻ với những ng xung quanh. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng • Tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 29 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp đàm thoại - Năng lực: giao tiếp * HĐ cá nhân; GV nhận xét, đánh giá - Đọc đoạn tóm tắt phần đầu của tác phẩm và trả lời các câu hỏi mục A ? Nhận xét về cuộc sống và tình cảm của các nhân vật trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O hen ri qua đoạn tóm tắt phần đầu của truyện sau đây: =>Giới thiệu bài mới. - Ba nhân vật đều là những người khao khát cống hiến cho nghệ thuật và họ đều rất nghèo. Giôn-xi mang trong mình căn bệnh, cô chán nản tuyệt vọng và muốn buông bỏ cuộc đời tựa như chiếc lá ngoài kia, chỉ cần rụng cô sẽ chết. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại - Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng * HĐ cá nhân- KT trình bày 1 phút; máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết, tìm hiểu của em về tác giả và tác phẩm - Gv giảng * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc: - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân; máy chiếu; HS tự nhận xét, đánh giá Xác định : + Xác định thể loại của văn bản? + Văn bản được viết theo PTBĐ nào? + Xác định bố cục của văn bản? * HĐ cá nhân; máy chiếu; HS, GV đánh giá - Đọc lại phần tóm tắt , đọc phần 1 ? Tìm chi tiết nói về tình trạng sức khỏe của cô? ? Suy nghĩ và hành động của cô trước bệnh tật của mình. => Yếu đuối, thiếu nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. * HĐ cặp - KT động não-GV đánh giá - Tại sao Giôn-xi lại gắn cuộc sống của mình vào từng chiếc lá thường xuân? - GV giảng: Những chiếc lá mỏng manh, yếu ớt khó có thể trụ lại với mưa to, gió rét cũng giống như cô sức khỏe yếu ớt khó lòng thắng nổi bệnh tật. Hơn thế hình ảnh lá rụng thường gắn liền với sự chia lìa, tang tóc. * HĐ cả lớp ? Suy nghĩ và hoạt động trên cho ta cảm nhận được tâm trạng gì của cô. ? Đánh giá về con người Giôn –xi * HĐ cả lớp ? Khi Xiu kéo mành lên, Giôn-xi thấy điều gì ? ? Cô cảm nhận được điều gì từ chiếc lá? ? Suy nghĩ và hành động của Giôn-xi lúc này? - GV giảng - Giảng: Cô xin cháo, sữa nghĩa là muốn ăn; mượn gương – quan tâm đến nhan sắc, hình thức bề ngoài; hi vọng vẽ vịnh Na-plơ có nghĩa là cô muốn được làm việc, được cống hiến, sáng tạo ? Điều đó thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi? ? Niềm mong muốn khát khao được sống của Giôn-xi đã đưa đến kết quả gì? * HĐC- KT học tập hợp tác; máy chiếu; GV đánh giá ? Nguyên nhân sâu xa nào đưa đến sự hồi sinh sự sống ở Giôn-xi GV: cô nhìn, cảm nhận được sức sống mãnh liệt bền bỉ của lá, nhựa sống trong người Giôn-xi lại lên men, mầm sống lại hồi sinh. Chiếc lá thổi vào tâm hồn yếu đuối của cô niềm tin, nghị lực, kéo cô từ vực thẳm bệnh tật vượt qua cái chết *Hđ cả lớp ? Qua đây, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân? ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật? ? Khái quát diễn biến tâm trạng của Giôn-xi? * Bình ? Thái độ của tác giả I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: O-Hen -ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. - Tác phẩm: + “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn để lại cho độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc. + Văn bản trích ở phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung - Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Bố cục : 3 Phần 1. Từ đầu kiểu hà Lan : Giôn-xi đợi cái chết 2. Tiếp vịnh Na-plơ : Giôn-xi vượt qua cái chết 3. Còn lại : Bí mật về chiếc lá cuối cùng II. Tìm hiểu văn bản 1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi a. Giôn –xi đợi chết - Bị bệnh sưng phổi - Cặp mắt thẫn thờ, nói thều thào - Chờ chiếc lá cuối cùng rụng ... lìa đời - Chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa b. Giôn-xi vượt qua cái chết - Chiếc lá thường xuân vẫn còn sau một đêm mưa to gió rét -> Sức sống mãnh liệt, bền bỉ. - Suy nghĩ, hành động : tự cho mình là tệ, xin cháo, sữa, ngồi dậy, mượn gương, hi vọng vẽ vịnh Na-plơ -> Khát khao sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp (Sự sống đã hồi sinh) - Giôn-xi chiến thắng bệnh tật -> Nghị lực, tình yêu cuộc sống có thể giúp con người chiến thắng bệnh tật - Nghệ thuật : Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật : tinh tế *Giôn-xi : từ tuyệt vọng, không muốn sống -> hồi sinh, muốn sống trở lại, khát khao sáng tạo nghệ thuật - Tác giả: Cảm thông, chia sẻ, yêu thương, trân trọng ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 30 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung II. Tìm hiểu văn bản (tiếp) - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại - Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng * HĐ cá nhân; máy chiếu; HS nhận xét, đánh giá chéo ? Tìm chi tiết miêu tả thái độ, hành động của Xiu đối với Giôn-xi? ? Cảm nhận được tình cảm gì của Xiu với bạn? ? Vậy Xiu là người như thế nào? * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; máy chiếu; các nhóm NX, đánh giá - Trả lời câu hỏi c,d - Giảng: bức tranh chiếc lá sinh động, giống y như chiếc lá thật ( đánh lừa được cả hai cô họa sĩ); được vẽ bằng tấm lòng, sự hi sinh cao cả của người vẽ;cứu sống một con người) - GV chốt ? Em hiểu thế nào là NT chân chính và nghệ sĩ chân chính? - GV bình ? Qua phân tích, em thấy cụ Bơ-men là người như thế nào? ? Qua nhân vật Xiu và nhân vật cụ Bơ-men. Tác giả cho chúng ta thấy điều gì? ? Thái độ của tác giả? * HĐ cá nhân - KT động não; máy chiếu; GV nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu e (Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, tuyệt vọng, chờ chết-> sống vui vẻ trở lại - Cụ Bơ-men: sống khỏe mạnh-> chết vì sưng phổi -> Hai sự việc bất ngờ đối lập nhau) ? Truyện kết thúc bằng lời kể của ai? ? Vì sao tác giả không để Giôn-xi nói gì? - GV kết luận: ? Cách kết thúc truyện như vậy có tác dụng gì? ? Nhận xét chung về cách kết thúc truyện chiếc lá cuối cùng? - Liên hệ một số tác phẩm của O. Hen-ri * HĐCN- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện? * HĐCN HĐ cá nhân - GV hướng dẫn: chọn nhân vật, ấn tượng sâu đậm về nhân vật (hành đông., tính cách…), ảnh hưởng của nhân vật đến thái độ, cách ứng xử của em đối với cuộc sống. 2.2 Tình nghệ sĩ- tình người a. Nhân vật Xiu - Khi Giôn xi bị ốm: - Sợ sệt nhìn cây thường xuân - Phải kéo mành lên: làm theo một cách chán nản - Khuyên nhủ, động viên: Em thân yêu… đến chị -> Quan tâm, lo lắng, cố níu kéo sự sống của Giôn-xi - Khi sự sống của Giôn-xi hồi sinh: nấu cháo, pha sữa, lấy gương, xếp gối -> Hết lòng thương yêu, chăm sóc bạn => Nhân hậu, giàu tình yêu thương b. Nhân vật cụ Bơ-men - Thăm Giôn-xi: nhìn ra ngoài chẳng nói năng gì. -> Lo lắng, đồng cảm - Hành động: âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió khủng khiếp đúng vào lúc chiếc lá cuối cùng rụng xuống -> Hành động dũng cảm, cao cả, xả thân vì người khác (-)NT: Sắp xếp tình tiết khéo léo-> tạo sự bất ngờ, thú vị - Kết quả: - Giôn-xi được cứu, cụ Bơ-men chết - Bức tranh được coi là kiệt tác - Hình tượng chiếc lá -> Bức tranh chiếc lá là tác phẩm NT chân chính => Cụ Bơ- men là nghệ sĩ chân chính , cao thượng, hi sinh thầm lặng vì người khác (*) Tình yêu thương cao cả, sự vị tha của những con người nghèo khổ - Tác giả: trân trọng, ngợi ca 3. Kết thúc truyện - Nghệ thuật: Đảo ngược tình huống hai lần -> Gây bất ngờ, tạo sự hấp dẫn - Truyện kết thúc bằng lời kể của Xiu, không để Giôn-xi nói gì thêm (-) Kết thúc mở -> Tạo dư âm cho truyện * Kết thúc độc đáo, hấp dẫn 3. Tổng kết - Nội dung: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật. - Nghệ thuật: Đảo ngược tình huống truyện → gây bất ngờ và hứng thú cho ng đọc. * Bài tập * Hướng dẫn học tập về nhà - Học bài, phân tích được nhân vật Giôn-xi; Xiu và cụ Bơ-men - Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình nghệ sĩ, tình người giữa các nhân vật trong truyện - Tìm đọc một số tác phẩm của O Hen-ri - Chuẩn bị: Bài 8 (tiếp) - Sưu tầm các từ ngữ địa phương - Lập dàn ý cho đề bài ở bài tập 2 - Dự kiến em sẽ đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm ntn vào bài văn Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 8: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (tiết 3) Tiết 31 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân; máy chiếu; HS nhận xét, đánh giá chéo *HĐ nhóm- KT phòng tranh; máy chiếu; GV, HS nhận xét, đánh giá Bài tập 2. a. Từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em cha bố mẹ mẹ ông nội ông nội bà nội bà nội ... b. Một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương - cha - mẹ - thím - chú, bác - anh cả - cố - chị - chú (chồng em gái của cha); bác (chồng chị gái của mẹ). - bọ, bố, tía, thầy - u, bầm, bu, má - mự (NA) - cậu - anh hai - cụ - ả - dượng Tiết 32 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: Phương pháp rèn luyện theo mẫu, dạy học hợp tác; vấn đáp - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác * HĐ cả lớp - Thực hiện yêu cầu BT1 ? Dựa theo cách lập dàn ý trên, hãy lập dàn ý cơ bản cho văn bản Cô bé bán diêm. * HĐ cặp - KT dạy học hợp tác; máy chiếu; các cặp NX, đánh giá chéo ? Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”. Bài tập 1 b. * Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và hình ảnh cô bé bán diêm. * Thân bài: Diễn biến sự việc + Không bán được diêm + Sợ không dám về nhà + Tìm chỗ tránh rét + Vẫn bị gió rét hành hạ + Bật diêm để sưởi, mỗi làn bật diêm lại mơ thấy những hình ảnh mộng tưởng đẹp đẽ; diêm tắt, em lại trở về với thực tại phũ phàng * Kết bài: Cô bé bán diêm đã chết vì giá rét. Bài tập 2 * Mở bài: Giới thiệu sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện * Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện - Câu chuyện diễn ra ở đâu, khi nào, với ai? - Câu chuyện diễn ra ntn? Sự việc, chi tiết nào khiến em xúc động ( Kết hợp miêu tả: tả quang cảnh diễn ra câu chuyện, miêu tả người bạn Biểu cảm: tình cảm, thái độ của em) * Kết bài: kết cục của câu chuyện và cảm nghĩ của em. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: thuyết trình - Năng lực: giao tiếp * HĐCL (dành cho lớp 8B) - Sưu tầm bằng cách: - Hỏi người thân, những người có hiểu biết về ngôn ngữ… - Hs có thể sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin, sưu tầm làm tài liệu. * HD học ở nhà - Hoàn thiện phần BT vận dụng - Tích cực hoàn thành BT phần E - Chuẩn bị: Bài 9 - Đọc A, dự kiến câu trả lời - Đọc VB, trả lời câu hỏi phần :tìm hiểu vb - Ôn tập kiến thức VB, TV, TLV (từ đầu năm đến nay) chuẩn bị tốt cho bài KT giữa kì. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………...……………………………………………………………………............... .......................................................................................................................