Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 7 - TIẾT 20, 21, 22, 23, 24: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua bài học học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của các nước tư bản ở Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939. - Giải thích được nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và chỉ rõ tác động của nó đối với các nước tư bản ở Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản. - Khái quát con đường nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 của các nước tư bản. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận thức và so sánh sử dụng bản đồ, biểu đồ, kênh hình, tư liệu trong học tập lịch sử kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát vấn đề lịch sử. 3. Thái độ: - Giúp học sinh thấy rõ bản chất phản động, hiếu chiến và tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, căm thù chủ nghĩa phát xít từ đó bỗi dưỡng ý thức chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, phân tích, tổng hợp, giải thích, nhận xét, đánh giá. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Các nước tư bản ở Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. + Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. + Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Bản đồ Châu Âu, châu Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh. 2. Học sinh: Xem trước các tranh ảnh minh hoạ. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Cho biết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Giới thiệu bài: Từ 1918 - 1939 ở các nước tư bản Châu Âu diễn ra cao trào CM 1918 - 1923 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít ở một số nước. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu các nước tư bản ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939. Bước 1: Tìm hiểu về tình hình các nước tư bản ở châu Âu giai đoạn 1918- 1929. GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK quan sát hình 3. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình Châu Âu có biến đổi gì? - Xuất hiện quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của ĐQ Áo, Hung. GV: sử dụng bản đồ. HS: quan sát. * Thảo luận nhóm : ? Chiến tranh để lại hậu quả gì với các nước Châu Âu? Lấy dẫn chứng? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: nhận xét GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 1 SGK. ? Sự khủng hoảng về chính trị biểu hiện thế nào? - Bùng nổ cao trào cách mạng nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động, có nơi khủng hoảng … ? Cao trào CM nổ ra đầu tiên ở nước nào? Vì sao? HS: Đức, vì bị thiệt hại nặng nhất. ? CM 11/1918 thu được kết quả gì? Hạn chế? HS: Tháng 12/1918 Đảng cộng sản thành lập. ? Cao trào CM còn diễn ra ở đâu? Kết quả? - Hung -ga-ri, và các nước châu Âu khác. - Nhiều Đảng cộng sản thành lập Hung-ga- ri, Pháp Anh, I-ta-li-a (1920) ? Quốc tế cộng sản thành lập trong hoàn cảnh nào? - Do phong trào CM phát triển mạnh. ? Quốc tế cộng sản thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Ai có vai trò quan trọng trong quốc tế thứ ba? - 3/1919. - Mác- xcơ-va - Lê-nin và đảng Bôn- sê- vích GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 2 SGK. ? Nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức? - SX công nghiệp tăng ? Năm 1924 - 1929 nền kinh tế và chính trị có chuyển biến gì? HS: -Chính trị: ổn định. - Kinh tế: phục hồi. GV: chuyển ý Bước 2: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ở châu Âu và hậu quả của nó GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát hình SGK. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào thời gian nào? Tại sao dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới ? - 1929 - 1933. - Do sản xuất chạy theo lợi nhuận. GV: sử dụng bảng 2 so sánh sự phát triển thép qua hình 4. HS: quan sát. * Thảo luận nhóm: ? Nhận xét của em về tình hình sản xuất ở Liên xô và Anh trong những năm 1929 - 1931? HS: Đại diện trình bày nhóm khác bổ sung. GV: chuẩn xác ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây hậu quả gì? Dẫn chứng? - Tàn phá kinh tế. - SX đình đốn. HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk - tr90. ? Nêu rõ tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức quan sát hình 5? HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk 67. ? Các nước tư bản đã làm gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng? - Cải cách kinh tế XH. - Hình thành chủ nghĩa phát xít. ? Chủ nghĩa phát xít ra đời ảnh hưởng thế nào đến hoà bình thế giới? Quan sát hình 6,7 SGK nhận xét? - Đẩy thế giới đứng bên bờ vực chiến tranh GV: Kết luận. I. Các nước tư bản ở Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. 1. Tình hình các nước tư bản ở châu Âu giai đoạn 1918- 1929. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Châu Âu xuất hiện các quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp. - Các nước thắng trận, thua trận đều bị suy yếu về kinh tế nước Pháp 1,4 triệu người chết, nước Đức 1,7 triêu người chết mất toàn bộ thuộc địa. - Bùng nổ cao trào cách mạng nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động, có nơi khủng hoảng.. - 11/1918 tổng bãi công ở Béc lin (Đức), - 12/1918 thành lập chế độ cộng hoà tư sản ở Đức. - Qua cao trào cách mạng 1918 - 1923 nhiều Đảng cộng sản thành lập: Hung -ga-ri, Pháp … - 3/1919 Quốc tế cộng sản thành lập ở Mác- xcơ-va - 1943 Quốc tế giải tán. - 1924- 1929 giai cấp tư sản đã củng cố nền thống trị và phát triển kinh tế. Tiêu biểu là: Anh, Pháp, Đức. 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ở Châu Âu và hậu quả của nó. * Nguyên nhân: - Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hoá ế thừa. * Hậu quả: - Tàn phá nền kinh tế ở các nước tư bản. - Sản xuất bị đình đốn, nạn thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ… - Tư bản Châu Âu thoát khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế, xã hội như Anh, Pháp. - Đức, I ta lia, Nhật đã phát xít hoá bộ máy thống trị và phát động chiến tranh chia lại thế giới. Hoạt động 2: Tìm hiểu nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 Bước 1:Tìm hiểu nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX. GV: chuyển ý. GV: treo bản đồ thế giới lên bảng: ? Em hãy xác định vị trí nước Mĩ trên bản đồ? HS: xác định. GV: mở rộng * Thảo luận nhóm: ? Tình hình nước Mĩ sau CTTGT1 có gì nổi bật? - Nước Mĩ tham gia cuộc CT muộn hơn (4/1917), & giành được nhiều lợi nhuận trong cuộc CT này, bằng cách đứng ngoài để bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến. Hơn nữa chiến tranh không lan đến nước Mĩ. Điều này làm cho nền KT Mĩ sau GT tăng trưởng cực kì nhanh chóng. Vượt xa các nước TB Châu Âu, trở thành quốc gia số một trong thế giới tư bản. GV: hướng dẫn HS quan sát4bức tranh SGK-70. ? Em có nhận xét gì về 4 bức tranh này? HS: suy nghĩ. * Bức ảnh 8, 9,10 nhiều nhà cao tầng ở Mĩ cho thấy ở phía xa là tòa nhà cao tầng được xây dựng trong những năm 20 của thế kỉ XX. Đó là 1 trong những hình ảnh cho thấy sự phồn vinh của KT Mĩ, hình 11 nhà ở của người lao động Mĩ ở những khu nhà lụp sụp một hình ảnh đối lập tương phản. ? Cho biết những thành tựu KT Mĩ trong những năm 1923-1929? - Trong những năm 23-29: công nghiệp tăng 69% (1928) vượt sản lượng toàn Châu Âu & chiếm 48% tổng SL công nghiệp toàn thế giới. - Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép, chiếm 60% dự trữ vàng của TG. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền KT Mĩ trong thập niên 20 của TK XX? ? Ngoài những biện pháp trên, nước Mĩ có những điều kiện gì để phát triển KT? - Lợi thế của Mĩ trong CTTGT1: Tham gia muộn, hầu như không bị tổn thất gì. Là nước thắng trận, Mĩ giàu lên nhờ bán được nhiều vũ khí & trở thành chủ nợ của các nước Châu Âu: (trên 10 tỉ đô la). - Tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nhân dồi dào, đất nước không bị Ct tàn phá. * GV: cho HS quan sát hình 67 (SGK-94). ? Em có nhận xét gì về đời sống của công nhân Mĩ? - Đời sống rất khổ cực, làm việc vất vả, phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột, lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố, không có những điều kiện tối thiểu để sinh sống. => Đây chính là bức tranh đối lập với cuộc sống của những nhà tư bản Mĩ. ? Qua các hình 65, 66, 67. Em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ? - Sự giàu có của nước Mĩ chỉ thuộc về 1 số người, đó là sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ. ? Tại sao nước Mĩ lại có sự phân biệt giàu nghèo như vậy? - Vì chế độ phân biệt chủng tộc của Mĩ với người da đen. Công nhân bị bóc lột nặng nề, thất nghiệp. Do đó người ta gọi đây là XH bất công. ? Trong lòng nước Mĩ nảy sinh >< gì? HS: suy nghĩ. ? Đảng CS Mĩ được TL trong hoàn cảnh nào? Tác dụng của ĐCS Mĩ đối với PTCN? GV: khái quát chuyển ý GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát hình Bước 2: Tìm hiểu nước Mĩ trong những năm 1929-1939. ? Nước Mĩ lâm vào k/hoảng kinh tế từ khi nào? Cuộc k/hoảng KT (1929-1933) diễn ra như thế nào? => Đây là cuộc k/hoảng KT lớn chưa từng thấy, làm cho nền KT, tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. * GV minh họa: ? Cuộc khủng hoảng KT 29-33 ở Mĩ thiệt hại nặng nề như thế nào? - Hàng ngàn ngân hàng, công ti công nghiệp bị phá sản. - 1932: công nghiệp giảm 2 lần so với 1929, 75% nông dân bị phá sản. - Thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp nước, số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu (1933). - Biểu tình, tuần hành “đi bộ vì đói” liên tiếp xảy ra ? Quan sát hình 12 “dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu- oóc”. Theo em, gánh nặng chủ yếu cuả cuộc k/hoảng đè lên vai tầng lớp nào? - Đè nặng lên vai GCCN, những người LĐ làm thuê, nông dân & gia đình họ. Những người thất nghiệp đã tham gia vào các cuộc đi bộ vì đói, đòi trợ cấp thất nghiệp. *Thảo luận nhóm ? Nguyên nhân nào => cuộc k/hoảng KT thế giới bắt đầu từ Mĩ? HS: đại diện nhóm trình bày. - SX ra khối lượng của cải lớn, không đồng bộ giữa các ngành. - Sức mua của dân bị hạn chế-> sự ế thừa hàng hóa “cung” nhiều hơn cầu. - Mĩ là nước KT phát triển nhanh nhất thời kì này, nhưng cũng là nước bị k/ hoảng đầu tiên, nặng nề nhất. Đọc đoạn “để đưa nước Mĩ…XH” (SGK-95). ? Để thoát khỏi k/hoảng, nước Mĩ làm gì? - Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đề ra CS mới (1932). ? Nội dung chính của CS mới là gì? HS: quan sát hình 16: ? Theo em, bức tranh nói lên điều gì? - Hình ảnh người khổng lồ, tượng trưng cho vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát ĐS kinh tế của đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của SX. Lưu thông phân phối để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc k/hoảng KT nguy kịch. ? Cho biết kết quả của CS mới? GV nêu: Mặc dù còn nhiều hạn chế, song những biến đổi của tổng thống mới là thích nghi với ĐK mới. GV sơ kết bài học: II. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939 1. Nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX. * Kinh tế: - Sau CTTG I nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số 1 của thế giới. - Năm 1928 Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành xe hơi dầu mỏ, 60% dự trữ vàng thế giới * Nguyên nhân sự tăng trưởng KT Mĩ: - Cải tiến kĩ thuật, cải tiến phương pháp sản xuất và tăng cường lao động và bóc lột công nhân. * Xã hội: - Do áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. - Tháng 5.1921 ĐCS Mĩ thành lập=>Lãnh đạo CN đấu tranh. 2. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939: * Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ. - 24.10.1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế bị chấn động dữ dội. - Năm 1932 sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929 khoảng 75% dân trại phá sản. * Chính sách mới của Mĩ: - Nội dung (SGK-95). - Kết quả: Đưa nước Mĩ ra khỏi k/hoảng. Giải quyết phần nào những khó khăn cho người lao động. + Duy trì được CĐ DCTS. Hoạt động 3: Tìm hiểu Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939. Bước 1: Tìm hiểu Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. GV: chuyển ý GV: Dùng bản đồ giới thiệu về vị trí Nhật Bản. ? Nêu những nét khái quát về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh? HS: Đọc tư liệu SGK. ? Nhận xét về tình kinh tế Nhật? - Chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh, công nghiệp tăng nhanh những bấp bênh, nông nghiệp lạc hậu. ? Tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? - Bùng nổ các cuộc đấu tranh, “Bạo động lúa gạo”, cướp kho thóc gạo chia cho dân nghèo. Trong bối cảnh đó, ĐCS Nhật thành lập, lãnh đạo phong trào công nhân. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? * Thảo luận nhóm: ? Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau? + Giống: Cùng là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận. + Khác: Mĩ phát triển rất nhanh do cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân… Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lâm vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm, bấp bênh. GV: chuyển ý Bước 2: Tìm hiểu nước Nhật trong những năm 1929-1939 ? Vì sao Nhật Bản ở châu Á mà vẫn bị khủng hoảng kinh tế? Hậu quả? HS: khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến kinh tế Nhật ? Để khắc phục tình trạng đó, giới cầm quyền Nhật đã làm gì? HS: Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh ra bên ngoài để thoát khỏi khủng hoảng ? Quá trình thiết lập chủ nghĩa phát xít ở Nhật đã diễn ra như thế nào? HS: sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát cũ của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 18,19 SGK 74 ? Nhật Bản thực hiện chính sách đối nội như thế nào? HS: Tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân. ? Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? HS: Mở rộng chiến tranh xâm lược. GV: Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp cả nước. ? Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác dụng gì? - Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật. GV: Nhật Bản là một trong những nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa chính quyền. Với việc xâm lược Đông Bắc Trung Quốc, Nhật đã nhen nhóm ngọ III. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. 1. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Kinh tế: phát triển trong những năm đầu. - Xã hội: + Đời sống khó khăn. + Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. Tháng 7-1920, Đảng Cộng sản thành lập. - Năm 1927, khủng hoảng tài chính kinh tế. 2. Nước Nhật trong những năm 1929 - 1939. - Khủng hoảng kinh tế, xã hội - Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền: + Đối nội: Tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân. + Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược. - Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa ở Nhật. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài tập 1: Trình bày diễn biến của cao trào CM 1918 - 1923? Bài tập 2: Trình bày hoạt động của Quốc tế thứ III? Bài tập 3: Đại hội Quốc tế cộng sản khai mạc vào ngày nào? Ở đâu? A.12/3//1920 - Béc lin. B. 3/2/1919- Pa ri. C. 2/3/1919 - Mác- xcơ- va. D. 2/3/1918 - Luân đôn. Bài tập 4: Viết các số liệu về sự phát triển của nền KT Mĩ trong thập niên 20 của TK XX vào chỗ trống? - Sản lượng Cô ng nghiệp trong những năm 1923-1929 tăng ……… (69%). - Năm 1928, SL công nghiệp Mĩ chiếm …. (48%) tổng SL công nghiệp thế giới. - Nắm …. (60%) dự trữ vàng của thế giới. Bài tập 5: Trả lời câu hỏi: - Tình hình chung của Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? - So sánh sự phát triển KT Mĩ- Nhật? - Vì sao giới cầm quyền Mĩ- Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Tìm hiểu thêm về Quốc tế cộng sản. - Chuẩn bị bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939.