Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 32

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 146

Tập làm văn:CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(PhầnTập làm văn)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.

+ Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương .

  1. Kỹ năng:

+ Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

+ Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.   

  1. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

 4.Thái độ:

+ Bồi dưỡng thái độ đúng đắn khi đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

  1. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Một số vấn đề đáng viết ở địa phương.

* Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn tiết 101

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, thực hành viết có hướng dẫn

+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút...

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ:

     Kiểm  tra việc chuẩn bị bài của học sinh và kết hợp kiểm tra KT học sinh  trong bài học

  1. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

- GV dẫn dắt : Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

 

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

? Nhắc lại những yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng  đời sống ?

+ Đối tượng: Những sự việc, hiện tượng của đời sống.

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết .

+ Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

* Yêu cầu:

+ Nội dung: Nêu sự việc, hiện tượng nổi bật trong thực tế đời sống ở địa phương với những chứng cứ cụ thể, nhận xét, đánh giá thoả đáng, giải pháp có căn cứ thực hiện.

+ Hình thức: Bài viết được trình bày theo bố cục ba phần chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.

 

I. Yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng  đời sống:

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhiệm vụ của chương trình:

+ Tìm hiểu thực tế ở địa phương để thấy được những sự việc, hiện tượng  có ý nghĩa, đáng chú ý.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

? Nơi em ở, trong thành phố, trong tỉnh có những vấn đề nào cần bàn bạc?

Làm nhóm- 3 phút

Nhóm 1: vấn đề môi trường

? Theo em vấn đề môi trường ở địa phương em như thế nào?

 

 

 

 

Nhóm 2: Quyền trẻ em

? Về quyền trẻ em có những vấn đề gì ?

? Các cơ quan và chính quyền địa phương, nhà trường đã có sự quan tâm đến trẻ em như thế nào?

 

Nhóm 3: vấn đề xã hội ở địa phương

? Ở địa phương vấn đề xã hội mà em biết là vấn đề gì?

 

 

? Xác định vấn đề cần viết ?

* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn ý (không nêu tên người, tên cơ quan cụ thể).

? Yêu cầu phần mở bài ?

 

 

? Phần Thân bài cần nêu những vấn đề gì ?H khá giỏi

 

 

 

 

 

 

 

? Phần Kết bài cần chôt lại vấn đề ntn ?

 

? Theo em, phần Mở bài ta cần đưa ra vấn đề ntn ?

? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì ?

 

? Phần Thân bài cần nêu những ý cơ bản nào ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Phần Kết bài em khẳng định lại vấn đề ntn ?

? Bài học em rút ra ở đây là gì ?H khá

* Yêu cầu: Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng  đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.

* Sau khi học sinh hoàn thành bài viết, giáo viên cho các nhóm tổ trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng là ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên

 

II. Luyện tập

I. Xác định những sự việc, hiện tượng  đời sống trong thực tế ở địa phương.

1. Vấn đề môi trường:

+ Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán.

+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.

+ Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ ( bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc bảo vệ môi trường biển

+ Hậu quả của việc xả rác, nước thải bừa bãi, khói bụi do các cơ sở sản xuất…

2. Vấn đề quyền trẻ em:

+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng sửa chữa trường học, giúp đỡ trẻ em khó khăn...

+ Sự quan tâm của trường: Xây dựng cảnh quan sư phạm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

+ Sự quan tâm của gia đình: Cha mẹ có làm gương hay không ? Có biểu hiện bạo hành trẻ em không ?

3. Vấn đề xã hội:

+ Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đền ơn đáp nghĩa, đức hi sinh của người lớn và trẻ em

+ Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội

III. Lựa chọn nội dung viết:

1. Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội ( Hiện tượng chơi cờ bạc)

IV. Dàn bài

A.Mở bài:

+ Giới thiệu tệ nạn xã hội nói chung, hiện tượng cờ bạc nói riêng ảnh hưởng tới đời sống, tinh thần của mỗi gia đình nói riêng, xã hội nói chung.

B.Thân bài:

+ Hiện trạng của tệ nạn cờ bạc

+ Nguyên nhân.

+ Thời gian, địa điểm.

+ Tác hại: (Đưa ra ý kiến, ví dụ)

  - Mất thời gian

  - Mất tiền của

  - Mất sức lực

  - Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình

  - Ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội

-> Ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, sự phát triển của đất nước, văn hóa của dân tộc.

C.Kết bài:

+ Khẳng định lại tác hại của hiện tượng cờ bạc.

+ Bài học

2. Vấn đề môi trường ở địa phương em (rác thải, khói bụi nhà máy, xí nghiệp)

A.Mở bài

+ Tầm quan trọng của môi trường sống

+  Khái quát những tác hại  của việc ô nhiễm môi trường

B. Thân bài

+ Giải thích ngắn gọn để làm rõ khái niệm môi trường: Đó là không khí, đất đai, nguồn nước, rừng cây...

+ Giải thích, chứng minh để thấy rõ: nếu ko bảo vệ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn lao ntn.

+ Rác thải, khói bụi nhà máy, xí nghiệp cụ thể ở địa phương ra sao

+ Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm dịch bệnh phát triển.

+  Phê phán thái độ vô trách nhiệm, thờ ơ với việc bảo vệ môi trường.

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường

+ Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

+ Với nhân dân

+ Bảo vệ môi trường là lớn lao nhưng cũng là gần gũi với mỗi người, là trách nhiệm của mỗi người.

+ Thu gom rác, giữ vệ sinh

+ Trồng cây, bảo vệ nguồn nước...

C. Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận

+ Bài học

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

? Phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội ?

 

  + Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết .

   + Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau

+ Ôn tập phương pháp làm bài.

+ Xác định lại yêu cầu đề bài, lập lại dàn ý bài số 7, giờ sau trả bài.