Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập tiếng việt lớp 9. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 29- Tiết 140
Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
- Mục tiêu bài dạy:
- Kiến thức:
+ Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý
- Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
+ Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.3. 3. 3. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...
- Thái độ:
+ Yêu quí và sử dụng đúng ngữ pháp Tiếng Việt.
- Chuẩn bị:
* Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức. Đọc và soạn giáo án ôn tập , tham khảo tư liệu, chuẩn bị bảng phụ
* Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
- Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...
- D. Tiến trình bài dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- 2. Kiểm tra bài cũ:
? Hàm ý khác nghĩa tường minh ở chỗ nào ?
? Đặt một cặp hội thoại trong đó có sử dụng hàm ý ?
* Đáp án:
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
+ Đặt một cặp câu có sử dụng hàm ý, cho biết nội dung hàm ý đó
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( 2 phút ) |
|
GV yêu cầu: Kể tên những bài tiếng Việt mà em đã học ở học kì 2 - HS thực hiện - GV: Ở học kì II, chúng ta đã học những đơn vị kiến thức về Tiếng Việt đó là: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, hàm ý, liên kết câu và liên kết đoạn văn. Tiết học này cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại hai đơn vị kiến thức là Khởi ngữ và các thành phần biệt lập. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
Phương pháp đóng vai: cho 1 HS lên hướng dẫn HS dưới lớp củng cố lại các đơn vị KT đã học. Nhóm 1: khởi ngữ ? Thế nào là khởi ngữ ? + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như: về, đối với. ? Lấy ví dụ về khởi ngữ ? + Về việc bếp núc của tớ thì còn phải học tập bạn rất nhiều. Nhóm 2: Thành phần biệt lập ? Thế nào là thành phần biệt lập? + Thành phần biêt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. ? Có mấy thành phần biệt lập ? + Có 4 thành phần biệt lập: 1. Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu . 2. Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (Vui, buồn, mừng, giận....); có sử dụng những từ ngữ như: Chao ôi, a, ơi, trời ơi,...Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. Nhóm 3: TPgọi đáp 3. Thành phần gọi - đáp: Là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ n gữ dùng để gọi đáp. Nhóm 4: TP phụ chú 3. Thành phần phụ chú: 4. + Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi tphần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm. - Dấu hiệu nhận biết: các thành phần đều đặt giữa các dấu: + 2 dấu gạch ngang + 2 dấu ngoặc đơn, 2 dấu phẩy.. + giữa dấu (-) và 1 dấu phẩy + sau dấu 2 chấm ? Lấy ví dụ về các thành phần biệt lập Trò chơi tiếp sức -4 phút + Có lẽ ngày mai trời sẽ không còn mưa nữa. + Trời ơi bạn thật đúng là hết thuốc chữa. + Nam ơi đi học thôi kẻo lại vào lớp muộn mất. + Hương- lớp trưởng lớp 8A1- vừa hát hay múa dẻo lại vừa học rất giỏi. * Bài tập trên phiếu học tập: ? Xác định tên gọi các thành phần biệt lập trong những câu sau ? a, Này, cậu vừa học bài vừa đọc chuyện đấy hả ? b, Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê- con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) c, Chả lẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.( Làng- Kim Lân) d, Ô tiếng hót vui say con chim chiền chiện. * Đáp án: a,Thành phần gọi đáp b, Thành phần phụ chú c, Thành phần tình thái d, Thành phần cảm thán ? Nhắc lại khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn ? + Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. + Liên kết về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn ( liên kết chủ đề); Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý (liên kết lô-gíc). + Liên kết về hình thức: Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. ? Vì sao các câu trong đoạn trích sau đây liên kết được với nhau ? Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch * Đáp án: + Đây có thể coi là đoạn văn đặc biệt gồm 6 câu đặc biệt diễn tả một cách súc tích, cô đọng cuộc ẩu đả đang xảy ra. Các câu được liên kết với nhau theo trình tự của sự việc được gọi là phép trật tự tuyến tính ? Đặt hai câu trong đó có sử dụng phép liên kết ? + Bạn Liên học rất giỏi môn toán. Còn bạn Hiền lại học rất giỏi môn Anh. + Như thường lệ chiều nay Lan sang nhà tôi học nhóm. Bạn ấy kể chuyện em trai vừa thi đỗ giải nhì học sinh giỏi Toán tuổi thơ cấp thành phố. ? Nhắc lại khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý ? + Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. * Dấu hiệu xác định: Căn cứ vào cách thức diễn đạt, vào ngữ cảnh, văn cảnh, người nói, người viết ta mới xác định được * Điều kiện sử dụng hàm ý + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý |
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: a, Khởi ngữ:
b, Thành phần biệt lập: a. Thành phần tình thái b. Thành phần cảm thán c. Thành phần gọi đáp d. Thành phần phụ chú
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn: 1, Khái niệm: a. Liên kết nội dung: + Liên kết chủ đề + Liên kết lôgic
b. Liên kết hình thức: Có những biện pháp liên kết hình thức chính như sau: + Phép lặp từ ngữ + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng + Phép thế + Phép nối
III.Nghĩa tường minh và hàm ý:
* Dấu hiệu xác định
* Điều kiện sử dụng hàm ý
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )
|
|
? Các thành phần biệt lập có chung đặc điểm nào? Tác dụng của mỗi thành phần biệt lập nói riêng? + Thành phần biêt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 1. Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu . 2. Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (Vui, buồn, mừng, giận....); có sử dụng những từ ngữ như: Chao ôi, a, ơi, trời ơi,...Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 3. Thành phần gọi - đáp: Là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi đáp. 4.Thành phần phụ chú: + Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; |
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )
|
|
? Sưu tầm các đoạn thơ, văn có thành phần biệt lập
|
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học thuộc các đơn vị kiến thức vừa ôn tập.
+ Xem lại các văn bản đã học xác định các thành phần khởi ngữ, tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú và phân tích tác dụng của các thành phần đó trong văn bản.
+ Ôn tập tiếp phần Tiếng Việt: Tham khảo làm hoàn chỉnh các bài tập trong SGK, nhận diện, đặt câu, viết đoạn văn về tác phẩm " Bến quê" - Nguyễn Minh Châu- có các thành phần khởi ngữ, tình thái.