Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bắc Sơn. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 32: BẮC SƠN (1) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Phân tích được xung đột, diễn biến hành động kịch của đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn; từ đó trình bày được ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. • Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản của những văn bản văn học nước ngoài đã được học từ lớp 6 đến lớp 9. • Hiểu và vận dụng được các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9; biết sử dụng tiếng Việt để đọc hiểu văn bản, nâng cao năng lực viết và ngược lại, tập làm văn, đọc hiểu văn bản để nâng cao năng lực tiếng Việt. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT lắng nghe và phản hồi tích cực 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc yêu cầu (mục A) - HS chia sẻ, nêu cảm nhận, bổ sung - GV nhận xét, cung cấp một số đáp án - GV đánh giá, dẫn vào bài - Gợi ý: a. Chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu đất nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. b. Vở kịch Bắc Sơn viết về tinh thần kháng chiến ; xung đột giữa những người chiến sĩ cộng sản ủng hộ KC và bọn Việt gian... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - Nêu yêu cầu ? Nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm - HS nêu, bổ sung - Chuẩn xác, đánh giá * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn đọc phân vai - Nhận xét * HĐ cá nhân, máy chiếu - Chiếu yêu cầu ? Xác định thể loại và thuyết minh đôi nét về thể loại ấy - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * HĐ cặp, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Xác định tình huống trong đoạn trích ? Nhận xét về tình huống ? Tác dụng của tình huống kịch - HS trao đổi, trình bày, bổ sung - Chuẩn xác, HS đánh giá chéo - Giảng và liên hệ với lịch sử cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn * DH cả lớp ? Xác định xung đột, mâu thuẫn trong lớp kịch - Giảng ? Em có nhận xét gì về tình huống, xung đột kịch * Hoạt động nhóm (5), KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - Chiếu câu hỏi 1. Hoàn cảnh của Thơm ntn 2. Thơm ở trong tâm trạng ntn 3. Thái độ của Thơm đối với chồng? 4. Khi biết 2 chiến sĩ CM Thái và Cửu chạy vào nhà mình, Thơm có cách cư xử ntn? Đánh giá về những ứng xử ấy. 5. Khi Ngọc về, Thơm có thái độ ntn ? Đánh giá của em về hành động của Thơm 6. Qua sự chuyển biến của Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì? - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - Chuẩn kiến thức, GV- HS đánh giá - Giảng, bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), quê ở Hà Nội + Sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và lịch sử, là nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. - Tác phẩm: + Văn bản được trích hồi bốn vở kịch ”Bắc Sơn”, được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích + Đọc phân vai + Tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung văn bản - Thể loại: kịch nói + Khái niệm: kịch là loại hình NT ngôn từ, dùng ngôn ngữ trực tiếp, cử chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống + Phân loại kịch + Cấu tạo 1 vở kịch II. Phân tích 1. Tình huống và xung đột kịch - Tình huống: + Cuộc khởi nghĩa thất bại, giặc lùng bắt gắt gao các chiến sĩ cách mạng. + Thái, Cửu tình cờ chạy trốn đúng vào nhà Thơm. Ngọc - chồng Thơm - chỉ điểm, dẫn đường cho giặc đột ngột về nhà -> Tình huống bất ngờ, căng thẳng => Thúc đẩy hành động kịch Bộc lộ tính cách nhân vật Thể hiện rõ mâu thuẫn, xung đột của lớp kịch - Xung đột kịch: + Giữa ta và địch + Giữa những chiến sĩ CM và bọn tay sai, bọn cướp nước -> Xung đột cơ bản + Mâu thuẫn giữa Thơm và Ngọc -> Mâu thuẫn gia đình => Tình huống đột ngột, gay cấn, diễn biến căng thẳng và hồi hộp 2. Nhân vật Thơm * Hoàn cảnh: cha, em đi theo CM bị giặc giết, mẹ phát điên, chồng làm chỉ điểm cho Pháp * Tâm trạng - Hình ảnh cha mẹ luôn ám ảnh - Nghi ngờ chồng - Chưa đủ can đảm để dứt bỏ cuộc sống hiện tại * Thái độ đối với chồng - Băn khoăn, nghi ngờ ngày càng tăng -> Nhận rõ bộ mặt phản động của chồng, luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật * Thái độ đối với CM - Che giấu Thái và Cửu vào trong buồng của mình -> Khôn ngoan, mau lẹ, quả quyết nhưng đầy mạo hiểm => Thái độ ủng hộ CM - Ngọc về: tỏ ra thân mật, khôn khéo để che mắt Ngọc -> Nhanh trí, dũng cảm, đã được giác ngộ CM, trở thành người của CM * Cách mạng dù khó khăn nhưng không thể bị tiêu diệt. CM vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng và những người trung gian. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP PP: nêu và gq vấn đề, rèn luyện theo mẫu NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT động não, máy chiếu - Nêu yêu cầu ? Phân tích hành động và tâm trạng của Thơm khi che giấu Thái và Cửu trong buồng của mình ? Qua đó, em nhận xét gì về Thơm? - HS chia sẻ, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, đánh giá - Tâm trạng: bình tĩnh nhưng vẫn cảm thấy lo lắng cho sự an nguy của 2 chiến sĩ CM - Ngọc về: tỏ ra thân mật, khôn khéo để che mắt Ngọc -> Nhanh trí, dũng cảm, đã được giác ngộ CM, trở thành người của CM D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP: nêu và gq vấn đề NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân- KT chia sẻ vòng tròn - Chiếu câu hỏi ? Từ cách xử lí của Thơm khi che giấu Thái và Cửu trong buồng của mình, theo em, những chiến sĩ CM cần có phẩm chất gì khi hoạt động CM? - HS chia sẻ, bổ sung - Nhận xét, đánh giá - Gợi ý: Cần có sự nhanh trí, dũng cảm, quyết đoán... * Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại kiến thức bài đã học + Tình huống, xung đột kịch + Nhân vật Thơm - Chuẩn bị B.2 ; C.1 + Tìm hiểu về các nhân vật : Ngọc, Thái, Cửu + Lập bảng thống kê về các tác phẩm văn học nước ngoài theo bảng SHD ______________________________________________ Ngày soạn: ... /.../20... Ngày dạy: .../.../20.. BÀI 32: BẮC SƠN (2+3) III. NỘI DUNG Tiết 157 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Trình bày những hiểu biết của em về kịch ? - HS chia sẻ, nêu cảm nhận, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * HĐ cặp, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Ngọc có tình cảm, thái độ như thế nào với vợ? Nhận xét ? Công việc của Ngọc là gì ? Ngọc có suy tính ntn trong cuộc nói chuyện với vợ? Thể hiện điều gì ? Nhận xét chung về nhân vật này - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS đối chiếu tự đánh giá * Dạy học cả lớp ? Đọc lại những lời thoại của Thái, nêu hành động của Thái ? Đánh giá về những hành động của Thái ? Cửu có thái độ gì? Tìm chi tiết biểu hiện ? Nhận xét chung về Thái và Cửu * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút ? Nhắc lại những nét chính về Nội dung và Nghệ thuật. - GV định hướng kiến thức. 3. Nhân vật Ngọc, Thái và Cửu a. Nhân vật Ngọc - Yêu chiều vợ -> Giả tạo, che giấu bản chất và tâm địa phản động, độc ác - Công việc: làm tay sai cho Pháp, truy lùng cán bộ CM - Luôn toan tính, có nhiều tham vọng, ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài => Nhiều tham vọng, xảo quyệt, phản dân hại nước b. Nhân vật Thái và Cửu * Nhân vật Thái - Ngăn không cho Cửu bắn Thơm, trấn an mọi người -> Bình tĩnh, sáng suốt, có niềm tin ở nhân dân, biết tranh thủ sự chuyển biến và giúp đỡ của nhân dân * Nhân vật Cửu - Thiếu bình tĩnh, nóng nảy, hoài nghi và thiếu niềm tin ở nhân dân, ở người khác -> Hăng hái, nhiệt tình CM nhưng thiếu chín chắn => Họ là những chiến sĩ CM dũng cảm, trung thành 4. Tổng kết - Nghệ thuật: + Thành công trong tạo dựng tình huống để bộc lộ cảm xúc. + Ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật. - Nội dung: + Tác giả đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của Thơm – từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa. C.D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG PP: nêu và gq vấn đề NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT chia sẻ vòng tròn - Yêu cầu HS chia sẻ mục D.1 - HS chia sẻ, bổ sung - Chuẩn kiến thức. * HĐ nhóm (5), KT hợp tác - Yêu cầu các nhóm thực hiện mục D.2 - HS diễn lại một lớp trong trích đoạn - Các nhóm khác nhận xét, góp ý - Đánh giá, tuyên dương những nhóm chuẩn bị và diễn tốt. 1. Quan Âm Thị Kính: kịch hát (ca kịch) – bi kịch... 2. Diễn kịch E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG PP: thuyết trình NL: tự học - Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu E.1 ở nhà Tiết 158 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân, KT tia chớp - Nêu câu hỏi, yêu cầu mỗi HS kể 2 tác phẩm ? Kể tên các tác phẩm văn học nước ngoài mà em đã học từ lớp 6 -> 9? - HS chia sẻ, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Gợi ý: Lòng yêu nước, Buổi học cuối cùng, Hai cây phong, Con chó Bấc... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Dạy học cả lớp, trò chơi Hái hoa dân chủ, máy chiếu - Yêu cầu HS hái hoa, vào tác phẩm nào thì trả lời - HS bốc thăm, trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, đánh giá 1. Lập bảng thống kê STT Tên văn bản Tác giả Thể loại Nước Thế kỉ 1 Buổi học cuối cùng A. Đô - đê Truyện ngắn Pháp 19 2 Lòng yêu nước I. E-ren-bua Bút kí chính luận Nga 20 3 Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch Thơ thất ngôn bát cú Đường luật TQ 8 4 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch Cổ phong- ngũ ngôn tứ tuyệt TQ 8 5 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Thất ngôn tứ tuyệt TQ 8 6 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ Thất ngôn trường thiên TQ 8 7 Cô bé bán diêm An- đec - xen Truyện ngắn Đ.Mạch 19 8 Chiếc lá cuối cùng O. Hen -ri Truyện ngắn Mĩ 19 9 Đánh nhau với cối xay gió Xec-van-tec Tiểu thuyết TBN 16 10 Hai cây phong Ai-ma-tôp Truyện ngắn Cư-rơ-gư-xtan 20 11 Đi bộ ngao du Ru-xô NL xã hội Pháp 18 12 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Mô -li -e Hài kịch Pháp 18 13 Cố hương Lỗ Tấn Truyện ngắn TQ 20 14 Những đứa trẻ M. Go-rơ-ki Tiểu thuyết Nga 20 15 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn LPT Hi-pô-lit Ten NL văn chương Pháp 19 16 Mây và sóng Ta-go Thơ ấn Độ 20 17 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đe-ni-ơn Đi-phô Tiểu thuyết Anh 18 18 Bố của Xi -mông Mô-pa-xăng Truyện ngắn Pháp 19 19 Con chó Bấc Giắc Lân-đơn Tiểu thuyết Mĩ 20 * Hoạt động nhóm (5), KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Nêu yêu cầu ? Xác định giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nước ngoài ? - HS thảo luận, trả lời, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo 2. Giá trị ND và NT a. Giá trị nghệ thuật * NT thơ Đường: Với các tác giả: Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ. * Lối thơ văn xuôi: Ta - go. * Bút kí Chính luận: Ê - ren - bua * NT hài kịch: Mô - li - e. * Phương thức tự sự mang đậm chất trữ tình: Ai - ma - tốp; Đô - đê, Go - rơ - ki, Lỗ Tấn.... * Các kiểu văn nghị luận: Ru - xô ; Ê - ren -bua. b. Nội dung: Hiện thực và các vấn đề xã hội cơ bản, phong tục tập quán của các nước trên thế giới, ở nhiều thời đại khác nhau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP PP: nêu và gq vấn đề NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Nêu câu hỏi ? Nêu cảm nghĩ về một nhân vật đã học trong văn học nước ngoài mà em yêu quý? - HS chia sẻ, bổ sung - Nhận xét, đánh giá - Nêu cảm nghĩ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP: nêu và gq vấn đề NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ nhóm (bàn), KT động não - Nêu câu hỏi ? Các tác phẩm văn học nước ngoài bồi dưỡng cho em những tình cảm gì? - HS thảo luận, chia sẻ, bổ sung - Chuẩn kiến thức, đánh giá - Bồi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp: + Tình yêu cuộc sống, con người + Yêu điều thiện ghét cái ác. + Có thái độ sống đẹp... E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG PP: thuyết trình NL: tự học - Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu E.2 ở nhà * Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại kiến thức bài đã học + Các tác phẩm VHNN + Giá trị ND, NT của các tác phẩm VHNN - Chuẩn bị C.2 + Đọc bảng tổng kết + Trả lời các câu hỏi ___________________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 32: BẮC SƠN (4+5) III. NỘI DUNG Tiết 159 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: tự học * Hoạt động cá nhân - Nêu câu hỏi ? Kể tên các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS ? - HS chia sẻ, nêu cảm nhận, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài mới - Các kiểu văn bản : Tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận, hành chính-công vụ. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * HĐ nhóm (5), KT chia nhóm (ngẫu nhiên), bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi 1-4/C.2.a - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, HS đối chiếu tự đánh giá 2. Tổng kết phần Tập làm văn Câu 1 - Tự sự: dùng lời kể dựng lại diễn biến sự việc - Miêu tả: dùng lời tả giúp người đọc hình dung ra SV, hiện tượng - TM: nhằm cung cấp tri thức khách quan về SV, hiện tượng - NL: bộc lộ quan điểm của cá nhân về SV, hiện tượng, con người - Biểu cảm: cảm nghĩ về SV, con người Câu 2 - Không thể thay thế vì PTBĐ, hình thức giao tiếp, mục đích giao tiếp khác nhau Kiểu văn bản Mục đích Các yếu tố cấu tạo văn bản Tự sự Diễn biến, kết quả các sự việc Nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc Miêu tả Hình dung ra sự vật, hiện tượng Hình tượng sự vật, hiện tượng Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, thái độ Cảm xúc cụ thể Thuyết minh Nhận thức được về đối tượng Tri thức Nghị luận Thuyết phục người đọc về 1 vấn đề Lập luận, luận điểm, luận cứ Hành chính Tạo lập quan hệ XH trong quan hệ với pháp luật Trình bày theo mẫu Câu 3 - Có thể phối hợp với nhau vì ngoài chức năng thông tin văn bản còn có các chức năng khác như duy trì, tạo lập quan hệ => Không có văn bản nào chỉ sử dụng 1 phương thức biểu đạt. Câu 4 - Giống nhau: giữa các kiểu VB và TL có thể chung 1 phương thức biểu đạt. - Khác nhau: + Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học + Thể loại văn học là môi trường xuất hiện của các kiểu văn bản C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP:Thuyết trình - NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a.5,6.7 ở nhà, trao đổi cùng các bạn trong nhóm Tiết 160 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * HĐ nhóm (5), KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi C.2.b,c,e b. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học c. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh. e. Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:sgk - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, HS đối chiếu tự đánh giá 2. Tổng kết phần Tập làm văn b. Mối quan hệ giữa phần Tập làm văn và phần Văn - Có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau - Giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản, làm rõ phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. Giúp cho học sinh học tập được cách viết tập làm văn. c. Mối quan hệ giữa phần Tiếng Việt với phần Văn và TLV - Có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần. TV góp phần vào việc học tốt Văn và TLV. Vì TV cung cấp cho HS kiến thức và các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại...Từ đó giúp HS có cơ sở thấy được cái hay, cái đẹp của cách diễn đạt trong các bài văn. Cũng nhờ nắm được quy tắc dùng từ, viết câu ...nên HS viết bài TLV hiệu quả hơn. e. Văn bản thuyết minh Văn bản tự sự Văn bản nghị luận - Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng - Quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng đối tượng, trình bày theo thứ tự thích hợp - Các phương pháp thường dùng: nêu ĐN, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại - Ngôn ngữ: chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động - Diễn biến, kết quả các sự việc - Các yếu tố tạo thành VBTS: sự việc, nhân vật, tình huống... - Thường sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm nhằm làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn - Ngôn ngữ: thường sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian...tính từ để người đọc hình dung được nhân vật, sự việc một cách sinh động - Thuyết phục người đọc về 1 vấn đề - Các yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận - Luận điểm, luận cứ: rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; lập luận chặt chẽ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: nêu và gq vấn đề - NL: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cặp, KT động não - Nêu câu hỏi ? Trong văn nghị luận, em có thể kết hợp các phương thức biểu đạt nào? - HS thảo luận, chia sẻ, bổ sung - Chuẩn kiến thức, đánh giá - Khi làm văn nghị luận, ta có thể kết hợp các PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG PP: thuyết trình NL: tự học - Yêu cầu HS tìm đọc thêm các tài liệu về kiểu văn bản, phương thức biểu đạt... * Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại kiến thức bài đã học - Chuẩn bị bài 33, mục A, B.1,2 + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................