Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 7 - Tiết 30 Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( Trích "Truyện Kiều"-Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng + Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kỹ năng: + Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại. + Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. + Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. + Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3. Phát triển năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định tìm kiếm và xử lí thông tin 4. Thái độ: + Có thái độ cảm thông với số phận người phụ nữ bất hạnh, đồng cảm và yêu thương con người. + Có ý thức học tập cách miêu tả thiên nhiên của tác giả để viết văn, lòng yêu mến, sự khâm phục tài miêu tả của Nguyễn.Du. B. Chuẩn bị * Giáo viên: Tư liệu: Truyện Kiều, Bình giảng N.văn 9, Ngữ văn 9 nâng cao, Tư liệu ngữ văn 9, .v.v...=> soạn giáo án, phóng to tranh trong sách giáo khoa, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập. * Học sinh: Học bài cũ, đọc & soạn bài mới.(Chuẩn bị theo sách giáo khoa- Đọc và tìm hiểu đoạn trích, tóm tắt nội dung, soạn bài.) C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, bình giảng, thảo luận + Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày một phút, động não, viết tích cực D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi : Đọc đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và nêu những nét chính về nghệ thuật, nội dung? * Yêu cầu: - Đọc thuộc đoạn trích. - Những nét chính về nghệ thuật, nội dung. Nội dung: + Cảnh mùa xuân đẹp & tràn đầy sức sống. Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật. + Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV dẫn dắt : Sau khi bị Mã Giám Sinh giả danh cưới nàng về làm thiếp, Kiều bị đưa về thanh lâu. Tú Bà phát hiện ra Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh liền đánh đập Kiều. Nàng rút dao tự tử nhưng chỉ bị thương nhẹ. Tú Bà sợ Kiều chết thì sẽ mất vốn, nên đã dỗ dành lo thuốc thang & cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế, thực chất là giam lỏng nàng để chờ dịp giở mưa ma chước quỷ khác, thực hiện âm mưu mới đê tiện, tàn bạo hơn. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ cho ta biết tâm trạng của nàng khi ở đây. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung bài học GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở đoạn nào của tác phẩm Truyện Kiều"? * GV hướng dẫn cách đọc: Giọng chậm, buồn thương, đồng cảm, thể hiện tâm trạng buồn tủi, cô đơn. đoạn đầu chú ý ngắt nhịp, đoạn sau đọc dồn, ngắt nhịp 2 câu 1 cặp. Nhấn mạnh các từ: bẽ bàng, buồn trông, các từ ngữ miêu tả, điệp ngữ. A. Giới thiệu chung: + Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ hai của tác phẩm. “ Gia biến và lưu lạc” B. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc- Chú thích: * Học sinh đọc 8 câu tiếp theo->1 học sinh đọc 8 câu còn lại. * Giáo viên cho học sinh nhận xét & sửa lỗi đọc cho học sinh * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích ? Giải thích như thế nào về từ “ khoá xuân, chén đồng, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai…”? ? Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích " có thực chất chỉ tả cảnh? + Tả cảnh để ngụ tình: Tả cảnh -> Bộc lộ tâm trạng, tình cảm. ? Đoạn trích được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần như thế nào?- 3 phần: + 4 câu thơ đầu: Tình cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích. + 10 câu tiếp: Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (Nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng, đối với cha mẹ) + 8 câu thơ cuối: Tâm trạng của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. ? Nhân vật Kiều được tả theo phương diện nào? + Nội tâm ? Từ đó, hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? 2. Bố cục: + 3 phần + PTBĐ: Biểu cảm (miêu tả nội tâm nhân vật). * GV gọi học sinh đọc 4 câu thơ đầu ? Kiều đang ở trong cảnh ngộ như thế nào? + Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích (lầu cao bốn bề quạnh vắng, không bóng người) ? Ở đây tác giả dùng từ “khoá xuân” theo em có phù hợp với cảnh ngộ của Kiều không? Em hiểu như thế nào về cách dùng từ ấy? + Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung. Song thực chất Kiều ở lầu Ngưng Bích là bị giam lỏng => dùng từ mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu,bi kịch của Thuý Kiều. 3. Phân tích : a. Tình cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích : - Hoàn cảnh : “Khoá xuân”. -> cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh của Thuý Kiều ; bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích Khung cảnh : + non xa trăng gần + bốn bề bát ngát, mây sớm đèn khuya + cát vàng, bụi hồng, => hình ảnh chơi vơi giữa mênh mông trời đất, cảnh bao la, hoang vắng,xa lạ và cách biệt, thiếu bóng dáng, sự sống, không sự giao lưu giữa người với người. Cảnh thực cũng có thể mang tính ước lệ gợi sự mênh mang, rợn ngợp của không gian : tâm trạng cô đơn của Kiều. ? Trong hoàn cảnh ấy, Kiều cảm nhận khung cảnh xung quanh như thế nào? + non xa trăng gần + bốn bề bát ngát, mây sớm đèn khuya + cát vàng, bụi hồng, ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”? + ? Tại sao Nguyễn Du lại viết là "non xa - trăng gần" có phải vô lý không? + Trăng ở vị trí xa hơn núi nhưng vì cảnh ban đêm trăng sáng, trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần. Núi gần hơn nhưng mờ nên có cảm giác xa hơn trăng. ? Em hãy miêu tả lại cảnh Thuý Kiều cảm nhận khi ở lầu Ngưng Bích bằng ngôn ngữ của em? + Từ lầu cao ngước mắt xa trông. Thuý kiều chỉ thấy trong tầm mắt cảnh vật được trải rộng ra mênh mông có núi, mảnh trăng ở bầu trời như gần lại với người. Nhìn xuống phía dưói, một bên là cồn cát nhấp nhô như sóng lượn, bên thì bụi đường trải dài trên dặm đường xa. Cảnh vật nối tiếp nhau như kéo dài mãi đến tận chân trời xa, không một bóng người. ? Nhận xét gì về cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích? + Cảnh đẹp rộng lớn, nhưng vắng vẻ, hiu quạnh Giáo viên: Cảnh gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa bốn bề mênh mông trời nước, bên này là dải cát vàng, bên kia gió bụi cuốn. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cảnh "non xa", "trăng gần" như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Cái lầu ấy giam 1 thân phận trơ trọi, không 1 bóng người, không 1 sự giao lưu giữa người với người. Câu thơ 3 có 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian-> cảnh hoang vắng, thiếu bóng dáng con người, ngổn ngang như những tâm sự nhiều nỗi của Thuý Kiều ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật m.tả của tác giả ở đây? + Từ ngữ chọn lọc cô đọng, xúc tích = 1 vài nét chấm phá dựng lên cả 1 bức tranh thiên nhiên toàn cảnh rộng lớn. * Từ ngữ chọn lọc cô đọng, xúc tích = 1 vài nét chấm phá dựng lên cả 1 bức tranh thiên nhiên toàn cảnh rộng lớn. ? Giữa mênh mông hoang vắng, tình cảnh và tâm trạng Kiều như thế nào? ? Cảm giác bẽ bàng là cảm giác như thế nào? ? Hình ảnh ước lệ tượng trưng: “mây sớm đèn khuya” giúp em hiểu ntn về tình cảnh của Kiều? - Bẽ bàng: cảm giác hổ thẹn, cảm giác bị người ta cười chê. - Mây sớm đèn khuya: sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thui thủi một mình, thui thủi triền miên-> cô đơn, buồn tủi ( gợi thời gian tuần hoàn khép kín của một ngày) ? Cách hiểu của em về câu "nửa tỉnh..... tấm lòng"? + Gửi một nửa vào cảnh vật, một nửa giữ trong lòng hoặc một nửa ở đây, một nửa về quê hương. * Giáo viên bình: Sớm khuya, ngày đêm Kiều thui thủi một mình, Kiều sống trong cảm giác cô đơn, buồn tủi, lẻ loi giữa chốn mênh mông đất trời. Dường như không gian càng rộng lớn, con người càng lẻ loi, cô độc trong lúc lòng mình ngổn ngang trăm nỗi: phải xa gia đình, xa người yêu, không biết cha mẹ, các em, người yêu thế thế nào. Chính vì vậy mà khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, Kiều thấy đau đớn, xót xa như thấy rằng mình bị chia cắt “nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng” - Tâm trạng : sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thui thủi một mình. ->cô đơn, buồn tủi ( gợi thời gian tuần hoàn khép kín của một ngày) "nửa tỉnh..... tấm lòng" ->Kiều chỉ thui thủi một mình, nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối, nàng đau đớn, xót xa như thấy rằng mình bị chia cắt. => cảnh đối xứng từng cặp gợi sự bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt. ? Ở đây Nguyễn Du có đơn thuần chỉ tả cảnh không + Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả, còn tâm trạng là mục đích miêu tả -> biện pháp "tả cảnh ngụ tình" tạo khung cảnh để Kiều bộc lộ tâm trạng, lấy cái rợn ngợp của không gian kết hợp sự tuần hoàn khép kín về thời gian để nói về tâm trạng, tình cảnh của mình. + Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" thể hiện nỗi cô đơn, hờn tủi, xót xa, đau đớn của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích ? Qua những câu thơ đầu tiên ta thấy hoàn cảnh của Kiều hiện nay ra sao? * Giáo viên bình: Trước thiên nhiên hoang vắng, lạnh lẽo, Kiều thật nhỏ bé, đơn độc. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Thúy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. Như 1 cô gái bị cấm cung, giam lỏng không có ai để bầu bạn, tâm sự, xẻ chia, chỉ có mảnh trăng, dãy núi phía xa, mây đèn bầu bạn, mất tự do đau khổ đến tột cùng. Càng nhìn cảnh Kiều càng nhớ tới những người thân, nàng nhớ tới những ai, chúng ta cùng theo dõi tiếp. -> tình cảnh đáng thương, tội nghiệp. * Học sinh đọc 8 câu thơ tiếp * GV chuyển ý: 8 câu thơ tiếp theo, cảnh mờ đi, để cho nỗi nhớ cồn lên xôn xao, nôn nao trong lòng Kiều b. Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: ? Trong hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi, xót xa, Thúy Kiều nhớ tới những ai ? + Trong 8 câu thơ viết về nỗi thương nhớ của Kiều được chia đều + 4 câu dành cho người yêu. + 4 câu dành cho cha mẹ ? Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ về những kỉ niệm gì ? + Dưới nguyệt chén đồng-> lời thề, kỉ niệm ? Trong ý nghĩ của Kiều, Kim Trọng hiện lên như thế nào? + Tin sương, rày trông, mai chờ-> tưởng tượng Kim Trọng đang mong ngóng Kiều, nhớ về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin nhưng cũng thật uổng công vô ích vì cuộc đời nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể. * Nhớ người yêu: + Nhớ cảnh thề nguyền, hẹn ước + Hình dung cảnh Kim Trọng ngày đêm mong đợi, cũng đang hướng về mình ? Trong hai câu thơ: “ Bên trời góc biển bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ mới cho phai” Em hiểu câu thơ này như thế nào? Có thể hiểu theo mấy cách? - Có 2 cách hiểu: + Lòng chung thuỷ, son sắt nỗi nhớ Kim Trọng không bao giờ phai nhạt dù thời gian, hoàn cảnh thay đổi. + Tấm lòng son của Kiều đó bị hoen ố biết bao giờ gột rửa được ( Kiều không còn là người con gái trắng trong xứng đáng với Kim Trọng nữa) - Bên trời góc biển bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Có 2 cách hiểu: + Lòng chung thuỷ, son sắt nỗi nhớ Kim Trọng không bao giờ phai nhạt dù thời gian, hoàn cảnh thay đổi. + Tấm lòng son của Kiều đó bị hoen ố biết bao giờ gột rửa được . ? Nhận xét lời thơ, ý thơ, hình ảnh thơ trong 4 câu thơ đó? ? Khi hình dung về Kim Trọng, Thúy Kiều nghĩ tới điều gì? + Nghĩ tới thân phận bơ vơ, trơ trọi nơi đất khách quê người. + Lời ít, ý nhiều, từ ngữ chọn lọc, giàu sắc thái biểu cảm, phù hợp tâm trạng nhân vật. ? Qua nỗi nhớ và những kí ức của Kiều về Kim Trọng, em thấy Kiều là người như thế nào? ? Những suy nghĩ của Thuý Kiều về Kim Trọng cho em biết gì về tâm trạng Kiều và tình cảm của nàng với chàng Kim? => Kiều là người con gái thuỷ chung, son sắt, nặng ân tình. => Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng. - GV đặt câu hỏi: Học xong văn bản, em rút ra những nội dung gì cần ghi nhớ? ? Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật đoạn thơ này? Nội dung chủ yếu được nhà thơ thể hiện qua đoạn trích là gì? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: * Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 96. III. Tổng kết: 1.Nội dung: - Tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích: Đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng; day dứt, nhớ thương gia đình. - Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thuý Kiều. 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. * Ghi nhớ/ SGK/ 96. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: Câu 1: Nhận định nào nói đầy đủ nhất nội dung chính của đoạn trích”Kiều ở lầu Ngưng Bích”? A: Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều B: Nói lên tấm lòng thuỷ chung , hiếu thảo của Kiều. C: Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều D: Cả A, B, C đều đóng. Câu 2: Dòng nào nói đóng nhất giá trị nghệ thuật của đoạn trích. A:Miêu tả nội tâm nhân vật rất thành công qua ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình B: Sử dụng nhiều từ láy C: Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá. D: Từ ngữ, miêu tả giàu chất tạo hình độc đáo. => Đáp án: 1- D, 2- A C. Luyện tập HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì lòng hiếu thảo với cha mẹ của lớp trẻ hiện nay HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ? Tìm những đoạn trích có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình 4. Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc đoạn trích, phân tích lại nội dung của phần vừa học. + Đọc và chuẩn bị đoạn trích còn lại: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích + Sưu tầm các đoạn trích tả cảnh ngụ tình khác trong Truyện Kiều