Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 13 - Tiết 63 Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất... + Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. 2 Kỹ năng: + Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau. + Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản. 3 Đánh giá năng lực: + Giao tiếp: hiểu và biết được cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp + Ra quyết định: biết phân tích các cách sử dụng các từ ngữ thích hợp trong giao tiếp của cá nhân 4 Thái độ: + Giáo dục thái độ, ý thức khi sử dụng các từ ngữ địa phương B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Bảng phụ, soạn giáo án * Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK, yêu cầu của giáo viên C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, phân tích tình huống, hỏi và trả lời... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: Trong T.Việt không thể thiếu các từ ngữ điạ phương. Các từ ngữ địa phương tạo nên các sắc thái riêng cho mỗi vùng miền. Khi xuất hiện trong văn bản, nó sẽ làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn hơn. Hôm nay chúng ta cùng ôn lại 1 số từ ngữ địa phương & tác dụng của nó khi tạo lập văn bản. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: * GV Sưu tầm từ ngữ đp chỉ sv, hđ,t/c...nơi mình sinh sống hoặc ở địa phương khác (trong và ngoài tỉnh)theo mẫu: + Sưu tầm từ ngữ đp QN trong tác phẩm văn học. * GV gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 ? Tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong 1 phương ngữ mà em biết những từ ngữ chỉ các sự vật, hình thái...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? * Học sinh thảo luận nhóm- ghi vào bảng nhóm- cử đại diện trình bày. * Giáo viên chọn 3 bảng- sửa chữa- nhận xét. ? Giải thích lí do những từ ngữ này không có trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? + Là những từ ngữ phù hợp với từng vùng miền. STT TỪ NGỮ TOÀN DÂN TỪ NGỮ ..... TN ĐỊA PHƯƠNG KHÁC 1 Cái bàn Bài tập 1: ( SGK- 175): Tìm phương ngữ ? a. Chỉ sự vật- hiện tượng ...không có tên trong phương ngữ khác và từ ngữ toàn dân. + Nhút: Mún ăn làm bằng sợi mớí muối trộn với 1 vài thứ khác.(Phổ biến ở Nghệ An- Hà Tĩnh) + Bồn bồn: 1 loại cây thân mền, sống ở dưới nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu( vùng Tây Nam Bộ) + Chẻo: 1 loại nước chấm + Tắc: 1 loại quả( họ quít) - Nốc: Thuyền - Nuộc chạc: mối dây - Mắc: đắt - Reo: Kích động - Sương: gánh - Bọc: các túi áo b. Từ đồng nghĩa- khác âm: Phương ngữ Bắc Bộ Phương ngữ Trung Bộ Phương ngữ Nam Bộ Bố, mẹ Giả vờ Nghiện Vừng Vào Xa Quả Cái bát Bọ, mạ Giả đò Nghiền Mè Vô Ngái Trái Cái tô, cái đọi Ba, má (tía, má) Giả bộ Nghiền Mè Vô Trái Cái chén c. Từ đồng âm- khác nghĩa: Từ p. âm Phương ngữ Bắc Bộ Phương ngữ Trung Bộ Phương ngữ Nam Bộ Nón Chỉ đồ dùng đội đầu làm bằng lá, có vòng tròn nhỏ dần lên tới đỉnh. Dùng như phương ngữ Bắc Bộ Chỉ chung nón, mũ trong ngôn ngữ toàn dân. Hòm Chỉ dụng cụ để đựng đồ Chỉ áo quan để khâm liệm xác chết Dùng như phương ngữ Trung Bộ Bắp Bắp cây, bắp chân Bắp ngô Bắp ngô Nỏ Cái nỏ, củi nỏ(khô) Không, chẳng Không, chẳng Trái + tay trái, bên trái, sai trái Quả Quả Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung * GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập 2 và đặt câu hỏi : (Kĩ thuật động não) ? Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? ? Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào? Bài tập 2( SGK-175) + Có những từ ngữ địa phương như ở phần (1a): có ở địa phương này nhưng không có ở điạ phương khác. -> Cho thấy Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán…Tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn, bằng chứng là từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều. * Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 1b và 1c và nhận xét: ? Trường hợp nào ở b,c được coi là ngôn ngữ toàn dân? (Kĩ thuật động não) * Giáo viên gợi ý bài tập 3: Khi trong các phương ngữ khác có những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm hay đồng âm nhưng khác về nghĩa thì phương ngữ Bắc thường được lấy làm cơ sở để lựa chọn từ ngữ toàn dân. Bài tập 3 ( SGK- 175) + Trong 2 bảng mẫu ở mục b, c: những từ ngữ: cá quả, lợn, ngã và cách hiểu (bị bệnh) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. -> Phương ngữ được lấy làm chuẩn của Tiếng Việt (từ toàn dân) là phương ngữ Bắc Bộ. * Lưu ý: Trong phương ngữ Bắc Bộ cũng có phương ngữ nhiều vùng miền, phần lớn ngôn ngữ thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân. * Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập. ? Tìm các phương ngữ? ( Kĩ thuật khăn phủ bàn) * Học sinh thảo luận trả lời * Giáo viên bổ sung Bài tập 4 (SGK- 176) + Những từ ngữ địa phương trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, cớ răng, ưng, mụ (thuộc phương ngữ Trung) được dùng phổ biến ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế. -> Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hình ảnh của 1 vùng quê và tình cảm suy nghĩ tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy, làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm. - “ Mẹ Suốt” là bài thơ của Tố Hữu viết về bà mẹ Quảng Bình anh hùng -> Dùng từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hình ảnh bà mẹ cụ thể ở 1 vùng quê -> làm tăng sức sống động, gợi cảm cho bài thơ. - 1 số tác phẩm: Đi đi em, Bầm ơi, Bà Bủ,… ? Tìm 1 số tác phẩm mà tác giả sử dụng phương ngữ địa phương?Chỉ rõ các từ ngữ địa phương được sử dụng trong tác phẩm đó? Thi trò chơi tiếp sức xem nhóm nào tìm được nhiều HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ?Hoàn thiện bảng về phương ngữ dưới đây? Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam Phương ngữ của địa phương em Cá quả Con lợn Ngã Mẹ Con ngan Choa mi bứt ngái Con me Bùng binh chén chiên đờn nhậu vá Bể bánh(xe) Căm(xe) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ?Sưu tầm 1 số bài thơ sử dụng từ ngữ địa phương, phân tích, tìm hiểu giá trị nghệ thuật. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập ở lớp + Chuẩn bi "Đối thoại, độc thoại ….trong văn bản tự sự" ( Đọc các ví dụ phân tích rút ra kết luận về vai trò, vị trí, của yếu tố: Đối thoại, độc thoại…trong văn bản tự sự, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các yếu tố trên)