Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Châu Đại Dương. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Bài 24: Châu Đại Dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

- Biết xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Châu Đại Dương.

- Hiểu được một số  đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương.

- Giải thích được những đặc điểm thành phần dân cư châu Đại Dương

- Vận dụng để tìm hiểu về nền kinh tế châu Đại Dương.

  1. Kĩ năng.

- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu

- Kĩ năng  trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực

- Giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

  1. Thái độ.

- Ý thức bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường .

-  Yêu thích môn học tìm hiểu thế giới xung quanh ta qua các tư liệu

  1. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Phầm chất: Sống tự chủ, yêu thương.

- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tư duy sáng tạo, phân tích lược đồ,lát cắt địa hình, sử dụng ngôn ngữ,….

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Bài “ Châu Đại Dương” xoay quanh 4 nội dung chính:

  • Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí.
  • Khám phá một số đặc điểm tự nhiên.
  • Tìm hiểu về dân cư.
  • Tìm hiểu về kinh tế.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

- Phương pháp – kĩ thuật: Dạy học hợp tác, đàm thoại, nêu và giải quyết - vấn đề

- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, phân tích lát cắt địa lí,trình bày 1 phút, ...

- Phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Phương tiện – thiết bị: máy tính, máy chiếu,…

- Hình ảnh, lược đồ về Châu Đại Dương.

  1. Học sinh

Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp,

Phương pháp: Quan sát tranh ảnh địa lí.

Thời gian: 3 phút.

- GV chiếu 1 số hình ảnh về Châu Đại Dương.

- GV đặt câu hỏi:

? Nêu những hiểu biết của em về châu Đại Dương?

 

Hoạt động chung

HS trả lời.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp, sử dụng lược đồ, …

Phương pháp: hướng dẫn sử dụng lược đồ,  dạy học hợp tác.

Thời gian: 30 phút

- GV chiếu lược đồ tự nhiên CĐD.

- GV đặt câu hỏi:

? Châu Đại Dương bao gồm các bộ phận nào?

? Xác định vị trí, giới hạn của châu Ô-xtray-lia, các đảo lớn và chuỗi đảo của Châu Đại Dương?

? Nhận xét về vị trí địa lí, giới hạn cửa Châu Đại Dương?

*Kĩ thuật: Chỉ lược đồ.

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, đọc kênh chữ, hoàn thành bảng trong SHD/tr32.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt câu hỏi:

? Tại sao lục địa Ô-xtray-li-a được bao bọc bởi TBD nhưng lại hình thành nhiều hoang mạc?

? Thiên nhiên châu ĐD đem đến thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế

- GV chuẩn hóa kiến thức.

Hoạt đông cá nhân

HS quan sát.

HS trả lời, xác định trên lược đồ.

 

 

Hoạt động chung.

HS trả lời.

 

 

 

 

Hoạt động nhóm

HS quan sát lược đồ, đọc kênh chữ, trả lời, thảo luận, trình bày, bổ sung.

 

 

Hoạt động cặp

HS thảo luận, trả lời

 

Hoạt động chung

HS trả lời

1. Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí.

- Diện tích 8,5 triệu  km2

- Châu Đại Dương gồm:

+ Lục địa Ô - xtrây- li- a.

+ Quần đảo Niu Di – len.

+ 3 chuỗi đảo san hô và núi lửa( mê-la-nê-di ; Mi-cro-nê-di ; Pô=li-nê-di)

 

- Nhân xét: Châu Đại Dương là châu lục có diện tích nhỏ nhất, nằm giữa TBD mênh mông.

2. Khám phá một số đặc điểm tự nhiên.

( Phiếu học tập số 1)

 

 

 

 

 

 

- Do có đường chí tuyến đi qua, ảnh hưởng của dbl và chắn gió của địa hình.

 

 - Thuận lợi: nhiều TN như rừng, biển

- Khó khăn: gió bão, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường, hoang mạc hóa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác,  phân tích lát cắt địa lí

Phương pháp: Quan sát hình ảnh địa lí

Thời gian: 10 phút.

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 9/SHD-35 và hoàn thành PHT số 2.

Hoạt động cặp đôi

HS thảo luận, trả lời.

 

Hướng dẫn về nhà - 2 phút.

- Học bài, hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị mục 3. đặc điểm dân cư – xã hội.

+ Đọc SHD, trả lời các câu hỏi.

Phiếu học tập số 1

Đặc điểm tự nhiên

Lục địa Ô-xtray-li-a

Các đảo và quẩn đảo.

Địa hình

Có độ cao trung bình thấp, phần lớn là hoang mạc.

Phần lớn là đảo núi lửa và san hô

Khí hậu

Có sự phân hóa mạnh.

+ Phía bắc: Nhiệt đới.

+ Phía Nam: ôn đới.

Nóng ẩm, điều hòa ( trừ Niu Dilen: ôn đới )

Khoáng sản

Vàng, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên…

Niken, sắt, dầu mỏ, đồng,…

Sinh vật và các tài nguyên khác

- Động vật độc đáo: Thú có túi, cáo mỏ vịt.

- Hơn 600 loài bạch đàn

Rừng mưa với rừng dừa phát triển xanh tốt tạo thành “ thiên đàng xanh”.

Thiên tai

Hoang mạc hóa

Bão nhiệt đới, ô nhiễm môi trường biển.

Phiếu học tập số 2

       

 

Các yếu tố

Miền Tây

Miền Trung tâm

Miền Đông

 

1) Dạng địa hình

Cao nguyên

Cây nguyên Tây Ôxtrâylia

- Đồng bằng

- Đồng bằng Trung tâm

- Núi cao

- Dãy núi Đông nhiệt đới Ôxtrâylia

 

2) Độ cao địa hình

700 - 800m

200m

1000m

 

3) Đặc điểm địa hình

- Chiếm 2/3 S lục địa

-  Tương đối bằng phẳng

- Giữa: Sa mạc lớn

- Phía Tây nhiều hồ Ây Rơ = 8884m2

S. Đác-linh

- Chạy dài hướng B-Ndài 3400km sát ven biển

 

4) Đỉnh núi lớn, độ cao

 

 

 

Đỉnh Rao-đơMao cao 1600m

 

Tiết 2.

Ngày dạy:   ....../4/2020.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp,…

Phương pháp: Vấn đáp.

Thời gian: 5 phút.

- GV đặt câu hỏi:

? Trình bày hiểu biết của bản thân về dân cư – xã hội của CĐD?

Hoạt động chung

HS trả lời

 

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC .

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học,  tính toán, sử dụng ngôn ngữ, bản đồ, bảng số liệu….

Phương pháp: sử dụng số liệu thống kê, kĩ thuật: đặt câu hỏi.

Thời gian: 38 phút.

- GV yêu cầu hs phân tích bảng 1/SHD-33.

- GV đặt câu hỏi:

? So sánh diện tích, số dân, mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị của CĐD so với thế giới?

? Nhận xét mật độ dân số của Ô-xtray-li-a, Niu Dilen với CĐD? Nhận xét sự phân bố dân cư.

 

 

 

 

? Nêu đặc điểm thành phần dân cư của CĐD?

- GV nhận xét,  chuẩn kiến thức.

Hoạt động cá nhân

HS phân tích BSL.

HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

Hoạt động chung.

HS trả lời

3. Tìm hiểu về dân cư.

- Số dân: 37 triệu người.

- Mật độ: 4 người/km2 -> thấp nhất thế giới.

- Tỉ lệ dân thành thị: 69% -> cao

- Ô-xtrây-li-a và Nui Di-len:

+ Mật độ dân số của Ôxtraylia(3%) ít hơn của Niu Di len (16%) là 13% và chiếm 7,7% so với thế giới

+ Tỉ lệ dân thành thị của Ôxtraylia (82%) cao hơn tỉ lệ dân thành thị toàn thế giới 11% và thấp hơn NiuDilen 4%

=>  Dân cư phân bố ko đều.

* Thành phần dân cư:

- Người bản địa: chiếm 20%

+ Người Ô -xtra-lô- it.

+ Mê-la-nê-diêng.

+ Pô - li-nê-diêng.

- Người nhập cư: chiếm 80%

+80% người gốc Âu (đông nhất)

+  Người gốc Á

Hướng dẫn về nhà - 2 phút.

- Học bài.

- Chuẩn bị mục 4. tìm hiểu về kinh tế.

+ Đọc SHD, trả lời các câu hỏi.

+ Tìm hiểu về du lịch ở Ô-xtray-li-a.

 

             

 

Tiết 3.

Ngày dạy..... /4/2020.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp, …….

Phương pháp: Vấn đáp

Thời gian: 3 phút.

- GV đặt câu hỏi:

? Nếu em là hướng dẫn viên du lịch? em hãy giới thiệu các địa điểm du lịch hấp dẫn ở Châu Đại Dương?

Hoạt động chung

HS trả lời

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, hợp tác, sử dụng lược đồ, bảng số liệu, so sánh,….

Phương pháp: dạy học hợp tác, xử lí số liệu thống kê, chỉ lược đồ.

Thời gian: 30 phút.

- GV yêu cầu học sinh phân tích bảng 2/SHD-35.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, - GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 3. ( Thời gian: 5phut)

- GV gọi địa diện trình bày

- GV chuẩn kiến thức. ( HS tự đánh giá).

- GV đặt câu hỏi:

? Nhận xét và so sánh về trình độ phát triển kinh tế Ôxtrây-lia và 4 quần đảo còn lại?

 

Hoạt động nhóm

HS nhận nhiệm vụ, thảo luận, trình bày, bổ sung

 

 

 

Hoạt động chung

HS trả lời

4. Tìm hiểu về kinh tế.

Phiếu học tập số 3.

 

 

 

 

=> Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, phát triển nhất: Ôxtrây-lia và Niu Di- lân.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, phân tích biểu đồ,….

Phương pháp: phân tích biểu đồ.

Thời gian: 10 phút.

- GV yêu cầu học sinh phân tích biểu đồ SHD/35.

- Thực hiện yêu cầu trong SHD, hoàn thành PHT số 4.

- GV chuẩn kiến thức.

 

Hoạt động cặp đôi

HS thảo luận, hoàn thành PHT.

 

Bài 2/SHD-35.

Phiếu học tập số 4.

Phiếu học tập số 3

Ngành

Kinh tế Ôxtrây-lia,

Niu Di - lân

Kinh tế các quốc đảo

1 - Công nghiệp

- CN đa dạng: phát triển nhất là khai thác, chế tạo máy, phụ tùng điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất

2 - Nông nghiệp

- Chuyên môn hoá: Sản phẩm lúa mì, thịt bò, cừu, sữa

- Chủ yếu khai thác thiên nhiên trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

3 - Dịch vụ

- Tỉ lệ lao động dịch vụ cao

- Du lịch phát huy tiềm năng

- Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

4 - Kết luận

Hai nước có nền kinh tế phát triển nhất

- Đều là các nước đang phát triển

 

Phiếu học tập số 4

Đặc điểm

Đac-uyn

A-li-xơ Xpring

Nhiệt độ

Cao nhất

T11,12( 300C)

T12,1 ( 29,50C)

Thấp nhất

T7 ( 280C)

17 (120C)

Lượng mưa

Mùa mưa

T11->t4

 

Mùa khô

T5-> t10

Mưa ít quanh năm

 

Nhận xét chung

Khí hậu nóng ẩm và điều hòa, mưa nhiều,tập trung vào mùa hạ.

-mùa hạ nóng.

-Mùa đông ấm áp.

-Lượng mưa trong năm thấp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.

Thời gian: 2 phút.

* Vận dụng – tìm tòi mở rộng

- Kể tên các thực vật có ở Việt Nam và Châu Đại Dương.

* Hướng dẫn về nhà.

- Học bài.

- Hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài mới: Bài 25: Tự nhiên Châu Âu.

+ Đọc SHD, trả lời câu hỏi.

 RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….