Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tiết 22

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

Đọc thêm:

THỰC HÀNH NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Xác định nghĩa của từ trong trường hợp từ chuyển nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa

b/ Thông hiểu: nghĩa của từ trong việc lĩnh hội và tạo lập văn bản

c/Vận dụng thấp: Phân tích hiệu quả nghĩa của từ trong sử dụng

d/Vận dụng cao:Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, một đoạn trích văn xuôi.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu tìm hiểu nghĩa của từ trong văn bản

b/ Thông thạo: sử dụng từ chuyển nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quendùng từ đúng nghĩa

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi dùng từ tiếng Việt

c/Hình thành nhân cách: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức:

 - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đông nghĩa.

- Có kĩ năng sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau, lĩnh hội các nghĩa của từ, kĩ năng lựa chọn từ đồng nghĩa cho thích hợp với ngữ cảnh.

  1. Kĩ năng:

- Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.

- Lĩnh hội và phân tích sự khác biết cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi được sử dụng trong lời nói.

- Dùng theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.

  1. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu quí vốn từ và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của từ tiếng Việt

- Năng lực đọc – hiểu  các văn bản, hiểu được nghĩa của từ trong các văn bản đó;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân khi dùng từ tiếng Việt;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nghĩa của từ;

- Năng lực phân tích, so sánh nghĩa của từ trong văn bản

- Năng lực tạo lập văn bản

III. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Soạn giáo án - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .

2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành pháp luật ở những nước phương Tây như thế nào?

  1. Bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV giao nhiệm vụ: Xác định nghĩa từ Sốt trong các câu sau:

+Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay!

+Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm!

+Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ!

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay! (một dạng ốm, thân nhiệt tăng không bình thường)

Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm! (giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dừng lại)

Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ! (hiện tượng khan hiếm hàng hoá)

   - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.Tính nhiều nghĩa của từ là kết hợp của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa thường được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời chuyển nghĩa còn gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu bài mới.

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (  20 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

GV:  Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về Nghĩa của từ

GV: Nghĩa của từ là gì? Nêu các thành phần nghĩa của từ?

 

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

    1. Nghĩa của từ: Là khả năng biểu hiện về nghĩa của từ đó trong thực tế sử dụng.

2. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:

+Nghĩa biểu vật

+ Nghĩa biểu niệm

     +Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc.

I. Tìm hiểu chung:

      1. Nghĩa của từ:

      2. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:

+Nghĩa biểu vật

+ Nghĩa biểu niệm

+Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, còn có nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

GV tổng kết, thống nhất lời giải chung, nhấn mạnh kiến thức và kỹ năng chủ yếu.

GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải bằng giấy trong,

Nhóm 1

 Bài tập 1.

Nhóm1. Bài tập 1:

 - Trong câu thơ này, từ “lá” được dùng với nghĩa gốc: bộ phận của cây, ở ngọn, cành; màu xanh, mỏng, có bề mặt.

- Các trường hợp chuyển nghĩa của từ:

+ lá chỉ bộ phận cơ thể người.

+ lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

+ lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải.

+ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ.

+ lá dùng với các từ chỉ vật bằng kim loại.

- Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dang mỏng , dẹt, có bề mặt hoặc có cuống  (như lá cây).

Nhóm 2.

 Bài tập 2.

Nhóm 2.  Bài tập 2:

Đặt câu với các từ lấy bộ phận cơ thể chỉ con người:

-Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi, (tóm được một tên tù binh để khai thác tin tức)

-Ông ấy có chân trong BCH Hội Cựu chiến binh của tỉnh, (chỉ vị trí của con người)

-Anh ấy có trái tim thật nhân hậu. (người nhân hậu)

-Những vị tai mắt trong làng xã (những người có chức vụ, có quyền hành nhất định)

Nhóm 3.

 Bài tập 3.

3. Bài tập 3:

Đặt từ diễn tả cảm giác đã có sự chuyển nghĩa.

- “ Nói ngọt lọt đến xương.”

- “Giọng hỏi mới chua chát làm sao.”

- “Những đắng cay trong cuộc sống đã làm chị không còn biết khóc than khi hữu sự.”........

Nhóm 4.

Bài tập 4.

4.  Bài tập 4:

Giải thích, nhận xét cách dùng từ của Nguyễn Du.

* Từ cậy:

- Có từ nhờ là từ đồng nghĩa.

- Nghĩa chung: bằng lời nói tác động đến người khác mong họ giúp mình làm một việc gì đó.

- Nghĩa riêng:

+ cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả chắc chắn của sự giúp đỡ ấy.

* Từ chịu:

- chịu có các từ đồng nghĩa như nhận, nghe, vâng lời.

- Nghĩa chung: chỉ sự đồng ý, chấp thuận.

- Nghĩa riêng:

+ nhận: tiếp nhận đồng ý một cách bình thường; nghe,

+ vâng: đồng ý , chấp thuận của kẻ dưới đới với người trên với thái độ ngoan ngoãn, kính trọng;

+ chịu : chấp nhận theo một lẽ nào đó mà không thể từ chối dù có thể không hài lòng.

à Trong hoàn cảnh của Th.Kiều, dùng các từ cậy, chịu là thích hợp hơn.

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân

Tự làm bài 5

5.  Bài tập 5:

Chọn từ phù hợp.

- Câu a:

 + Từ “ Canh cánh”: vừa chỉ việc thường xuyên xuất hiện trong NKTT, vừa chỉ tâm tư day dứt triền miên của Bác Hồ

à Nhấn mạnh lòng yêu nước của Người.

+ Các từ khác: chỉ có giá trị nói đến tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của NKTT.

- Câu b:

+ Có thể dùng từ dính dáng hoặc liên can

+ Các từ khác không hợp về nghĩa.

- Câu c:

+Dùng từ bạn có tính chung và hợp với việc ngoại giao.

+ Các từ bầu bạn, bạn bè, bạn hữu có nghĩa khái quát và chỉ số nhiều. không phù hợp hoặc quá suồng sã.

II. THỰC HÀNH:

  

 

 

3.LUYỆN TẬP ( 5  phút)

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đặt câu với từ Hội chứng ( có sử dụng chuyển nghĩa)

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-Hội chứng miễn dịch mắc phải (SIDA).

-Hội chứng chiến tranh Việt Nam (nỗi ám ảnh, sợ hãi của các cựu binh và nhân dân Mĩ sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc).

-Hội chứng "kính thưa" (hình thức dài dòng, rườm rà, vô nghĩa, vô cảm).

-Hội chứng "phong bì" (một biến tướng của nạn hối lộ).

-Hội chứng "bằng rởm" (một hiện tượng tiêu cực: mua bán bằng cấp),...

& 4.VẬN DỤNG ( 5  phút)

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:  Giải thích nghĩa các từ sau đây:

 

-Bàn tay vàng:

-Cầu truyền hình:

-Cơm bụi:

-Công nghệ cao:

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc một thao tác lã thuật nhất định.

-Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ các lễ hội, giao lưu... trực tiếp thông qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau về cự li địa lí.

-Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng, quán nhỏ, tạm bợ.

-Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học - lã thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.

 & 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2  phút)

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

 Tìm đọc một số văn bản mang tính thông tin thời sự hằng ngày. Phân tích cách sùng từ trong văn bản đó.

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-     Ghi lại chính xác những thông tin đã tìm hiểu

-     Vận dụng kiến thức nghĩa của từ để giải nghĩa từ sử dụng trong thông tin đó.

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ

- Nắm được cách dùng các từ phù hợp về nghĩa trong câu văn, câu nói của mình.

- Làm bài tập thêm: Tìm nghĩa và phân biệt cách dùng các từ sau: yếu điểm-điểm yếu; cứu cánh- cứu hộ;

- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập VH trung đại VN”

___________________________________________________________________________