Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Châu Âu thời hậu kì trung đại. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 12 - Tiết 8,9,10,11: CHÂU ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trong lòng chế độ phong kiến. - Lý giải được nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng và trình bày được nội dung tư tưởng của phong trào này. - Trình bày được nguyên nhân, nội dung và tác động của Phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thời hậu kì trung đại. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kĩ năng so sánh đánh giá, hợp tác. 3. Thái độ: - Có ý thức đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột; trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Năng lực chung: Biết phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. - Năng lực chuyên biệt: Biết vận dụng phương pháp so sánh để thấy được sự chuyển biến từ xã hội phong kiến chuyển sang xã chủ nghĩa tư bản. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. + Phong trào văn hóa phục hưng. + Phong trào Cải cách tôn giáo. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị tranh ảnh thời kì Phục Hưng, phiếu học tập. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: ? Quan sát các hình ảnh (Hình 1,2,3 SGK). Đề cập đến những nội dung nào của lịch sử nhân loại. Em biết gì về nội dung đó? + GV tổ chức HS hoạt đông cá nhân. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Ở thế kỉ XV, nền kinh tế hàng hóa phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lý. Điều này làm cho giai cấp TS châu Âu giàu có một cách nhanh chóng thúc đẩy quan hệ sản xuất TBCN ra đời. Cụ thể ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thình xã hội phong kiến ở châu Âu GV: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. ? Đọc thông tin kết hợp quan sát tranh ảnh, hãy nêu biện pháp mà các quý tộc và thương nhân châu Âu dùng để tạo ra nguồn vốn và nhân công. GV: - Xã hội hình thành 2 giai cấp: Tư sản và vô sản - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Hoạt động 2: Khám phá về các phong trào Văn hóa phục hưng. GV: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. ? Chế độ phong kiến ở châu Âu tồn tại trong bao lâu? HS: từ thế kỉ V đến thế kỉ XV-> khoảng 10 thế kỉ. GV: tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. ? Giải thích vì sao giai cấp tư sản đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến. GV: Trong suốt 1000 năm đêm trường trung cổ chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Xã hội chỉ có trường học đào tạo giáo sĩ. Di sản của nền văn hoá cổ bị phá huỷ, trừ nhà thờ và tu viện. - Đến thế kỉ XV giai cấp tư sản châu Âu ra đời đại diện cho một phương thức sản xuất mới tiến bộ, giàu có, có vốn và có lực lượng lao động song không có quyền lợi về chính trị và địa vị xã hội, họ bị chế độ phong kiến đóng gim, ràng buộc, họ muốn tự do kinh doanh-> đấu tranh. GV: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. ? Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng ở đâu? HS: Đầu tiên là ở nước Ý rồi từ đó lan sang các nước Tây Âu khác trở thành một phong trào rộng lớn. ? Em hãy kể những tên tuổi nổi tiếng của Phong trào Văn hóa Phục hưng? HS: Tên tuổi: Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Ra-bơ-le, Đê-các-tơ, Cô-péc-níc, U. Sếch-xpia... GV: Cho HS quan sát hình 8, 12 ? Trình bày nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản thông qua phong trào văn hóa phục hưng? GV: Cho HS quan sát hình 9,10,11 ? Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng? Hoạt động 3: Tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm. ? Cho biết vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo. Nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh. HS: Đại diện nhóm HS trả lời. GV: cho các nhóm nhận xét bổ sung Cho HS quan sát hình 13 GV: Giai cấp phong kiến dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần, bóc lột nhân dân như các lãnh chúa, ngăn cấm sự phát triển của KHTN, mọi tư tưởng tiến bộ đều bị cấm đoán. ? Nêu những tác động của phong trào cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu đương thời. 1. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Quý tộc và thương nhân châu Âu cướp bóc của cải tài nguyên của các nước thuộc địa, bắt người da đen bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ. Trong nước, cướp đoạt ruộng đát của nông nô => Giàu có => Giai cấp tư sản. - Nông nô bị mất ruộng đát, nghèo đói => Người làm thuê => Giai cấp vô sản. => Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành. 2. Phong trào văn hóa phục hưng. - Nguyên nhân + Do sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hoá. + Giai cấp tư sản lớn mạnh có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, xã hội. - Phong trào Văn hóa Phục hưng: Là khôi phục những tinh hoa văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. - Nội dung: + Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến. + Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật. - Ý nghĩa: + Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến. + Mở đường cho sự phát triển văn hoá châu Âu và nhân loại. 3. Phong trào Cải cách tôn giáo. - Nguyên nhân: Sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản. - Nội dung: + Cải cách của M. Lu-thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái. + Cải cách của Can-vanh (Thụy Sĩ): Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu-thơ, hình thành 1 giáo phái mới gọi là đạo Tin lành. - Tác động: + Đạo Ki-tô bị chia thành 2 giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo mâu thuẫn và xung đột với nhau. + Làm bùng lên cuộc đấu tranh của nông dân Đức. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Câu 1: Lập bảng theo mẫu và điền những nội dung phù hợp. Các nhà Văn hóa Phục hưng Lĩnh vực Tác phẩm tiêu biểu Ph. Ra-bơ-le Văn học, Y học Gác-găng-chuy-a và Păng-ta-ruy-an Lê-ô-na đơ Vanh-xi Hội họa, kiến trúc Nàng Mo-na-li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng. N. Cô-pec-nich Thiên văn học Thuyết nhật tâm, Về sự chuyển động quay của các thiên thể. M. Xéc-van-téc Văn học Ga-la-tê-a, Truyện làm gương U. Sếch-xpia Kịch 38 vở kịch: Hăm-lét, Vua Li-a, Mắc-bét, Giấc mộng đêm hè. R. Đề-các-tơ Toán học, Triết học Tiểu luận về hình học, Về quang học, Về sao băng, Suy ngẫm về triết học tiên khởi Câu 2: Tại sao nói phong trào văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những con người khổng lồ”? - Phong trào Văn hóa Phục Hưng đã sản sinh ra các nhà khoa học, các tác gia vĩ đại với những bộ óc lớn và tư tưởng lớn đã đễ lại những tác phẩm bất hủ góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hóa của nhân loại. Câu 3: Em hiểu Văn hóa Phục hưng là gì? - Là khôi phục những tinh hoa văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: HS: hoạt động nhóm trao đổi, chia sẻ thông tin đã tìm hiểu. Câu 1: Kể tên một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam mà em biết? - Nhà thờ lớn Hà Nội, Nhà thờ Phú Nhai – Nam Định, Nhà thờ Phủ Cam – Thừa Thiên Huế, Nhà thờ Chính Tòa – Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa – Đà Lạt, Nhà thờ Chánh Tòa – Đà Nẵng, ... Câu 2: Nếu sống ở các thế kỉ XIV – XVII, em có hưởng ứng phong trào văn hóa Phục hưng không? - Có. Vì nó lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến. Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH. 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 13- Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến.