Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập tiếng việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 14 - Tiết 68 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( Các phương châm hội thoại... Cách dẫn gián tiếp) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Nhận biết, hiểu các phương châm hội thoại + Nhận biết, hiểu xưng hô trong hội thoại + Nhận biết, hiểu lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kỹ năng: + Nắm khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe tích cực, đọc hợp tác, học theo nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tốt trong giao tiếp cũng như viết văn bản. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị máy chiếu, máy tính * Học sinh: Đọc trước bài, ôn kiến thức, bảng nhóm. C. Phương pháp: + Ôn tập nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ ôn tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: tạo tình huống có vấn đề - Thời gian: GV yêu cầu HS đóng tiểu phẩm cho phần khởi động " Người ăn xin" & " Lợn cưới áo mới". GV dẫn dắt vào bài: Chúng ta vừa theo dõi hai tiểu phẩm thuộc hai phương châm hội thoại khác nhau. Hôm nay cô trò ta sẽ ôn lại các PCHT và cách xưng hô trong HT, cách chuyển lời dẫn TT sang lời dẫn gián tiếp để giúp giao tiếp của mỗi cá nhân có hiệu quả. Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung A Lí thuyết: GV đặt câu hỏi: Nêu các phương châm hội thoại đã học và khái niệm của chúng? Phương châm về lượng + Khi giao tiếp cần có nội dung Nội dung lời nói phải đúng với yêu cầu giao tiếp (không thừa, không thiếu) Phương châm về chất Khi giao tiếp không nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực Phương châm quan hệ Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề Phương châm cách thức Cần nói ngắn gọn, rành mạch Phương châm lịch sự Cần chú ý đến sự lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng người đàm thoại. I. Các phươngchâm hội thoại: - Phương châm về lượng; - Phương châm về chất; - Phương châm quan hệ; - Phương châm cách thức; - Phương châm lịch sự. GV đặt câu hỏi: PCHT nào được tuân thủ và phương châm HT nào không được tuân thủ trong hai tiểu phẩm trên? Vì sao? + Tiểu phẩm: - Người ăn xin tuân thủ PCHT lịch sự vì tuy không có gì cho người ăn xin nhưng cậu bé đã thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng ông lão( cầm tay, xin ông lão tha lỗi) - Lợn cưới áo mới: vi phạm PCHT về lượng vì cả hai anh chàng nói thừa điều cần nói.( chiếc áo mới này & con lợn cưới) ? Hãy lấy VD về các phương châm hội thoại khác bị vi phạm? II. Xưng hô trong hội thoại: ? Hãy nêu 1 số từ xưng hô trong tiếng Việt ? Cách dùng chúng như thế nào? Chiếu phiếu học tập sô 1 phần chuẩn bị Làm nhóm bàn(3 phút)- nhắc cách phân nhóm trong tiết học Nhóm các từ xưng hô Từ ngữ cụ thể Cách dùng Nhóm 1: 1. Đại từ xưng hô (nhân xưng) + Tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ… + Cậu, bạn, các cậu… + Nó, hắn… - Ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 (số ít, số nhiều) Nhóm 2: 2. Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ, nghề nghiệp + Anh, em, chị, chú, bác, cô + Thủ trưởng, giám đốc, công nhân, cô giáo,… + dùng theo quan hệ trên, dưới, + nghề nghiệp Nhóm 3: 3. Danh từ chỉ tên riêng + Hoa, Lan… + Nam, Hải,… + Dùng để gọi, xưng tên ? Nhìn bảng thống kê em hãy cho biết trong T v thường dùng từ ngữ xưng hô nào và cách sử dụng nó ra sao? 1. Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt, Cách dùng: * Từ ngữ xưng hô: 1. Đại từ xưng hô ; 2. Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ, nghề nghiệp; 3. Danh từ chỉ tên riêng. * Cách dùng - Dùng theo ngôi 1,2,3 - Dùng theo quan hệ trên dưới, ngề nghiệp. - Dùng để gọi tên, xưng tê 2. Lí do chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô: Dùng từ ngữ xưng hô phù hợp hiệu quả giao tiếp sẽ cao. ? Vì sao ta cần lựa chọn từ ngữ xưng hô? ( Dùng từ ngữ xưng hô phù hợp thì hiệu quả gt sẽ ntn? Vd với người lớn tuổi ta xưng mày tao có dc không?- xưng hô như vậy sẽ không có hiệu quả trong giao tiếp- coi là hỗn láo) ? Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? III Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp + Nhắc lai nguyên vẹn lời người khác (đúng ý, nguyên văn lời) + Để sau dấu (:) và “…” + Nhắc lại lời hay ý người khác không cần nguyên vẹn (có thể điều chỉnh) + Không dùng dấu “…”, có thể thêm “rằng, là…” HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: VD minh họa của 2 lời dẫn chúng ta sẽ để phần luyện tập B Luyện tập: Chiếu 3 câu chuyện trong SGV/206: phiếu HT số 2: ba câu chuyện trên màn hình. 1 Bài tập về PCHT: Chỉ rõ phương châm HT không được tuân thủ và giải thích lí do? * Phiếu học tập 2 Nhóm ND tình huống PC vi phạm Lí do vi phạm 1 Câu chuyện 1: Sóng 2 Câu chuyện 2: Nói có đầu có đuôi 3 Câu chuyện 3: Con rắn vuông * Phân tích: ? Trong các câu chuyện PCHT nào được và PC nào không được tuân thủ? Vì sao? (Câu chuyện 1: Sóng theo KN vật lí là gì?Điện từ trường lan truyền trong không gian " Sóng" - Xuân Quỳnh? tên bài thơ viết về những con sóng từ ngoài biển khơi được tạo ra do gió tác động vào nước. ? Như vậy câu trả lời của học sinh có liên quan đến nhau? Không-> Vi phạm PC nào?) Câu chuyện 2: ? Nhận xét về cách thức nói của tên đầy tớ? Nói ngắn gọn hay dài dòng? Vì nói dài dòng nên xảy ra hậu quả gì? áo của ông chủ cháy một miếng to.PC nào không được tuân thủ? Câu chuyện 3: Người chồng nói về con rắn vuống dài và rộng bằng nhau( 40 thước). Trên thực tế có con rắn nào như vậy? Người nói đã vi phạm PCHT nào? nhóm bàn- 5 phút * Đáp án: Nhóm ND tình huống PC vi phạm Lí do vi phạm 1 Câu chuyện 1: Sóng PC quan hệ Nói lạc đề 2 Câu chuyện 2: Nói có đầu có đuôi PC cách thức Nói dài dòng 3 Câu chuyện 3: Con rắn vuông PC về chất Nói không đúng sự thật GV thu phiếu chấm điểm 2 Bài tập về xưng hô trong hội thoại: ? Nêu yêu cầu bài tập? (? Trong Tiếng Việt, xưng hô thường theo phương châm “ xưng khiêm, hô tốn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào ?Cho VD minh họa?) ( Trước kia ngoài cách gọi là vua ra ta còn có cách gọi nào khác thể hiện sự tôn kính? ? kẻ sĩ nghèo và) Bài tập 2 phần II/190: Nhận xét về cách xưng hô trong tiếng Việt: “xưng khiêm, hô tôn”: Ng¬ười nói x¬ưng mình 1 cách khiêm nh¬ường, gọi ng¬ười đối thoại 1 cách tôn kính. VD: - Gọi vua: Bệ hạ(xưa), - Bần sĩ ( kẻ sĩ nghèo) - Bần tăng (nhà sư nghèo) ? Phương châm này còn sử dụng cho các ngôn ngữ nào khác? ( Đây không chỉ là phương châm riêng cho Tiếng Việt mà còn là phương châm chung cho ngôn ngữ phương Đông- nhất là tiếng Hàn- Nhật- Triều Tiên, nhìn cung cách giao tiếp của những người dân nước đó ta phần nào cũng hiểu được cách xưng hô của họ- về nhà HS tìm hiểu cách xưng hô của họ qua phim ảnh) Kĩ năng sống ? Nêu yêu cầu bài tập? 3 Bài tập về lời dẫn trực tiếp- lời dẫn gián tiếp Bài 2 phần III/190: * Chuyển lời dẫn TT sang lời dẫn GT, phân tích sự thay đổi về từ ngữ: ? Tìm lời dẫn trực tiêp trong đoạn văn? - Quân Thanh... - Bây giờ.. Căn cứ vào đâu em xác định đó là lời dẫn TT? - Đặt trong dấu ngoặc kép - Dẫn nguyên vẹn lời của nhân vật ? Khi cùng nhắc về QT người viết đã sử dụng ngôi nào? - Ngôi 1: xưng tôi - Ngôi 2: chúa công (Ngôi 2: mày, mi, ngươi- trong trường hợp này là chúa công) ? Vậy chuyển lời dẫn TT sang gián tiếp sẽ dùng thống nhất ở ngôi ba ta sẽ chuyển ntn? + Thay ngôi kể: (ngôi 3) - tôi-> nhà vua - chúa công-> vua QT ? Ngoài việc chuyển ngôi kể ta cần thay từ ngữ để đoạn văn lô gic về thời gian. Vậy ta cần thay ntn? ( Gợi: Lời dẫn TT được đặt trong hiện tại( bây giờ). Muốn chuyển sang quá khứ ta phải thay từ nào?) + Thay từ: bây giờ-> bấy giờ ? Từ đây trong lời dẫn TT thứ 2 có cần thiết xuất hiện nữa không? Cho HS chuyển- nhóm bàn(3 phút) GV nhận xét + Bỏ từ đây Chiếu đoạn văn sử dụng lời dẫn gián tiếp: Vua QT hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua thế nào. Nguyễn thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Qt ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: Đọc văn bản sau: GV đặt câu hỏi: Lập sơ đồ về hệ thống từ xưng hô trong hội thoại HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: GV yêu cầu HS đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi: LÝ SỰ SINH VIÊN NGHÈO Một chàng sinh viên nghèo đói bụng quá không biết làm thế nào, túng làm liều chui vào một quán nước: - Cho tôi một cái bánh giò. - Có ngay! Chủ quán bê ra 1 cái bánh giò. - Bánh bao thì giá cả thế nào? - Như bánh giò. - Thế thì đổi cho 1 cái bánh bao. Chàng ăn xong cái bánh bao đứng dậy đi về. - Ơ kìa! không trả tiền à? - Tiền nào???? - Tiền bánh bao. - Nhưng tôi đổi bằng bánh giò rồi cơ mà. - Nhưng đã trả tiền bánh giò đâu - Ơ hay! nhà chị buồn cười thật, Bánh giò nhà chị vẫn ở nguyên kia, tôi có ăn đâu mà bảo trả tiền. 1. Tác giả cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào? 2. Mục đích của việc phi phạm pcht đó là gì/ 3. Hãy sáng tác 1 truyện cười dựa trên cách thức tạo ra tiếng cười ở câu chuyện trên 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: chiếu màn hình + Xem lại phần lí thuyết giờ Ôn tập. Hoàn chỉnh các bài tập + Chuẩn bị Viết bài TLV số 3 ( Xem lại các tiết lí thuyết kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Xem, lại các đoạn trích " Lặng lẽ Sa Pa ", "Làng" Các nhân vật chính, đóng vai nhân vật chính kể lại diễn biến tâm trạng," Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Chú ý kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm )