Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết từ vựng (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 10 - Tiết 48: Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Biết các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt + Biết sử dụng các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội 2. Kỹ năng: + Phát hiện và nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. + Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc, hiểu và tạo lập văn bản. 3. Đánh giá năng lực: + Giao tiếp: trao đổi + Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng phù hợp với mục đích giao tiếp. 4. Thái độ: + Học sinh có ý thức ôn tập, hệ thống kiến thức về từ vựng đã học ở THCS để trau dồi vốn từ vựng trong giao tiếp. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập * Học sinh: Nội dung ôn tập. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Hỏi đáp, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, hoạt động nhóm, thực hành có hướng dẫn, vấn đáp, + Thực hành có hướng dẫn theo tình huống cụ thể, động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về từ vựng. D.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: * Giáo viên dùng phiếu học tập kiểm tra từ 2->3 học sinh/ lớp, thu phiếu học tập và cho học sinh kết quả đúng của bài tập ? Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào ? Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… (Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu) * Đáp án: Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm”: trường từ vựng “thái độ” 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV dẫn dắt : Bên cạnh các nội dung tổng kết về từ loại Tiếng Việt hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tổng kết các hình thức để phát triển từ vựng và cách trau dồi vốn từ mà chúng ta vừa học ở chương trình ngữ văn 9, để làm tăng vốn từ vựng cũng như tăng hiệu quả khi giao tiếp. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * GV đặt câu hỏi: Gọi học sinh đọc câu hỏi. Giáo viên treo sơ đồ (bảng phụ) gọi học sinh điền vào bảng. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức ? Tìm dẫn chứng minh hoạ cho sơ đồ trên? ? Phát triển nghĩa của từ bằng cách nào? +? tìm từ đồng âm khác nghĩa ? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ không?Vì sao? (HS thảo luận nhóm) + Nếu không có sự phát triển từ ngữ thì nói chung mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày * GV gọi học sinh làm bài tập 3 ? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao? ? Nêu niệm, đặc điểm của từ mượn? ? Nêu khái niệm, đặc điểm của từ Hán Việt? ? Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? ? Em hiểu thế nào là: biệt ngữ xã hội? Nêu đặc điểm của biệt ngữ xã hội? ? Tìm 1 số từ ngữ là biệt ngữ xã hội? + Kinh doanh: vào cầu, sập tiệm, chết, bốc - GV : Làm thế nào để có thể trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ ? ? Phân tích vai trò của từ mượn (hoặc từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội) trong văn bản cụ thể? (kĩ thuật động não) ? Giải thích nghĩa của một số từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội? (Kĩ thuật khăn phủ bàn) * GV gọi học sinh đọc bài tập 2 (SGk.tr 135) ? Chọn nhận định đúng trong những nhận định trên? * Học sinh thảo luận, lựa chọn và giải thích. * Giáo viên: Vay mượn từ Hán Việt song không lạm dụng. Có lúc cần thiết:“Độc lập, tự do”( đứng 1 mình không ai quản lí), “thiếu niên tiền phong”(trẻ em đi trước) có lúc không cần: “vâng lời phụ mẫu, hiện diện 30 bạn”,… ? Chọn quan niệm đúng trong các quan niệm sau đây? ? Giải thích nghĩa của từ ngữ. Sửa lỗi dựng từ trong các câu văn cụ thể (Tham khảo bài tập 2,3- SGK/136- về trau dồi vốn từ:) * Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập số 3 Thảo luận nhóm bàn bài tập: Ghi lỗi cần sửa- nêu lí do sửa. A. Lí thuyết: I. Sự phát triển của từ vựng: 1. Điền vào sơ đồ: Các cách phát triển từ vựng 2. Ví dụ: + Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ : + Dưa (chuột) -> Con(chuột) : Bộ phận của máy vi tính. + Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ : + Tạo từ mới: Thị trường tiền tệ. + Mượn tiếng nước ngoài: Intơnet. 3. Nếu không phát triển nghĩa của từ thì mỗi từ ngữ chỉ có 1 nghĩa. Trong khi đó nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ ngày càng tăng-> số lượng từ ngữ sẽ tăng rất nhiều-> để phát triển từ vựng, mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển theo sơ đồ trên. II. Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ, Biệt ngữ xã hội : Khái niệm Đặc điểm + Từ mượn: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn Hán + Biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị + Từ Hán Việt: Là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm theo cách của người Việt + Là 1 kết hợp chặt chẽ giữa 2 tiếng trở lên, trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa. + Mỗi tiếng trong từ Hán Việt đều có nghĩa tương đương với một từ điển thuần Việt. + Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm xã hội công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. + Tính chính xác + Về nguyên tắc, trong 1 lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm. + Thuật ngữ không có tính biểu cảm + Biệt ngữ xã hội : Bao gồm các đợn vị từ vựng, từ ngữ cố định, các quán ngữ,…được sử dụng trong phạm vi tập thể xã hội nhất định. + Thường không mang tính tiêu cực vì mọi người có thể hiểu được. III. Trau dồi vốn từ: 1. Các hình thức trau dồi vốn từ: + Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là 1 việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. + Tìm hiểu để biết thêm về những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi vốn từ. B. Luyện tập: * Phân tích vai trò của từ Hán Việt trong văn bản cụ thể. Ví dụ: “Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ”. + Giang sơn: Núi sông->Tăng sắc thái biểu cảm * Giải thích nghĩa của một số từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. Ví dụ: + Thanh minh: Tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo. + Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. * Trứng: Điểm 2. * Trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt Bài tập số 2(II) ( SGK- 135) + Không chọn a vì vay mượn ngôn ngữ khác để làm giàu ngôn ngữ chính mình là hiện tượng phổ quát cho tất cả ngôn ngữ thế giới. + Không chọn b vì vay mượn từ ngữ là nhu cầu tự thân của mỗi ngôn ngữ, trong đó có Tiếng Việt. + Không chọn d vi ngày nay vẫn phải vay mượn -> làm phong phú vốn từ => chọn c ( đã giải thích ở phần b) Bài tập số 3(II) (SGK-136) + Các từ: săm, lốp, ga, phanh,…mượn ngôn ngữ Châu Âu để Việt hoá hoàn toàn, chỉ còn 1 âm tiết. + Các từ ra-đi-ô, a xít,…mượn song chưa được Việt hoá, mỗi từ còn cấu tạo bằng nhiều âm tiết Bài tập số 2(III) ( SGK- 136) + Chọn b * Bài tập số 2(V) ( SGK- 136) 1. Giải nghĩa từ: + Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành. + Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo hộ, bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh hàng hoá nước ngoài. + Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua. + Đại sứ quán: Cơ quan đại điện chính thức và toàn diện của 1 nhà nước ở nước ngoài. Bài tập số 2(V) ( SGK- 136). Sửa lỗi dùng từ: a. Thay bằng từ “béo bở” (lĩnh vực mới ít cạnh tranh thu được lợi nhuận cao). ( khác “béo bổ”: cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể) b. Thay bằng từ “tệ bạc”: lạnh lùng, nhạt nhẽo, dửng dưng, vô cảm, không có trước có sau. (khác với “đạm bạc”: ít, sơ sài) c. Thay bằng từ “tới tấp”: liên tiếp, dồn dập (khác với “tấp nập”: đông vui, sống động, liên tiếp) 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau + Ôn tập lại kiến thức đã hệ thống. + Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng ( hay không được sử dụng) trong văn bản đó. + Chuẩn bị bài: " Đoàn thuyền đánh cá" ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, bố cục, phương thức biểu đạt, phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản theo câu hỏi SGK) PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: cảnh hoàng hôn trên biển Khổ thơ Chi tiết Nghệ thuật Khổ 1: Tác dụng của chi tiết NT nhóm 2: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi Khổ thơ Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng của chi tiết NT Khổ 2: Cảm nhận ( Tinh thần lao động, tư thế) nhóm 3: Ước mơ của người đánh cá: Khổ thơ Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng của chi tiết NT Khổ 2: Cảm nhận ( khát vọng, tình cảm của ngư dân)