Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Xin lập khoa luật. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tiết 21
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Đọc thêm:
XIN LẬP KHOA LUẬT
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa ra đời bản điều trần
b/ Thông hiểu: Nghệ thuật lập luận trong bản điều trần
c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn bàn về những vấn đề liên quan đến pháp luật
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của bản điều trần
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thể loại điều trần trong văn học trung đại.
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về vấn đề xã hội
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản điều trần
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về pháp luật;
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc.
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
-Tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ luật pháp.
-Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm lòng trung trực của tác giả đối với
dân, với nước.
- Kĩ năng
Đọc – hiểu VB theo đặc trưng thể loại
- Thái độ:
Ý thức được mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Năng lực sáng tạo:HS đọc sáng tạo đúng yêu cầu thể loại văn bản điều trần.
-Năng lực hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
-Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, HS được giao tiếp cùng tác giả, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV .
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo- Sưu tầm tranh, ảnh về Nguyễn Trường Tộ
2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Quan điểm của nhà vua về người hiền tài như thế nào?Tác giả so sánh người hiền và thiên tử với những hình ảnh nào ?Cách so sánh như vậy có tác dụng gì ?
- Bài mới:
KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5p |
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Trường Tộ + Lắp ghép tác phẩm với tác giả - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Nguyễn Trường Tộ là một người có tài, thông thạo cả Hán học và Tây học. Ông cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng, có chủ trương canh tân đất nước thông qua luật pháp. Điều này đã thể hiện rất rõ qua bài “Xin lập khoa luật” trích “tế cấp bát điều”. |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm * GV đặt câu hỏi: Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào? -Trình bày vài nét về tác giả Nguyễn Trường Tộ ? -Trình bày xuất xứ và mục đích của bài ‘‘xin lập khoa luật’’ ? - Theo em văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Học sinh đọc tiểu dẫn SGK. 1. Tác giả: - 1830 – 1871, quê ở Nghệ An. Là người có học, tầm nhìn xa trông rộng. - Sinh thời ông có nhiều bản điều trần gửi nhà Nguyễn đề nghị thực thi việc cải cách , chấn hưng đất nước. Nhưng nhà Nguyễn hầu như không thực hiện. - Các bản điều trần thể hiện một tấm lòng yêu nước tha thiết, lập luận chặt chẽ. 2. Bài “Xin lập khoa luật”: - Trích từ bản điều trần 27, có nội dung bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, mục đích là thuyết phục triều đình cho lập khoa luật. - Điều trần: văn nghị luận chính trị xã hội, trình bày vấn đề theo từng điều từng mục. - Bố cục: + (1) Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội. + (2) Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo Nho, văn chương và nghệ thuật. + (3) Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức. |
I. Tìm hiểu chung: Vài nét về Nguyễn Trường Tộ và xuất xứ của bản điều trần (SGK).
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản Hướng dẫn đọc: Giọng khúc chiết, rõ ràng, rành mạch; chú ý các câu hỏi tu từ. Ba HS đọc 2 lần toàn bài. Nhận xét cách đọc. * HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm. GV định hướng nội dung nghệ thuật qua hệ thống câu hỏi Nhóm 1: Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao? Nhóm 2:Luật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả ? Nhóm 3:Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp? Nhóm 4 :Theo Nguyễn Tường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không? * Nhóm 1 - Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường... - Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh. Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp. Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp. mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là những nhà nước pháp quyền. * Nhóm 2 + Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước, quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không vượt khỏi luật. Làm trái luật và không nghiêm sẽ dẫn đến việc người dân coi thường pháp luật. Luật phải đề cao tinh thần dân chủ, gắn đời sống con người. + Luật còn là đạo đức, đạo đức làm người “trái luật là có tội, giữ đúng luật là đức” và “có cái đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư”. * Nhóm 3 - Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức. * Nhóm 4 - Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà nho – vốn là những người giương cao ngọn cờ đạo đức của Thánh Khổng – và chính Khổng Tử đã nhận ra cái hạn chế, chủ quan và không tưởng của giáo lí, đạo đức, nghệ thuật nếu không có luật pháp làm nền tảng; để họ nhận thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp. Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
II. Đọc–hiểu: 1. Nội dung: a. Theo tác giả, luật pháp bao gồm: - kỷ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường.. - Việc thực thi luật pháp ở các nước phương Tây rất nghiêm minh công bằng. Không ai đứng trên luật pháp, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là nhà nước pháp quyền. b. Tác giả chủ trương: - Mọi người phải có thái độ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp. - Chủ trương vậy để bảo đảm công bằng XH. c. Nho học: - Không có truyền thống tôn trọng luật pháp, chỉ nói suông, làm tốt không ai khen, làm dở không ai phạt. - Khổng Tử cũng công nhận điều này.
d. Đạo đức và luật pháp: - Có quan hệ thống nhất, đúng luật, đúng đạo đức. - Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật là trái đạo đức.
e. Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương: - Có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tâm lí, tư duy các nhà Nho vốn theo đạo Khổng - Để họ nhận ra vai trò quan trọng của luật pháp.
2. Nghệ thuật: Lập luận chặt, dẫn chứng sát thực, lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục. 3. Ý nghĩa văn bản: Bản điều trần thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. |
LUYỆN TẬP ( 2 phút)
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV cho HS làm một số câu trắc nghiệm: Câu hỏi 1: Nội dung của các văn bản điều trần là gì? a. Nói về đạo làm thầy. Câu hỏi 2: Câu văn: “Vì luật bao gồm cả kỉ cương. Uy quyền, chính lệng của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”nói về cái gì? a. Vai trò của luật Câu hỏi 3: Câu văn nào nêu lên mối quan hệ cuả luật với quan và dân? a. Bất luận hay quan dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay. Câu hỏi 4: Câu nào sau đây trực tiếp nêu lên vai trò của luật đối với con người và đời sống xã hội? a. Nếu luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Câu hỏi 5: Điều trần thường do ai viết? Viết cho ai? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
ĐÁP ÁN [1]='c' [2]='c' [3]='d' [4]='b' [5]='a' |
VẬN DỤNG ( 5 phút)
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: So sánh điểm giống và khác trong nghệ thuật lập luận giữa Chiếu dời đô và Chiếu cầu hiền.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
- Giống: Lí - tình kết hợp, không chỉ đơn thuần là mệnh lệnh quan phương, thuyết phục và xúc động lòng người; những vẫn đề trọng đại với non sông đất nước, triều đại; thể hiện tầm nhìn xa rộng và tấm lòng vì nước vì dân của bậc minh vương thánh đế. Khác: ở Chiếu dời đô là việc thuyết phục chủ trương di dời thủ đô. Ở Chiếu cầu hiền là việc động viên, kêu gọi và sử dụng người hiền tài.) |
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài Xin lập khoa luật -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
- Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap
|
- Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài -Gv chốt lại: Tầm quan trọng của việc lập khoa luật. |
- Chuẩn bị bài: THỰC HÀNH NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG |