Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 4- TIẾT 6, 7, 8, 9, 10: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CHỦ YẾU THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Qua bài học, học sinh đạt được. 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu các cuộc CM tư sản thế kỉ XIX. ở một số nước với hình thức khác nhau thống nhất Đức, I ta li a, cải cách nông nô ở Nga. - Biết được những nét chính về các nước tư bản chủ yếu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. - Giải thích được nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân dẫn tới cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích đánh giá sự kiện. 3. Thái độ: - Có thái độ bất bình đối với ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đồng tình với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại những bất công trong xã hội. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Phân tích, so sánh đánh giá sự kiện, tái tạo kiến thức, liên hệ thực tế…. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. + Các nước Anh Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. + Phong trào công nhân thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Bản đồ thế giới, khu vực Mĩ la tinh. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cách mạng công nghiệp ở Anh thu được kết quả gì ? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Giới thiệu bài: Bước sang thế kỉ XIX các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Với nhiều hình thức phong phú, các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đã xác lập sự thống trị của CNTB trên phạm vi thế giới, tạo điều kiện cho CNTB mở rộng sự xâm chiếm các thuộc địa đồng thời bóc lột hết sức tàn bạo đối với giai cấp công nhân. Chúng ta sẽ tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản này qua nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. GV: khái quát khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX giàu tài nguyên và khoáng sản bị thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm làm thuộc địa. ? Tại sao thế kỉ XIX phong trào dân tộc dân chủ ở Châu Âu, Mĩ phát triển? HS: sự phát triển của CNTB ở Mĩ la tinh đã thúc đẩy phát triển dân chủ dâng cao tấn công vào chế độ phong kiến, cùng với đó sự suy yếu của TD TBN và BĐN. GV: dùng lược đồ khu vực Mĩ La tinh XIX. ? Quan sát lược đồ lập bảng thống kê các quốc gia tư sản ở khu vực Mĩ La tinh? HS: suy nghĩ. ? Các quốc gia tư sản ở châu Mĩ La Tinh ra đời có tác dụng gì tới châu Âu? - Thúc đẩy phong trào châu Âu tiếp tục phát triển. GV: dùng lược đồ giới thiệu: Năm 1848- 1849 CMTS tiếp tục phát triển mạnh ở Châu Âu trước tiên ở Pháp rồi lan sang các nước Đức, Ý, Bỉ.. ? Vì sao cách mạng tư sản lại tiếp tục diễn ra ở châu Âu? HS: Pháp cách mạng tư sản 1789 chưa triệt để cần tiếp tục cách mạng tư sản. - Đức, I ta li a chế độ phong kiến còn tồn tại phải tiến hành cách mạng ? Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng giai cấp tư sản châu Âu có chịu khuất phục? HS: không chịu khuất phục tiếp tục cách mạng. ? Các cuộc cách mạng ở Đức, Ý, Nga diễn ra dưới hình thức nào? HS: Ở I ta li a 1859- 1870 hình thức đấu tranh quần chúng. + Ở Đức 1864- 1871 hình thức chiến tranh qua con đường giai cấp quý tộc Phổ. + Ở Nga 1861 hình thức cải cách chế độ nông nô *Thảo luận nhóm/ cặp: ? Cách mạng ở Đức, Ý, Nga hình thức khác nhau nhưng có điểm gì chung? HS: đại diện cặp trình bày cặp khác bổ sung GV: chuẩn xác GV: chuyển ý. GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK. ? Vì sao CNTB phát triển càng thúc đẩy các nước tư bản đi xâm chiếm thuộc địa? HS: nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh, Pháp trở nên cấp thiết khiến chính phủ các nước này đẩy mạnh việc xâm lược. ? Dựa vào lược đồ đánh dấu các nước bị thực dân phương Tây xâm lược? HS: suy nghĩ ? Qua bản đồ em thấy hầu hết các nước bị xâm lược thuộc châu lục nào? HS: châu Phi. ? Tại sao tư bản phương Tây lại đẩy mạnh xâm lược ở khu vực này? HS: giàu có tài nguyên chế độ phong kiến đang suy yếu.... GV: kết luận. I. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. a. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX. - Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế CNTB cộng với tác động cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nhân dân các nước thược địa khu vực Mĩ la tinh nổi dậy lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha giành chính quyền về tay mình thành lập các quốc gia Cô lôm bi a, Ác hen ti na, Chi lê, Vê nê xu ê la.. - Năm 1830 phong trào cách mạng lại nổ ra ở Pháp sau đó nhanh chóng lan sang các nước Bỉ, Đức, I ta li a, Ba Lan… làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu và đế quốc Áo- Hung. - Ở I ta li a 1859- 1870 dưới sự lãnh đạo của quý tộc tư sản hóa người anh hùng dân tộc Ga ri ban đi thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Áo thống nhất thành vương quốc I ta li a. - Ở Đức 1864- 1871giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt phổ lãnh đạo nhân dân tiến hành thống nhất đất nước. - Ở Nga 1861Nga hoàng A lếch xan đrơ II ban bố sắc lệnh giải tán nông nô. → Các cuộc cách mạng đều mở đường cho CNTB phát triển. b. Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi. - Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh, Pháp trở nên cấp thiết khiến chính phủ các nước này đẩy mạnh việc xâm lược đối với phương Đông đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á. - Tại Châu Phi các nước Anh, Pháp, Đức, I ta li a, Bỉ… cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa của thực dân phương Tây Hoạt động 2. Tìm hiểu về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK. ? Giữa thế kỷ XIX kinh tế Anh phát triển thế nào? - Cách mạng công nghiệp khởi đầu sớm nhất, đứng đầu thế giới về công nghiệp. ? Cuối XIX kinh tế Anh có gì đáng chú ý? HS: Công nghiệp phát triển chậm hơn Mỹ, Đức.. ? Tại sao kinh tế Anh phát triển chậm hơn Mĩ, Đức? HS: Do công nghiệp phát triển sớm. ? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa? HS: để kiếm lời hơn là đầu tư trong nước. ? Sự phát triển chủ nghĩa đế quốc ở Anh biểu hiện thế nào ? HS: nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời ?Em cho biết Tình hình chế độ chính trị nước Anh như thế nào? HS: 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. GV: tuy có 2 đảng khác nhau ,thậm chí có chính sách mâu thuẫn nhau song đều là các đảng phục vụ quyền lợi cho gc tư sản, chống lại nhân dân. Việc 2 đảng thay nhau cầm quyền qua bầu cử chỉ là thủ đoạn của gc tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân. ? Em cho biết chính sách đối ngoại của Anh? HS: suy nghĩ. ? Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Anh là gì? GV: dùng bản đồ thế giới chỉ cho h.s rõ thuộc địa của Anh. Các thuộc địa: Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi,Ca-na-đa… GV: chuyển ý. ? Sau 1871 tình hình kinh tế ở Pháp như thế nào? Tại sao? - Nhịp độ phát triển công nghiệp chậm do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, phải bồi thường chiến tranh và diễn ra cách mạng vô sản. - Do nghèo tài nguyên hơn các nước tư bản khác nên tư sản Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển công nghiệp trong nước. ? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Pháp tụt xuống vị trí thứ tư thế giới? HS: bị chiến tranh tàn phá bồi thường chiến phí cho Đức ? Đầu thế kỷ XX nền kinh tế Pháp ra sao? - Một số ngành CN mới: Điện, hoá chất, chế tạo ô tô…Các công ty độc quyền và ngân hàng xuất hiện → Các công ty độc quyền ra đời tạo điều kiện để Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN. ? Chính sách xuất cảng tư bản của Pháp có gì khác Anh? - Anh: đầu tư vào khai thác một số ngành kinh tế ở thuộc địa để thu lợi nhuận. - Pháp: cho vay lãi để thu lợi nhuận. GV: gọi HS đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr 40. GV: đọc lời nhận xét của Lê - nin. ? Em cho biết tình hình chính trị Pháp như thế nào? GV: Thi hành chính sách đàn áp, chạy đua vũ trang. Tăng cường xâm lược. GV: sử dụng bản đồ thế giới, chỉ các thuộc địa của Pháp. + Châu Phi: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xca… + Châu Á: Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia và một số đảo trên Thái Bình Dương. GV: kết luận. GV: Chuyển ý. ? Sau năm 1871 kinh tế Đức phát triển thế nào? Lấy dẫn chứng? HS: 1871 kinh tế Đức đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ. ? Vì sao nền công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng như vậy? HS: giành nhiều quyền lợi từ Pháp áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. ? Chủ nghĩa đế quốc Đức hình thành như thế nào? HS: Công ty độc quyền luyện kim, than đá, điện hóa chất. ? Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức? HS: suy nghĩ. ? Chính sách đối nội của Đức ra sao? HS: Phản động: trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tích cực chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh xâm lược. ? Chính sách đối ngoại của Đức ra sao? * Thảo luận cặp đôi/ nhóm: ? Nêu đặc điểm đế quốc Đức và giải thích? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nước Đức chuyển sang giai đoạn ĐQCN khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh và Pháp => giới cầm quyền đức hung hãn đõi dùng vũ lực để chia lại thị trường. GV: tổng hợp ý kiến. GV: chuyển ý. ? Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Mỹ phát triển thế nào? Lấy dẫn chứng? HS: - Đều. - Công nghiệp gấp đôi Anh và bằng 1/2 Tây Âu (1894). * Thảo luận nhóm/ cặp: ? So sánh sự phát triển của các nước đế quốc Anh Pháp Đức Mĩ có điểm gì giống nhau và khác nhau? HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - Giống nhau: mở đường cho CBTB phát triển -Khác nhau: Kinh tế các nước tư bản phát triển không đồng đều ? Tại sao công nghiệp Mỹ phát triển nhanh? - Vì tài nguyên phong phú, thị truờng rộng lớn, kỹ thuật tiên tiến, đất nước hoà bình lâu dài… ? Các công ty độc quyền ở Mỹ được hình thành như thế nào? - Đứng đầu các công ty là những ông vua:” “Vua dầu mỏ” , Vua thép, “vua ô tô” Pho… GV: các công ty độc quyền ở Mỹ đuợc gọi là các tơ rớt . ví dụ vua dầu mỏ Rốc- pheo- lơ ra đời khoảng những năm 60 của thế kỷ XIX . Năm 1872 ,do khủng hoảng kinh tế, hàng loạt công ty khai thác dầu mỏ bị phá sản công ty Gim-prô-mên giàu lên vì sự khánh kiệt của các công ty khác, Giôn- Rốc phe-lơ là 1 trong 12 triệu phú sáng lập nên công ty trên. Công ty này không từ một thủ đoạn nào để cạnh tranh tiêu diệt các công ty khác như: tấn công vũ trang, đánh mìn các công xưởng, đốt cháy các tháp khoan… cuối cùng các công ty nhỏ bị công ty Rốc-phe-lơ nuốt chửng. GV: cho HS quan sát Hình 1tranh đương thời về quyền lực của các tổ chức độc quyền... Thảo luận nhóm: ? Tổ chức độc quyền Tơ-rớt của Mỹ có gì khác với hình thức độc quyền Xanh-đi-ca ở Đức? HS: Đại diện nhóm trình bày. - Về hình thức độc quyền có sự khác nhau song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột gc công nhân và nhân dân lao động. + Xanh-đi-ca: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh, liên hiệp các công ty yếu→ thành công ty lớn kinh doanh theo chỉ đạo chung. + Tơ-rớt: tổ chức độc quyền dựa trêncơ sở cạnh tranh, tiêu diệt các công ty khác. ? Nông nghiệp Mĩ phát triển như thế nào? Tại sao? ? Tình hình chính trị Mỹ có gì giống và khác Anh? HS: suy nghĩ. ? Hiện nay tổng thống Mỹ là ai ? - Tổng thống Donald Trump. ? Chính sách đối ngoại của Mỹ thể hiện như thế nào ? - Tăng cường bành trướng khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung -Nam Mĩ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la. GV: sử dụng bản đồ. HS: chỉ bản đồ khu vực Mĩ xâm chiếm. → Giới cầm quyền Mỹ cũng thể hiện tính chất thực dân, tham lam thuộc địa như các nước đế quốc Tây Âu. GV: Dựa vào lược đồ địa lí về sản xuất công nghiệp các nước Anh Pháp Đức Mĩ so sánh sản xuất công nghiệp của các nước trên. GV: chuyển ý. 2. Các nước Anh Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. a. Anh. * Kinh tế: - Trước năm 1870 Anh đứng đầu thế giới về sản xuất sau 1870 công nghiệp phát triển chậm hơn Mỹ, Đức. - Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm máy móc thiết bị dần lạc hậu, giai cấp tư sản Anh chỉ chú trọng đầu tư vào thuộc địa để kiếm lời hơn là đầu tư trong nước. - Đầu thế kỷ XX nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời chi phối nền kinh tế đất nước. * Chính trị: - Chế độ quân chủ lập hiến, với 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. - Đối ngoại: Anh đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Đến 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần dân số nước Anh bấy giờ gấp 12 lần thuộc địa của Đức. → Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân. b. Pháp. * Kinh tế: - Trước 1870 công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới. Từ 1870 công nghiệp phát triển chậm, xếp thứ 4 thế giới. - Nguyên nhân: bị chiến tranh tàn phá bồi thường chiến phí cho Đức. - Đầu thế kỷ XX một số ngành phát triển: Khai mỏ, luyện kim đường sắt, ô tô. - Nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp trong lĩnh vực ngân hàng. - Pháp đầu tư cho các nước tư bản chậm tiến vay => Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. * Chính trị: - Sau 1870 nền cộng hoà thứ III thiết lập, chính phủ thi hành chính sách đàn áp nhân dân, xâm lược thuộc địa. Vì vậy Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới. 3. Đức. * Kinh tế: - Trước năm 1870 công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp) Sau khi thống nhất 1871 kinh tế Đức đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ. => Sự phát triển của công nghiệp Đức đã dẫn đến tập trung tư bản cao độ, giành nhiều quyền lợi từ Pháp áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. - Cuối XIX ra đời các Công ty độc quyền luyện kim, than đá, điện hóa chất, → Đức chuyển sang giai đoạn ĐQCN * Chính trị. - Đức là nước quân chủ lập hiến theo thể chế nhà nước liên bang do quý tộc liên minh với tư bản độc quyền lãnh đạo. * Đối nội. - Đề cao chủng tộc Đức đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực chạy đua vũ trang. * Đối ngoại: - Đức là nước đế quốc trẻ khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi có nhiều vốn, nguyên liệu, thị trường những thứ này ở châu Á, châu Phi rất nhiều đã bị các đế quốc già Anh, Pháp chiếm hết. Đức dùng vũ lực chia lại thị trường. → Đức là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến. d. Mỹ. * Kinh tế: - Trước năm 1870 công nghiệp đứng thứ 4 thế giới sau Anh, Pháp, Đức. - Sau năm 1870 công nghiệp Mĩ phát triển mạnh vươn lên vị trí số 1 thế giới sản phầm cồn nghiệp luôn gấp đôi Anh và bằng 1/2 Tây Âu (1894). Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến tập trung tư bản cao độ nhiều công ty độc quyền lớn vua dầu mỏ” Rốc phe lơ, “vua thép” Mooc gan, “vua ô tô” Pho,… chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. - Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu áp dụng phương thức canh tác hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thức trong nước, xuất khẩu thị trường châu Âu. * Chính trị: - Đề cao vai trò tổng thống. - Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà thay nhau cầm quyền thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản. - Đối ngoại: tăng cường bành trướng khu vực Thái Bình Dương. Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào công nhân thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. GV: yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK. ? Giai cấp công nhân hình thành sớm nhất ở đâu? Tại sao? HS: Ở Anh. ? Đời sống của giai cấp công nhân như thế nào? Lấy dẫn chứng? - Làm việc 14 – 16h. - Ăn ở tồi tàn… GV: yêu cầu học sinh quan sát H2. ? Hãy cho biết đối tượng lao động trong bức tranh là ai? HS: lao động trẻ em. ? Em có nhận xét gì về điều kiện và công việc lao động của các trẻ em này? HS: Điều kiện làm việc tồi tàn tối tăm trong hầm mỏ, phải đẩy những xe than nặng. GV: Mở rộng. HS: Đọc dòng chữ nhỏ sgk. *Thảo luận nhóm: ? Tại sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? HS: suy nghĩ. ? Em hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em hiện nay? HS: được chăm sóc, được bảo vệ, được đi học, vui chơi, học hành…. ? Cuối thế kỷ XVIII ở Anh diễn ra sự kiện gì đáng chú ý? HS: suy nghĩ. ? Tại sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc? HS: suy nghĩ. ? Qua hành động trên em nhận xét gì về nhận thức của giai cấp công nhân lúc bấy giờ ? HS: nhận thức còn hạn chế. ? Hành động này sau còn lan nhanh sang các nước nào? HS: Pháp, Đức, Bỉ.... ? Phong trào đấu tranh của công nhân đầu thế kỷ XIX là gì ? *Thảo luận cặp đôi: ? So với phong trào đấu tranh cuối thề kỷ XVIII, phong trào đấu tranh của công nhân đầu thế kỷ XIX có gì đổi mới hơn? HS: bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập công đoàn bảo vệ mình. ? Trong quá trình đấu tranh giai cấp công nhân thành lập ra tổ chức gì cho mình? HS: công đoàn bảo vệ mình. ? Việc thành lập công đoàn có ý nghĩa như thế nào? HS: bảo vệ quyền lợi người lao động. ? Theo em tổ chức công đoàn ngày nay còn tồn tại không, nêu một vài hoạt động của t/chức này? HS: suy nghĩ. GV: chuyển ý sự phát triển của CNTB ngày càng mạnh khiến cho mâu thuẫn giữa gc tư sản>< vô sản càng gay gắt…=> Phong trào đấu tranh của gc công nhân ngày càng mạnh. ? Em hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của gc công nhân ở Pháp, Đức, Anh? HS: suy nghĩ. ? Mục đích đấu tranh của công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) là gì? HS: suy nghĩ. ? Khẩu hiệu: sống trong lao động Chết trong chiến đấu có ý nghĩa gì? HS: suy nghĩ. ? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh ở thành phố Li ông? - Tinh thần chiến đấu quyết liệt. ? Cuộc khởi nghĩa có giành được kết quả gì không? HS: suy nghĩ. ? Tại sao 1844 công nhân dệt ở Đức khởi nghĩa? HS: chống lại sự hà khắc của giới chủ. ? Nhận xét của em về kết quả và tinh thần đấu tranh ở Đức? HS: suy nghĩ. ? Phong trào đấu tranh ở Anh diễn ra? Hình thức đấu tranh ? HS: mít tinh biểu tình, đưa kiến nghị.... GV: giới thiệu và giải thích hình 25 sgk lịch sử 8 ? Kết quả đấu tranh như thế nào? HS: phong trào bị dập tắt. ? Em nhận xét gì về tính chất, mục tiêu của phong trào Hiến chương? HS: suy nghĩ. *Thảo luận cặp đôi: ? Tại sao các phong trào đấu tranh của gc công nhân trong giai đoạn này đều thất bại ? ý nghĩa ? HS: Thiếu tổ chức. Chưa có đường lối chính trị. GV: nhận thấy những bế tắc của phong trào công nhân một số nhà lí luận cách mạng lỗi lạc đã soạn thảo tuyên ngôn của Đảng cộng sản và từ đó giúp cho các phong trào của gc công nhân đi đến thắng lợi… tiết sau tìm hiểu tiếp. ? Đồng minh những người cộng sản được thành lập như thế nào? HS: suy nghĩ. GV: giải thích đồng minh những người cộng sản. HS: quan sát hình 28 – sgk lịch sử 8. GV: giới thiệu hình 28 và giải thích. ? Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? - Là chính đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế. HS: đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr32. ? Em nêu nội dung của tuyên ngôn? - Có lời mở đầu và 4 chương. - Nêu rõ quy luật phát triển của XH loài người. - Nêu rõ vai trò của giai cấp vô sản. Thảo luận nhóm: ? Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời có ý nghĩa như thế nào? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: chốt ý thảo luận. ? Giai đoạn 1848 – 1849 và đến 1870 phong trào có gì đáng chú ý? Lấy dẫn chứng? HS: chế độ tư bản thắng lợi đối với CĐ PK trên phạm vi thế giới. ? Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào? Thời gian nào? HS: công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước mít tinh ? Trình bày những hoạt động của Quốc tế thứ nhất? HS: truyền bá học thuyết Mác, thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. GV: Để giảm bớt mâu thuẫn trong nước và ngăn cản sự phát triển nước Đức thống nhất. Pháp tuyên chiến với Phổ. HS: suy nghĩ. ? Tại sao Pháp tuyên chiến với Phổ? HS: suy nghĩ. ? Cuộc chiến tranh này có thu được kết quả gì không? HS: thua trận quân đội chưa được huấn luyện thiếu vũ khí trang thiết bị… ? Trước tình hình đó nhân dân Pa ri đã làm gì? HS: - 4/9/1870 nhân dân Pa ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na pô lê ông III. GV: Như vậy thành quả của cách mạng đã rơi vào tay giai cấp tư sản ? Trước tình hình tổ quốc lâm nguy chính phủ vệ quốc đã làm gì? HS: - Chính phủ tư sản đầu hàng Đức. Nhân dân kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. ? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871? HS: - Mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng gay gắt. Chi e âm mưu bắt hết các ủy viên của ủy ban trung ương đại diện cho nhân dân. - 18/3/1971 Chi e cho quân đánh úp đồi Mông mác là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân nhưng cuối cùng chúng thất bại. - Âm mưu chiếm đồi Mông mác không thành Chi e cho quân chạy về Véc- xai nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa ri đảm nhiệm vai trò chính phủ lâm thời. ? Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1971? - Chi- e đánh Bắc Pa ri, nhân dân phản kháng mạnh, Chi e bị bao vây. GV: Phong trào công nhân tiếp tục lan sang các nước ở Anh, Pháp, Mĩ ? Mối quan hệ giữa công nhân và tư sản Âu- Mỹ cuối thế kỷ XIX ? - Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt. ? Mâu thuẫn đó được giải quyết ra sao? - Giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh. HS: đọc dòng chữ nhỏ tr46 – sgk ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối XIX ? - Số lượng các phong trào nhiều hơn so với thời kỳ trước công xã Pa ri 1871 - Quy mô, phạm vi đấu tranh lan rộng ở nhiều nước: Anh, Pháp, đặc biệt ở Mĩ năm 1886 có phong trào của công nhân Si-ca-gô. -Tính chất: chống tư sản quyết liệt, đòi quyền lợi kinh tế và chính trị. GV: dùng tranh: Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc 1882 . HS: quan sát tranh ? Lịch sử ngày lao động quốc tế 1-5 gắn với sư kiện lịch sử nào? ở Mĩ năm 1886 có phong trào của công nhân Si-ca-gô. ? Em có nhận xét gì về quy mô của cuộc biểu tình? HS: rộng lớn.... ? Cuộc đấu tranh này phản ánh điều g?. GV: cuối thế kỉ XIX , Mĩ và nhiều nước tư bản ở châu Âu đang từng bước quá độ chuyển sang CNĐQ . Giai cấp công nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ, họ phải làm từ 14- 16 giờ/ ngày, đồng lương rẻ mạt…=> họ vùng lên đấu tranh. Ngày 1-5-1882 hơn 8 vạn công nhân xuống đường biểu tình đòi giới chủ phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động… cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu. Cuộc đấu tranh phản ánh phong trào đấu tranh của gc công nhân đã thực sự lớn mạnh. => 1889 tại cuộc họp thành lập quốc tế hai ở Pa ri, nhất trí lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày quốc tế lao động. ? Vì sao sau thất bại của công xã Pa ri phong trào công nhân vẫn phát triển mạnh? - CNTB tăng cường bóc lột giai cấp công nhân. - Mâu thuẫn giữa giai vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. - Mác và Ăng-ghen có uy tín lớn trong lãnh đạo - Học thuyết Mác giành thắng lợi trong phong trào công nhân. - Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao. ? Sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt kết quả gì? - 1875 Đảng XH dân chủ Đức ra đời. - 1879 Đảng công nhân Pháp thành lập. - 1883 nhóm giải phóng lao động Nga hình thành. ? Đảng công nhân XH dân chủ Nga ra đời có ý nghĩa gì? - Trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào CM ở Nga. *Thảo luận nhóm. ? Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân XH dân chủ Nga là Đảng kiểu mới? HS: Đại diện nhóm trả lời. GV: chuẩn kiến thức - Đại hội này bầu ra cơ quan trung ương hình thành 2 phái: + Phái Bôn sê- víc. + Phái Men sê- víc. + Khác với Đảng Quốc tế thứ hai nó triệt để đấu tranh mang tính giai cấp, tính cộng đồng. + Chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo nguyên lý chủ nghĩa Mác. + Đảng của Lê nin dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh CM. ? Nguyên nhân dẫn tới cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907? - Cải cách nông nô 1861 để lại nhiều tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu. ? Phong trào đấu tranh 1904 diễn ra như thế nào? - Nhiều cuộc bãi công nổ ra . GV: trình bày phong trào ở Pê téc bua 1905. ? Kết quả khởi nghĩa ở Pê téc bua? - Khởi nghĩa lan nhanh khắp nơi…. ? Khởi nghĩa ở Pê téc bua có ý nghĩa như thế nào? - Thúc đẩy nông dân nổi dậy. - 6/1905 thuỷ thủ tàu Pô tem Kin khởi nghĩa. ? Tại sao cuộc khởi nghĩa 1905 – 1907 thất bại? - Thiếu kinh nghiệm đấu tranh. Thiếu vũ khí. Thiếu sự phối hợp thống nhất, không chuẩn bị kỹ. ? Cách mạng Nga 1905 – 1907 có ý nghĩa gì? - Nó là cuộc tổng diễn tập tạo nên điểm xuất phát cho CM tháng 10 – 1917. GV: Kết luận 3. Phong trào công nhân thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. a. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. - Sự phát triển của công nghiệp giai cấp công nhân sớm ra đời. ngay từ đầu họ bị giai cấp tư sản bọc lột nặng nề thường phải làm việc từ 14 đến 16h mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương thấp. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bọc lột. b. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. - Hình thức đấu tranh công nhân đập phá máy móc và đốt công xưởng đấu tranh nổ ra ở Anh sau đó là Pháp, Đức, Bỉ... - Thế kỷ XIX công nhân đấu tranh bằng hình thức: bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập công đoàn bảo vệ mình. - 1830 công nhân dệt ở Li ông Pháp đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu “sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa bị giới chủ đàn áp - 1844 công nhân dệt vùng Sơ lê din ở Đức khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ. - 1836 - 1847 phong trào Hiến chương ở Anh có quy mô tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt. → Các phong trào đấu tranh ở Anh, Pháp, Đức thất bại thiếu tổ chức, chưa có đường lối chính trị nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế tạo điều kiện cho sự ra đời lý luận cách mạng sau này. - Mác và Ăng Ghen tham gia bí mật của công nhân Tây Âu “Đồng minh những người chính nghĩa” - Tháng 2/1848 Mác Ăng ghen công bố tuyên ngôn đảng cộng sản” - Phong trào công nhân diễn ra quyết liệt: + Ở Pháp công nhân và nhân dân lao động Pa ri khởi nghĩa. + Ở Đức công nhân thợ thủ công nổi dậy. - Ngày 28/6/1864 công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước mít tinh lấy tên là “Quốc tế thứ nhất” Ngày 18/3/1871 nhân dân Pa ri khởi nghĩa giành thắng lợi. Công xã Pa ri là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. - Phong trào công nhân lan rộng ở nhiều nước Anh, Pháp, đặc biệt ở Mĩ năm 1/5/1886 có phong trào của công nhân Si-ca-gô. - 1903 Lê nin tham gia thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. Cách mạng Nga 1905- 1907 giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng và chuẩn bị cho cuộc CM XHCN 1917. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài tập 1: Khoan tròn vào trước chữ in hoa câu trả lời đúng: 1 Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở: a. Anh b. Pháp c. Đức d. Mĩ 2. Máy móc được phát minh và sử dụng trước hết trong ngành: a. nông nghiệp b. Giao thông vận tải c. Dệt d. Công ngiệp chế tạo máy Bài tập 2: Hãy xác định thời gian, tên các cuộc cách mạng, hình thức đấu tranh của các cuộc CM tư sản. 1. 1642 a. CM tư sản Nê - đéc - lan Nội chiến 2. 1789 b. CM tư sản Anh Giải phóng dân tộc 3. 1566 c. CM tư sản Mỹ Nội chiến 4. 1859 d. CM tư sản Pháp Chiến tranh giành độc lập 5. 1776 e. CM nông nô ở Nga Thống nhất bằng chiến tranh xâm lược 6. 1861 g.Vận động thống nhất I- ta-li -a Cải cách chế độ nông nô 7. 1871 h. Vận động thống nhất Đức Đấu tranh của quần chúng Bài tập 3: Hãy nối mốc thời gian bên trái với sự kiện ở bên phải để phán ánh đúng những thành tựu của cách mạng công nghiệp? 1. Năm 1764 a. Ác crai tơ Phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước 2. Năm 1769 b. Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước 3. Năm 1784 c. Giêm Ha gri vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien ni 4. Năm 1785 d. Khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên ở Anh 5. Đầu Tk XIX e. Ét mơn các rai chế tạo máy dệt đầu tiên ở Anh 6. Năm 1823 g. Nước anh sản xuất một nửa số gang thép than đá thế giới 7. Năm 1850 h. Tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế thuyền buồm Đáp án: 1-c 2- a 3- b 4- e 5- h 6- d 7- g HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức 4. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Chuẩn bị bài 5 Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây